Nếu đội hình phương trận Phalanx của Hy Lạp hiệu quả đến thế thì tại sao người La Mã lại có thể đánh bại họ vậy?

by admin

Đội hình Phalanx không thể bị đánh bại khi tấn công chính diện. Giáo mác quá dài cho bất cứ ai tiến lại gần và đội hình quá dày đặc đến mức những cái lao của người La Mã không thể phá thủng được. Chiến thuật chung khi đối mặt với đội hình phương trận là loại bỏ giáo mác, tiến lại gần và đâm kẻ địch bằng kiếm. Vấn đề với phương trận Macedon là kể cả nếu bạn có loại bỏ được một hàng giáo thì còn có những hàng kế tiếp đang đợi bạn, điều này khiến cho người La Mã gần như không thể tiếp cận được kẻ địch trong tầm đâm của kiếm. Có thể nói phương trận Macedon giống như một chiếc máy hút bụi. Người La Mã khá nhất thì có thể gây ra nhiều thương vong (cho kẻ địch) chứ không bao giờ có thể thắng được trận chiến.

Hình 1 là ví dụ về trận Heraclea trong thời kỳ chiến tranh Pyrros.

Tuy nhiên, phương trận không mang ý nghĩa giáng một đòn chết chóc. Nhiệm vụ của họ là tiếp cận với kẻ địch và khiến chúng bận rộn. Kỵ binh sẽ tấn công từ phía sau và khiến trận chiến trở thành một biển máu. Thường thì Chiến hữu Kỵ binh sẽ do nhà vua dẫn đầu.

Hình 2 là ví dụ sự di chuyển của hoàng đế Alexander trong trận Gaugameln.

Phương trận có điểm yếu là nó không cơ động và nó cần một đội hình cứng nhắc. Phương trận chỉ có thể đối mặt với một hướng, nghĩa là nếu bị đánh thọc sườn, họ sẽ không thể phản ứng lại được. Thêm vào đó, khi bạn phân tích trận Hellenistic bạn sẽ nhận ra tất cả họ đều chọn phần đất bằng phẳng, bởi vì họ biết rằng đội hình phương trận sẽ bị phá vỡ nếu họ di chuyển lên vùng địa thế đồi núi.

Mặt khác người La Mã không có những vấn đề này. Không có đội quân nào trong ba đơn vị của họ cần một đội hình cứng nhắc để có thể hoạt động hiệu quả. Họ có thể băng qua vùng đồi núi mà không bị phá vỡ đội hình. Vũ khí chủ yếu của họ là khiên và kiếm, không phải giáo (ngoại trừ tinh binh Triarii). Điều này khiến cho họ chiến đấu hiệu quả ở phạm vi gần. Quan trọng hơn là, người La Mã có thể dễ dàng xoay trái, phải. Về mặt lý thuyết mà nói, một đơn vị có thể chiến đấu ở trước mặt và cạnh sườn cùng một lúc.

Tôi cũng muốn chỉ ra rằng chỉ huy của người Hy Lạp sẽ chịu trách nhiệm dẫn đầu, trong khi người La Mã thì chỉ huy sẽ ở phía sau. Điều này có vẻ tầm thường và ai đó có thể cho rằng người La Mã hèn nhát, nhưng thực ra không phải vậy. Người La Mã là người thực dụng hơn ai hết. Họ biết rằng họ cần phải có cái nhìn toàn cảnh về trận đấu để có thể đưa ra những mệnh lệnh chính xác. Chỉ huy Hy Lạp đang chiến đấu bên sườn phải không thể biết những gì đang diễn ra ở giữa hoặc bên trái.

Ghi nhớ điều đó, người La Mã nhận ra rằng cách tốt nhất để đánh bại đội quân Hellenistic là không chơi theo luật của họ. Ví dụ tốt nhất về sự vượt trội của người La Mã so với đội quân Macedon là ở trận Cynoscephalae và Pydna.

Trong trận đầu tiên, hai đội quân đánh nhau trong khi chạy đua đến vùng đồi. Ở bên phải, phương trận đã được hình thành và gây ra rất nhiều thương vong. Ở bên trái, phương trận đang chuẩn bị hình thành đội ngũ. Quân La Mã đánh đẩy họ ra và cũng gây rất nhiều thương vong. Ở trung tâm trận chiến, một vị chỉ huy La Mã vô danh đã nhìn thấy một khoảng trống giữa các sườn bên, ông tập hợp quân và đánh thọc sườn phải Macedon. Quân Macedons, không đoán được việc sẽ bị tấn công, đã bị ép phải rút lui trong hỗn loạn. Trận đánh này đã chứng minh rằng phương trận dễ bị tấn công từ bên sườn và chỉ huy đứng ở phía sau hoàn toàn ưu việt hơn chỉ huy ở đằng trước.

