NÃO CỦA NHỮNG TÊN SÁT NHÂN CÓ GÌ KHÁC THƯỜNG?

by admin

Từ nhiều năm qua, cảnh sát và các nhà tâm lý học đã cố tìm cách đi vào bên trong bộ não của những tên giết người không ghê tay nhưng vẫn chưa tìm thấy gì. Giờ đây họ đang tiến gần hơn bao giờ hết những điều khác thường trong não của đối tượng này.

Ted Bundy, Jeffrey Dahmer, David Berkowitz là những tên giết người hàng loạt khét tiếng mà khi nghe đến ai cũng phải kinh tởm. Chúng đã suy nghĩ những gì? Những gì đã diễn ra trong cái đầu của chúng? Liệu não của chúng có gì khác biệt chăng?

⚡ Não bình thường và não của kẻ sát nhân, kẻ có hành vi xấu

Adrian Raine, Giáo sư tâm lý Trường đại học Nam California đã thử tìm giải đáp cho những câu hỏi này bằng cách quan sát bộ não của những tên sát nhân này. Ông phải dùng hai kỹ thuật quét: Kỹ thuật X-quang positron (PET), phương pháp này cho phép ông biết chức năng của não làm việc như thế nào; và kỹ thuật MRI vốn giúp ông nghiên cứu cấu trúc của não.

Raine so sánh chức năng và cấu trúc bộ não của 41 kẻ sát nhân và 41 kẻ bị quản chế và phát hiện thấy có một sự linh hoạt thấp hơn ở phần vỏ não trước trán (khu vực phía trên hai mắt và sau trán) của những kẻ sát nhân khi so sánh với sự linh hoạt của những người bị quản thúc bình thường. Raine giải thích rằng, phần vỏ não trước trán đóng vai trò như những cái “hãm phanh” trong não con người, và kể từ khi những cá nhân này có chức năng não kém cỏi trước trán, họ không thể kiểm soát và điều chỉnh được cảm xúc của mình. Tuy nhiên, Raine cho rằng, mặc dù có nhiều mối liên hệ giữa chức năng trán trước với sự hung hãn, nhưng sự hoạt động bất thường của não không thể là lý do duy nhất dẫn đến hành vi bạo lực mà còn có những lý do khác như môi trường và xã hội có nhiều ảnh hưởng to lớn hơn khiến một cá nhân trở thành tên sát nhân.

Ông đã chia những kẻ sát nhân này thành hai nhóm gồm nhóm những kẻ sát nhân “dễ xúc động” và nhóm “dã thú” để nghiên cứu những khác biệt trong não của họ (tính dễ xúc động là những ai giết người vì bốc đồng; còn tính dã thú là những kẻ giết người có ý định trước). Mặc dù một số trong họ không thể xác định hoàn toàn thuộc nhóm nào trong hai nhóm, Raine có thể chọn được 15 trong số 41 tên vào nhóm dã thú và 9 tên vào nhóm bốc đồng. Ông phát hiện thấy rằng, trong khi những tên giết người do cảm xúc bốc đồng có chức năng não trước trán kém linh hoạt, thì hoạt động trước trán của những tên giết người dã thú vẫn bình thường. Cả hai nhóm đều có những hoạt động trong khu vực dưới vỏ não cao hơn bình thường, khu vực này là một phần não nguyên sơ và nằm sâu hơn.

“Đây là một phần của não khiến làm gia tăng cảm giác hung hãn nhiều hơn và có lẽ đã kích thích hành vi bạo tàn” – Raine nói – “Một điểm khác biệt giữa hai nhóm sát nhân này là những cá nhân dễ xúc động, bốc đồng, những kẻ có nhiều cảm xúc hung bạo, không thể kiểm soát hành vi của mình bởi vì họ có chức năng não trước trán hoạt động kém hiệu quả”.

Ngược lại những kẻ giết người có toan tính, có chuẩn bị (những tên giết người kiểu dã thú) có thể cảm thấy tức tối và hung dữ nhưng não trước trán của họ có đủ chức năng hoạt động để có thể điều chỉnh, kiểm soát và chuyển các hành vi hung dữ của mình thành hành động vốn là điều có thể làm cho họ thích thú”. Theo Raine, kể từ khi chúng cẩn thận lên kế hoạch hành động, khó có thể tóm được những tên giết người máu lạnh và dã man này vì chúng đã có suy tính và chuẩn bị kỹ càng.

⚡ Do não “bị nhiễm” sớm

“Dường như hạt giống của bạo lực đã được gieo cấy rất sớm trong cuộc đời của họ” – Raine nói, “Dĩ nhiên, những yếu tố về xã hội cũng đóng vai trò khá quan trọng. Chúng tôi biết rằng, những cá nhân nào bị biến chứng lúc mới sinh ra hoặc bị cha mẹ hắt hủi trong những năm đầu đời khi lớn lên thường dễ trở thành những tên tội phạm bạo lực”.

Ông Raine kết luận: Những gì thực sự chúng ta cần nhiều hơn chính là nghiên cứu về lĩnh vực này, nhưng nghiên cứu về một dạng mà kết cục được áp dụng thực tiễn để chúng ta có thể làm điều gì đó chữa trị cho các tên tội phạm những kẻ sát nhân và làm điều gì đó để giúp những kẻ bị kích động tránh ra được con đường tội lỗi hòa nhập với cộng đồng.

Nguồn: Khoahoc

You may also like

Leave a Comment