Một tác giả có thể từ chối bán quyền chuyển thể thành phim các cuốn sách của mình không?

by admin

Một tác giả có thể từ chối bán quyền chuyển thể thành phim các cuốn sách của mình không? Hoặc, liệu sách có thể chuyển thể thành phim mà không cần tác giả đồng ý hay không?

TRẢ LỜI BỞI DAVID LEONHARDT, TÁC GIẢ, BLOGGER CHUYÊN NGHIỆP.

Về cơ bản, bạn giữ tác quyền, bạn có thể quyết định trao cho ai quyền làm gì với tác phẩm của bạn.

Nếu bạn ký hợp đồng với một nhà xuất bản chứ không phải tự xuất bản sách, hãy kiểm tra kỹ xem bạn trao cho họ những quyền gì trước khi ký. Có thể bạn muốn kiểm soát tất cả, cũng có thể bạn muốn giao việc này cho nhà xuất bản.

Nếu bạn đã ký hợp đồng với bên xuất bản rồi, thì đã quá muộn để quyết định xem nên giao cho họ quyền gì. Bạn sẽ phải đọc lại hợp đồng để xem mình đã trao quyền gì cho họ.

Một câu hỏi lớn hơn là, nếu bạn quyết định trao những quyền đó cho nhà xuất bản, thì bạn còn có thể kiểm soát được vấn đề gì liên quan đến khía cạnh nghệ thuật của tác phẩm. Việc chuyển ngữ/bản quyền ở nước ngoài thì không có vấn đề gì, những chuyển thể thành phim thì lại có thể nảy sinh lắm chuyện. Ví dụ như căng thẳng giữa tác giả và bên sản xuất phim “50 Sắc Thái”.

T/N: E.L.James, tác giả 50 Sắc Thái muốn phim giống hệt sách, còn đạo diễn Sam Taylor-Johnson thì muốn có cách tiếp cận khác. Hai chị đều căng 

TRẢ LỜI BỞI WILLIAM FRANKLIN ADAMS

Tác giả có thể từ chối, nhưng còn tùy thuộc vào hợp đồng xuất bản. Một vài hợp đồng có kèm quyền chuyển thể, có nghĩa là tác giả đã bán quyền này trước khi sách được in luôn.

TRẢ LỜI BỞI MICHAEL LOWREY

Hầu hết nhà xuất bản thời nay đều sẽ bắt bạn trao một số quyền chuyển thể, trừ khi bạn là tác giả lớn.

______

Câu hỏi: Một tác giả có thể kiểm soát đến mức nào phiên bản phim chuyển thể của tác phẩm?

TRẢ LỜI BỞI KEVIN ALEXANDER BOON, BIÊN KỊCH

Rất ít. Tác giả đó có thể kiểm soát nhiều hơn nếu được thuê viết kịch bản, tuy nhiên không phải lúc nào điều đó cũng tốt. Một người có thể viết tiểu thuyết không có nghĩa là họ có thể biên kịch và ngược lại. Tiểu thuyết và kịch bản là hai thể loại khác nhau, đòi hỏi kỹ thuật khác nhau. Có trường hợp tiểu thuyết gia được thuê viết kịch bản, nhưng kịch bản đó bị loại và thế là họ không có nhiều tiếng nói đối với phim chuyển thể của chính tác phẩm của mình.

Dễ hiểu hơn thì một khi tác giả bán quyền chuyển thể phim thì họ đã không còn nhiều quyền đối với bộ phim chuyển thể. Tất nhiên, nếu bạn là tác giả lớn thì tiếng nói của bạn cũng có trọng lượng. J.K. Rowling có ảnh hưởng ít nhiều với loạt phim chuyển thể của Harry Potter, tuy nhiên bởi vì khi đó loạt truyện đã có một lượng fan hùng hậu. Ann Rice gần như không được can thiệp vào phim Interview with a Vampire, mặc dù đó là cuốn sách best-seller, ắt hẳn vì đó là cuốn sách đầu tay của bà.

Khi bạn bán một thứ đi thì nó đã không còn là của bạn nữa. Nếu đội ngũ làm phim cho ra một sản phẩm dở tệ, thì bạn cũng chẳng làm gì được. Tuy nhiên, tôi nghĩ điều này rất quan trọng: một tiểu thuyết gia cũng có thể dễ dàng làm hỏng bộ phim do thiếu kinh nghiệm biên kịch và quá gắn bó với tác phẩm gốc.

TRẢ LỜI BỞI TONY FOLDEN, BIÊN KỊCH

Còn phụ thuộc xem bạn muốn can thiệp bao nhiêu. Có nhiều loại hợp đồng cho phép kiểm soát ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu bạn bán quyền chuyển thể cho một hãng phim lớn thì có rất ít cơ hội bạn có thể kiểm soát hoàn toàn, tuy nhiên bạn có thể linh hoạt một chút. Thông thường, trừ khi bạn là một tác giả nổi tiếng với một vài tác phẩm best-seller, còn không thì bạn sẽ không thể tìm được hãng phim lớn nào cho phép bạn hoàn toàn kiểm soát. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng tìm thấy một hãng phim độc lập sẵn sàng cho bạn can thiệp. Tất cả phụ thuộc vào số tiền bạn muốn, bạn muốn được trả trước hay trả sau khi phim công chiếu, và ai sẽ giúp bạn chuyển thể tác phẩm của mình.

_________

T/N: Xung quanh những lùm xùm gần đây về tác quyền và phim chuyển thể, xin có chút chia sẻ về quyền của tác giả đối với tác phẩm mà mình tìm hiểu và được bạn bè trợ giúp. Do không phải chuyên luật nên có gì mọi người cứ góp ý nhé!

Tác giả có các quyền sau:

1. Quyền nhân thân (tác quyền – copyright), là quyền sản sinh ngay khi tác giả sáng tác xong, không liên quan tới việc tác phẩm đã được công bố chưa, tác giả mặc định luôn luôn giữ quyền này. Theo Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, quyền này bao gồm:

– Quyền đặt tên cho tác phẩm

– Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng

– Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm

– Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

2. Quyền tài sản, bao gồm:

– làm tác phẩm phái sinh (bản chuyển ngữ, phóng tác, cải biên, chuyển thể thành phim, bán đồ lưu niệm ăn theo vân vân);

– biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

– sao chép tác phẩm;

– phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

– truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

– cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Quyền tác giả được bảo hộ kể cả sau khi tác giả qua đời tới 50-70 năm tùy quốc gia, và một số mục trong quyền nhân thân được bảo hộ vĩnh viễn.

Trong trường hợp làm thuê (commissioned work – tức là được thuê thực hiện tác phẩm, có thể là minh họa, biên kịch vân vân), thì hoàn toàn phụ thuộc vào hợp đồng giữa hai bên, và phần lớn thì người làm thuê sẽ không có quyền gì. Như vậy, nếu một họa sỹ được thuê để sáng tác hoặc minh họa truyện cho một công ty thì họa sỹ khi ký hợp đồng phải đọc kỹ xem kỹ, về cơ bản có thể không có quyền gì hoặc chỉ có rất ít quyền (quyền được nêu tên khi công bố tác phẩm) và thường là không có quyền tài sản. Công ty đứng ra thuê họa sỹ được phép bán hoặc chuyển thể tác phẩm mà không cần xin phép họa sỹ. Một trong những ví dụ tiêu biểu là ghostwriting (người viết ẩn danh chắp bút cho một tác phẩm – loạt hồi ký và sách của Donald Trump chẳng hạn).

You may also like

Leave a Comment