Năm 40 tuổi, ông Franz Kafka (1883-1924), một người chưa từng có vợ con, đi dạo qua công viên ở Berlin và gặp một bé gái đang khóc. Ông dừng lại và hỏi: Vì sao cháu khóc ?. Cô bé trả lời: Cháu làm mất cô búp bê yêu quý của cháu !. Thế là cả hai người cùng tìm, tìm mãi, tìm mãi mà không thấy. Và rồi vì đã muộn, ông Kafka bèn đề nghị: hay ngày mai chúng ta lại gặp nhau ở đây và tìm tiếp nhé.

by admin

Hôm sau, khi vẫn không thể tìm được con búp bê, ông Kafka đưa cho cô bé một lá thư được viết bởi búp bê, trong đó nói rằng: Hãy đừng khóc nhé. Tôi quyết định ra đi một chuyến đi dài để được nhìn thấy thế giới, tôi sẽ kể cho bạn nghe về những chuyến đi của tôi. Và thế là bắt đầu một câu chuyện kéo dài cho tới những ngày cuối cùng của ông Kafka. Cứ mỗi bận gặp sau đó, ông lại đọc cho cô bé nghe 1 lá thư từ búp bê, về những cuộc phiêu lưu mà búp bê trải qua. Họ ngồi cạnh nhau và cùng trò chuyện quên cả xung quanh.

Cho tới một ngày, ông Kafka đưa cho cô bé một cô búp bê mới, mà ông mua ở hiệu. Nhưng cô búp bê này không giống cô búp bê của cháu – cô bé trả lời. Ông Kafka rút trong túi ra đưa cho cô bé một lá thư mới, mà cô búp bê viết rằng: những chuyến đi đã làm tôi thay đổi. Cô bé sung sướng, ôm búp bê trở về nhà. Một năm sau ông Kafka mất trong viện điều dưỡng của bác sĩ Hoffmann ở Kierling gần Vienna do căn bệnh lao thanh quản trầm trọng.

Nhiều năm sau nữa, cô bé – lúc này đã là một người phụ nữ trưởng thành – tìm được một bức thư nhỏ ở bên trong cô búp bê. Ở đó, ông Kafka viết: Tất cả những gì mà cháu yêu quý, một ngày có thể sẽ mất đi, nhưng tình yêu luôn quay trở lại, bằng cách này hay cách khác. Toàn bộ câu chuyện được viết lại trong cuốn sách “Búp bê của Kafka” mà bà Gerda Schneider là tác giả.

Kafka sinh trong một gia đình Do Thái nói tiếng Đức ở Praha, Cộng hòa Séc, trước đây thuộc đế quốc Áo Hung. Franz là con cả sinh trưởng trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, sau ông còn có thêm hai người em trai và ba người em gái nhưng em trai của ông đã chết yểu khi Franz lên bảy.

Hầu hết khoảng thời gian một ngày cha mẹ của Franz đều dùng cho việc kinh doanh buôn bán nên không mấy khi ở nhà, điều này khiến cho tuổi thơ của ông có phần cô đơn khi chỉ được dạy dỗ bởi những người hầu. Tuy nhiên cha va ông nội của Franz vẫn là người có ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đời và cả văn chương của ông, chính Franz cũng đã nhận xét về cha mình: Một người họ Kafka thực thụ xét về sự cường tráng, sức khỏe, ăn uống, giọng ầm ĩ, sự hùng biện, tính tự mãn, thói gia trưởng, khả năng chịu đựng, sự nhanh trí, hiểu bản chất con người. Đồng thời ông còn chịu ảnh hưởng từ Do Thái, điều này khiến ông cảm thấy mình như bị cô lập khỏi xã hội và Franz đã chối bỏ việc mình dính dáng đến nguồn gốc này.

Từ nhỏ, Kafka đã có niềm khao khát mãnh liệt với văn chương nhưng điều đó là bất khả trong mắt của cha ông, người kỳ vọng con trai trở thành trụ cột vững chãi trong gia đình. Vì thế, Kafka viết văn chỉ trong lúc rảnh rỗi với một mặc cảm tội lỗi và mặc cảm đó đeo đẳng ông trong suốt các văn phẩm của mình. Franz được đào tạo để trở thành một luật sư và đã làm việc cho một công ty bảo hiểm sau khi tốt nghiệp. Franz Kafka sống cuộc đời lặng lẽ với gia đình, làm những việc nhiệm sở hoàn toàn dưới tầm của mình, chỉ xuất bản một số truyện ngắn và tản văn không tạo được dấu ấn đáng kể. Ông để lại di nguyện cho người bạn thân Max Brod tiêu hủy những gì mình viết, bao gồm cả các tác phẩm dang dở và những thư từ vì đó là cách duy nhất tôi có thể vứt bỏ nỗi lo âu khôn nguôi rằng tôi đang cố gắng thể hiện điều không thể diễn tả (trích lá thư gửi cho Max Brod).

Nhưng rất may là di nguyện đó đã không được thực hiện, để rồi cả nhân loại đã biết đến Kafka, biết đến một cây viết nhiệt thành, một linh hồn lớn như thế từng tồn tại. Franz Kafka cùng với Marcel Proust và James Joyce được đánh giá là ba gương mặt đóng góp lớn nhất cho văn chương thế kỷ 20 và biểu thị toàn vẹn tinh thần thời đại.

Tác phẩm của Kafka đều mang một đặc trưng: nói về một phần u tối trong dải “quang phổ cảm xúc” của con người; nó đặc trưng tới mức, giới phê bình đặt cho một cái tên đặc biệt: Kafkaesque (kiểu Kafka). Các tác phẩm của Franz Kafka bao trùm trong bầu không khí, ấn tượng, cảm giác rất riêng biệt, xuất hiện với tần suất lớn như một nỗi ám ảnh khôn nguôi. Trong bầu không khí Kafkaesque đó, các nhân vật bị ném vào một cơn ác mộng, các mối đe dọa, những thế lực phi nhân, cảm giác đánh mất bản thể, tội lỗi, sợ hãi cũng đan cài, tỏa khắp.

You may also like

Leave a Comment