Một trong những thí nghiệm rùng rợn nhất từng được thực hiện trong lịch sử loài người?

by admin

Thí nghiệm của Kellogg.

Luella và Winthrop Kellogg là hai nhà tâm lý học, họ đã sinh ra một đứa con trai và đặt tên là Donald. Họ quyết định nuôi con của mình với một con tinh tinh tên là Gua, một thí nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển của tinh tinh và khả năng nhân hóa loài tinh tinh này.

Thí nghiệm này được bắt đầu khi Gua được 7 tháng tuổi, còn Donald được 10 tháng tuổi. Họ được nuôi như anh em ruột thịt, họ ăn cùng một bữa, mặc cùng một tấm vải, có cùng đồ chơi và ngủ cùng một chỗ.

Khi thí nghiệm diễn ra lâu dài, Donald bắt đầu có hành vi bắt chước Gua, cậu bắt đầu tạo ra âm thanh và cách bước đi như một con tinh tinh. Dần dần cậu trở thành một đứa trẻ hoang dã. Điều này khiến thí nghiệm chấm dứt, vì bố mẹ của Donald đã chờ mong rằng Gua sẽ bắt chước Donald, chứ không phải điều ngược lại.

Thí nghiệm này tạo ảnh hưởng lâu dài với Donald, sau này anh ta đã tự sát ở tuổi 43. Trong khi Gua chết một năm sau khi bị tách ra khỏi Donald.

—————————————-

BÌNH LUẬN CỦA SAUL MARTINO

Tinh tinh trưởng thành nhanh hơn con người. Những đứa trẻ của con người đã học và ghi nhớ những hành vi của những con tinh tinh lớn hơn.

BÌNH LUẬN CỦA HANNAH MADDEN

Không chỉ là mỗi việc trưởng thành nhanh hơn, mà là thiên về việc hành xử theo bản năng, học tập và thích nghi, đặc biệt là việc con người học nhanh nhất trong thời còn thơ bé.

Nó cho ta thấy tầm quan trọng tuyệt đối của môi trường lớn lên, thứ vốn thường bị bỏ qua để có lợi cho việc học tập sau này, và để lại hậu quả nghiêm trọng về sau.

—————————————-

BÌNH LUẬN CỦA ADITYA ROY

Sự tách biệt gây ra những tổn thương to lớn cho động vật. Lời giải thích duy nhất về trường hợp này là tình cảm gắn bó giữa cả hai. Nhưng tôi nghĩ nhiều hơn thế, chính sự thay đổi đột ngột của môi trường đã làm thay đổi hành vi và phản ứng dopamine của cả hai.

**BÌNH LUẬN CỦA **FABIEN GERARD

Cái chết của Gua phần lớn có lẽ là do cả hai có tình cảm gắn bó với nhau + sự thay đổi đột ngột trong môi trường sinh sống hàng ngày… Thời điểm thí nghiệm kết thúc, không ai tiếp tục chăm sóc con tinh tinh đó như một ‘cá thể đặc biệt’, thậm chí là sự chăm sóc dành cho nó còn ít hơn so với một con chuột lang bị chấn thương. Vì sau việc này họ không còn hứng thú với các thí nghiệm khoa học như này nữa, tôi có thể tưởng tượng họ đã gửi trả Gua tội nghiệp trở lại sở thú (nơi nó thấy mình hoàn toàn bị tẩy chay, khi đã có kinh nghiệm lâu năm sống trong một gia đình con người…). Nói cách khác, họ vứt bỏ nó giống như là một miếng khăn giấy đã qua sử dụng.

Mỗi lần đọc những thí nghiệm thế này thì mình luôn bị mâu thuẫn.

Một mặt mình thấy nó thực sự đáng sợ, vì cách con người thẳng tay thử nghiệm những điều vốn nguy hiểm. Nếu bản thân mình rơi vào trường hợp trên chắc chắn sẽ sang chấn mất.

Nhưng mặt khác mình… thích các thí nghiệm này, và một phần trong mình ủng hộ hoặc muốn được tự thực hiện một thử nghiệm nào đó, để xem thế giới có thể xảy ra điều gì… Nên sự kiện trên mình lại thấy có sự “tôn trọng” kì lạ, không có nó thì ta chỉ đoán mò mà thôi.

Cơ mà đúng chủ đề thì việc để hai “con non” ở cạnh nhau thì phần bản năng sẽ chiếm ưu thế, và con trẻ loài người dễ học theo bản năng của loài vật khác, còn ngược lại, con tinh tinh con không/chưa đủ trình (về mặt sinh học) để đu theo sự phát triển của nhân loại nên kết quả dễ hiểu thôi.

You may also like

Leave a Comment