1. Người Do Thái quay lại đất tổ 3.000 năm trước:
Sai. Những người Do Thái tại Israel hiện nay xét về mặt chủng tộc chủ yếu đều là người châu Âu (Nga, Đức, Ba Lan…). Các nghiên cứu về gen và nhân chủng cho thấy họ chỉ có liên hệ mờ nhạt với vùng Trung Đông (mà hầu như ai ở châu Âu cũng có) + 1 số nghiên cứu của học giả Do Thái, ví dụ như Eran Elhaik cho thấy người Do Thái ở châu Âu (Askenazi Jews) có nguồn gốc Hãn Quốc Khazar hoặc vùng Tuscan, Italy.
Điều này chứng minh rằng người Do Thái sống ở Israel hiện nay (vốn chủ yếu là di dân từ châu Âu, trong giai đoạn 1880 về sau) không liên quan đến Israel 3.000 năm trước.
2. Huyền sử về vương quốc Israel.
Tất cả những gì về vương quốc Israel 3.000 năm trước đều lấy bằng chứng từ kinh Hebrew (24 cuốn kinh Tanakh). Tanakh theo như người Do Thái dám khẳng định cũng chỉ được viết từ khoảng thế kỷ 1 TCN bởi hội đồng các nhà hiền triết (Great Assembly).
Một cuốn kinh từ 2.100 năm trước viết về sự kiện 900 năm trước đó qua các câu chuyện, điển tích truyền miệng được dùng làm bằng chứng đòi đất thì cũng chẳng khác gì chuyện Trung Quốc lấy truyền kỳ về Nữ Oa hay Bàn Cổ đòi chủ quyền cả vũ trụ
3. Sau thế chiến II châu Âu không biết đổ người Do Thái đi đâu nên ném vào đất Palestine.
Sai. Việc người Do Thái châu Âu di cư vào đất Palestine đã được họ tổ chức một cách bài bản qua 5 cuộc đại di cư từ năm 1880. Họ được tổ chức Zion quốc tế (WZO) tổ chức, dàn xếp tàu thuyền, đồng thời dàn xếp chi phí đi lại, tiền mua đất từ thực dân Anh bằng nguồn tiền của các gia tộc Do Thái Âu – Mỹ như gia tộc Rothschild.
Sự kiện thành lập nhà nước Israel là kết quả của 1 kế hoạch kéo dài gần 100 năm, kết hợp giữa di dân, đấu tranh vũ trang và lobby chính trị.
4. Người Do Thái sống hòa bình với người Arab cho đến năm 1948 khi Israel ra đời thì bị các nước Arab vô duyên vô cớ nhảy vào đánh.
Sai. Trước năm 1880, người Do Thái tại Palestine sống hòa bình với người Arab Hồi giáo và Arab Thiên chúa giáo tại Palestin, cùng nhau chia sẻ đất cầu nguyện tại Temple Mount. Tuy nhiên khi người Do Thái châu Âu đến đây thì dần dà nền hòa bình mất dần do họ dùng số đông dần lấn chiếm, kể cả khu Núi Đền. Người Do Thái tại Palestine đã thành lập các tổ chức vũ trang như Haganah, Irgun và Lehi với danh nghĩa “tự vệ”. Tuy nhiên, cùng với việc “tự vệ” bằng súng đạn với bạo lực tự phát từ dân Arab tại Palestine, các tổ chức này cũng rất tích cực đánh bom, ám sát và thảm sát các làng mạc Arab với số lượng vụ việc nhiều hơn hẳn những lần bạo loạn,tấn công của dân Arab (trong đó tính cả những lần cướp bóc của người du mục Bedouin, vốn nhắm vào tất cả những người có tiền chứ không phải chỉ nhắm vào người Do Thái).