Năm 1975, cách đây 47 năm, chàng thanh niên người Mỹ mới 24 tuổi là John Coey bị giết trong Chiến Tranh cường độ thấp Rhodesia.

by admin

Rhodesia từng là một thuộc địa của Đại Anh ở Nam phần Châu Phi, ngày nay là quốc gia Zimbabwe. Năm 1965, Vương quốc Anh yêu cầu Rhodesia áp dụng một quyền biểu quyết phổ thông hơn. Rhodesia từ chối và đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Vương quốc Anh. Rhodesia không được Liên Hiệp Quốc công nhận vì họ không tuân thủ các điều khoản. Các cử tri đã đăng ký đi bầu vào thời điểm đó hầu hết là người da trắng bởi vì đã đủ điều kiện biểu quyết. Theo đó, chỉ những người đáp ứng các tiêu chuẩn nhứt định về tài chánh, giáo dục và tài sản mới đủ tư cách bỏ phiếu. Quyền được bầu cử không phân biệt chủng tộc, vì người da đen có thể bỏ phiếu, có quyền đại diện trong Quốc Hội và chiếm hầu hết các binh sỹ trong Lực lượng An ninh Rhodesia. Người da đen ở Rhodesia có mức sống cao nhứt ở Châu Phi vào thời điểm đó.

Các thuộc địa của Châu Âu ở Châu Phi cũng sẽ trở thành chiến trường trong Chiến Tranh Lạnh. Giống như những gì đã làm ở Châu Á, Liên Bang Soviet tài trợ trang bị cho các phe phái khắp nơi trên thế giới. 2 trong số các phe này ở Rhodesia là ZANLA (Quân đội Giải phóng Quốc gia Châu Phi Zimbabwe) và ZIPRA (Quân đội Nhân dân Cách mạng Zimbabwe) bắt đầu một cuộc chiến tranh du kích ở Rhodesia. Họ thực hiện các cuộc tấn công khủng bố chống lại những người nông dân và gia đình da trắng bị cô lập Họ tra tấn và giết hại dã man những người da đen không ủng hộ cuộc chiến này. Rhodesia đã yêu cầu thế giới phương Tây giúp đỡ để chống lại lực lượng do Soviet hậu thuẫn. Tuy nhiên, việc Rhodesia đã có một lệnh cấm vận gây tranh cãi nên nhận được rất ít sự ủng hộ từ bên ngoài.

Vậy tại sao lại có một thanh niên trẻ người Mỹ, với tương lai tươi sáng phía trước, lại tham gia một cuộc chiến ở Châu Phi? Trong hơn 15 năm chiến tranh cường độ thấp, có khoảng hơn 300 người Mỹ tới Rhodesia để chiến đấu vì chánh nghĩa quốc gia Rhodesia. Và giống như mọi cuộc chiến có mặt lính đánh thuê nước ngoài, họ có vô số lý do để tham chiến. Tuy nhiên, John có một niềm đam mê và nguồn năng lượng dồi dào do quá trình đào tạo nghiêm ngặt của SAS mà ông đã chịu đựng.

John sanh vào ngày 12 tháng 11 năm 1959 ở Columbus, bang Ohio. Ông theo học Đại học Bang Ohio và gia nhập chương trình đào tạo sỹ quan Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. John sanh ra trong một gia đình theo đạo Cơ Đốc nhiệt thành và được truyền cảm hứng để chiến đấu chống lại một Soviet vô thần. Vào thời điểm John chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới, Chiến Tranh Việt Nam đang tới hồi kết thúc. John cảm thấy bối rối trước việc Hoa Kỳ không thể dành chiến thắng trong cuộc chiến. John cảm thấy rằng chánh phủ Hoa Kỳ đã bị xâm nhập bởi một “âm mưu cách mạng của những kẻ theo chủ nghĩa toàn cầu, theo chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cộng sản”, mà ông tuyên bố là cố tình mang lại thất bại ở Việt Nam để “làm mất tinh thần người Mỹ như một tiền đề để đưa Hoa Kỳ nằm dưới một chánh phủ toàn trị toàn cầu”. Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ từ chối giúp đỡ Rhodesia càng khiến John nóng lòng hỗ trợ họ hơn. John yêu cầu giải ngũ và bay tới Nam Phi đúng vào ngày ông tốt nghiệp Đại học Bang Ohio năm 1972.

Lực lượng An ninh Rhodesia chỉ yêu cầu người nước ngoài ký cam kết 3 năm, nhưng John yêu cầu một cam kết kéo dài tới 5 năm. John trải nghiệm chiến đấu lần đầu tiên vào năm 1973 và mong muốn được trải nghiệm chiến trường nhiều hơn nữa. Niềm tin chánh trị mạnh mẽ và thẳng thắn của ông khiến ông gặp rắc rối và bị loại khỏi đơn vị SAS. Sau đó, John trở thành quân y thuộc Lực lượng Bộ binh Hạng nhẹ Rhodesia.

Ngày 19 tháng 7 năm 1975, John tham gia tuần tra chiến đấu gần Núi Darwin. Trong một cuộc đọ súng, John, trong trang phục quân y, lao vào cứu giúp 2 đồng đội bị thương. Ông bị quân nổi dậy bắn vào đầu và chết ngay lập tức. Người dân Rhodesia đã quyên góp kinh phí để gia đình ông bay sang tham dự lễ tang. Mẹ của John đã biên soạn nhật ký và một số bức thư ông gởi về nhà thành một cuốn sách có tựa đề “A Martyr Speaks” (tạm dịch: Lời người tử đạo). 13 năm sau, năm 1983, một nhà xuất bản tôn giáo nhỏ ở Bắc Carolina có tên là Thư viện Tân Thanh giáo đã cho xuất bản cuốn sách này. Nhựt ký của John chính là lời cống hiến của ông dành cho “10 vạn người Mỹ đã chết ở Hàn Quốc và Việt Nam, những người đã bị chính phủ của họ phản bội”./.

You may also like

Leave a Comment