(Xem minh hoạ hình 3.)

Ở trận Pydna, phương trận tấn công người La Mã dữ dội ở đồng bằng. Ngay từ khi bắt đầu, quân Macedon đã chiếm lợi thế. Quân La Mã cố gắng chọc thủng đội hình của họ bằng lao và khiên nhưng vô ích. Giáo mác của đối phương xuyên thủng qua khiên của người La Mã. Vào lúc này, khi một người chỉ huy nản lòng đã giật cờ hiệu đại bàng của mình và ném vào phương trận. Quân đoàn La Mã đã chấp nhận nhiệm vụ cảm tử để chiến đấu giành lại danh dự nhưng vô ích. Thành công duy nhất của họ là ở bên sườn trái nơi voi chiến của người La Mã đã phá hỏng và gây thương vong nặng nề cho quân Hy Lạp. Tuy nhiên, kỵ binh Macedon từ chối giao chiến như một sự biểu tình chống lại nhà vua. Cuối cùng khi trận đánh di chuyển tới vùng đồi hẹp, quân Hy Lạp bị ép phải bỏ giáo mác và dùng dao kopis. Quân La Mã chia thành những nhóm nhỏ và lần lượt đánh bại họ trong những trận đấu kiếm. Trận đánh này chứng minh sự thiếu linh hoạt của đội hình phương trận trên vùng đất không bằng phẳng và không có khả năng giáng đòn sát thương khi thiếu đi đội Chiến hữu Kỵ binh.

Điều này cũng có thể sự vượt trội bất ngờ của vũ khí cầm tay La Mã. Cả kiếm gladius và dao kopis đều là những thanh kiếm tốt, tuy nhiên, dao kopis linh hoạt hơn khi có thể sử dụng cho cả bộ binh để đâm và kỵ binh để chém. Tuy nhiên chính khiên của người La Mã lại mang cho họ lợi thế hơn người Hy Lạp. Giáo mác có thể đâm thủng khiên bằng lực đà, nhưng dao kopis không thể đâm qua được. Người La Mỹ chỉ cần chặn và đánh mạnh người Hy Lạp bằng khiên, và sau đó kết liễu họ bằng kiếm gladius.

Đứng một mình thì chẳng có điều gì phía trên được xem là lợi thế quyết định cả, nhưng khi được kết hợp và sử dụng một cách chính xác, quân La Mã đã đánh bại quân Hy Lạp. Việc sử dụng tương tự có thể được thấy tại trận Magnesia và trận Nile. Tuy nhiên người Hy Lạp vẫn là một mối đe doạ nghiêm trọng cho người La Mã. Đế quốc Ponto của Mithridates đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho người La Mã và làm cho Caesar suýt chết ở Ai Cập.

Cũng cần phải xem xét rằng quân đội Hy Lạp không chuyên nghiệp như thời kỳ hoàng đế Alexander và cuộc chiến Diadochi. Nó đã được chuyển thành việc cưỡng bách tòng quân. Người La Mã cũng thực hiện việc cưỡng bách tòng quân, nhưng lính của họ đã được rèn luyện nhiều trong các trận đánh đến mức không thua gì quân chuyên nghiệp. Và vẫn còn một yếu tố khác cần xem xét đó là chính trị. Hy Lạp hầu như suy giảm khi họ hoặc là bị cô lập (Macedon) hoặc là liên tục bị nổi loạn (Seleucid) hoặc gần như phá sản (Ai Cập). Có lẽ hoàng đế Philip đệ nhị và Alexander, hai người có thể được cho là chỉ huy giỏi nhất thế giới và lãnh đạo được vương quốc ổn định sẽ giỏi hơn trong việc chống lại người La Mã và do đó thậm chí còn có thể đánh bại được họ? Ai mà biết được, nhưng thực tế là người La Mã luôn giỏi trong việc phân tích kẻ thù và không bao giờ chịu đầu hàng. Và hoá ra, điều đó đã được đền đáp và người La Mã đã chinh phục toàn bộ các quốc gia của Hy Lạp.

You may also like

Leave a Comment