Nếu thế giới này là một khối vuông, con người ta khi mỏi mệt có thể thu mình vào một góc của nó mà tạm lánh khỏi thế cuộc, cho mình được nghỉ ngơi. Nhưng trái đất lại là một khối cầu, chẳng có một nơi nào mà ta có thể lánh vào. Cuộc sống là cuộn xoáy không ngừng của những lựa chọn, khó khăn và đào thải, phải làm thế nào mới có thể không đánh mất chính mình trong những luồng xoáy không ngừng ấy?
Khi xã hội thay đổi, cấu trúc và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, lực lượng lao động theo tư duy cũ sẽ bị đào thải.
Không có vùng an toàn.
Tất cả chúng ta, dù muốn hay không, đều bị nhấn chìm trong vòng xoáy của trò chơi chọn lọc đó.
Đâu có có một câu nói rằng: Nếu thế giới này là một khối vuông, con người ta khi mỏi mệt có thể thu mình vào một góc của nó mà tạm lánh khỏi thế cuộc, cho mình được nghỉ ngơi. Nhưng trái đất lại là một khối cầu, chẳng có một nơi nào mà ta có thể lánh vào. Cuộc sống là cuộn xoáy không ngừng của những lựa chọn, khó khăn và đào thải, phải làm thế nào mới có thể không đánh mất chính mình trong những luồng xoáy không ngừng ấy?
Từ góc độ một chuyên gia kinh tế, Hiroshi Rinno mang tới 11 bài học mà ai cũng cần học để chống trụ những cuồng phong của cuộc đời trong cuốn sách đầy mới mẻ BQ.
Những bài học của Rinno đặc biệt, bởi nó dựa trên một “đơn vị” mới: Chỉ số nhạy cảm kinh doanh BQ (Bussiness Quotent). Theo phát triển của Rinno, BQ được tính bằng công thức:
BQ = IQ (Chỉ số thông minh – Intelligence Quotent) x EQ (Chỉ số cảm xúc – Emotional Intelligence Quotent) x SQ (Chỉ số nhạy cảm – Sensibility Intelligence Quotent)
Trong kỷ nguyên cạnh tranh khốc liệt, IQ hay EQ thôi là không đủ; người có thể cân bằng trí tuệ, trí thông minh cảm xúc và độ nhạy cảm với thời cuộc, hay chính là người có chỉ số BQ cao, mới là người đón được ngọn sóng đầu. Độ nhạy cảm khó rèn luyện, nhưng không phải không có cách. Hiroshi tin vào điều đó, và đưa ra hướng dẫn rèn luyện qua những bài học của cuốn sách BQ.
Đừng cố gắng sửa chữa khuyết điểm
Theo Hiroshi Rinno, sai lầm chủ yếu của con người, thậm chí là của cả những nền giáo dục hiện đại nói chung, là cố gắng sửa chữa những khuyết điểm của mỗi cá nhân. Đối với ông, cố gắng sửa chữa khuyết điểm không phải là cách tối ưu, bởi chính quá trình ấy sẽ tạo ra những cá thể y hệt nhau, không tồn tại những đặc điểm đặc biệt hay nổi trội hơn một cá thể khác. Trong xã hội hiện đại, khiến cho những ưu điểm của bản thân trở nên tốt hơn mới là phương thức hợp lý và ưu việt nhất.
Bây giờ là thời đại nhạy cảm trí tuệ, nơi các giá trị quan đang đa dạng hoá. Tạo ra một sản phẩm tốt trong thời đại như vậy đòi hỏi tính cá nhân, và những con người bình thường không có gì đặc biệt sẽ chỉ bị chôn vùi.
Rèn luyện để sửa chữa khuyết điểm ít thú vị và tốn thời gian hơn bất cứ điều gì khác. Cuộc sống không đủ dài để chờ đợi chúng ta sửa chữa những thiếu sót. Thay vì cố gắng sửa chữa những thiếu sót, bạn nên dành thời gian để phát huy điểm mạnh của mình.
Hãy cố gắng tích luỹ kinh nghiệm trong năm năm đầu đi làm
Từ lâu, người ta đã nghĩ rằng các tế bào não của con người sẽ chết dần theo tuổi tác. Tuy nhiên, theo một báo cáo từ Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ năm 2000, trong vùng mô não được đặt tên là “hải mã”, nơi lưu giữ ký ức của con người, tế bào thần kinh tiếp tục được sản sinh trong suốt cuộc đời. Điều đó có nghĩa rằng: con người có thể rèn luyện trí nhớ cho dù họ bao nhiêu tuổi, tựa như rèn luyện cơ bắp vậy.
Mặc dù khả năng ghi nhớ tiếp tục phát triển, có hai thời điểm khả năng đó sẽ đạt đỉnh trong một đời người. Những ký ức trải nghiệm (episodic memories) trở thành trí tuệ bằng cách liên kết với những ký ức trải nghiệm khác. Trong khi đó, một mạng lưới các tế bào thần kinh kết nối những ký ức về trải nghiệm sẽ được hình thành và đạt đỉnh trong khoảng từ 18 đến 27 tuổi. Nghĩa là, trong khoảng thời gian từ lúc tốt nghiệp đại học cho đến năm thứ năm đi làm, bạn nên rèn luyện đầu óc để kích thích tư duy sáng tạo. Ở thời điểm hoàn hảo để phát triển sự sáng tạo, hãy dành thời gian để làm những việc thuộc sở trường của mình để phát triển bản thân một cách tốt nhất. Trong khoảng thời gian toả sáng nhất, chẳng có gì lãng phí hơn làm những công việc bạn không mấy ưa thích hoặc không đúng sở trường của bạn, khiến những gì bạn đã học và những khả năng nổi trội mà bạn có không có đất “dụng võ” mai một dần đi và bỏ lỡ cơ hội được củng cố.
Thất bại giúp nâng cao BQ
Hiroshi khẳng định,
Thất bại là một quá trình quan trọng để mài giũa BQ, và bạn có thể tự hào với số lần thất bại của mình.
Người ta thường sống và làm việc trong lo sợ triền miên về việc mình sẽ thất bại, cùng áp lực của xã hội hay cấp trên với thất bại ấy. Tuy nhiên, theo Hiroshi, nếu công ty bạn làm việc không tạo điều kiện cho nhân viên thử thách hay thất bại, bạn cũng không nên co rúm người lại trong công ty. Hãy cứ mạnh dạn thử, dám thất bại và dám học tập từ thất bại ấy. Một công ty sẽ trụ vững trong đều kiện thay đổi của xã hội hiện tại là một công ty dám thay đổi, cũng tức là dám thử và dám phạm sai lầm.
Bí quyết tận hưởng công việc nhàm chán
Tại đây, Hiroshi đưa ra một công thức tính “lực đam mê”:
Năng lực làm việc có thể được tính bằng cách nhân năng lực tập trung để làm một công việc với bình phương khoảng thời gian tập trung làm công việc đó.
A = CS2
A: Ability (Khả năng)
C: Concentration (Sự tập trung)
S: Second (Thời gian tính bằng giây)
Như vậy, để thành công chỉ có hai cách, tìm sự đam mê và lấy đó làm công việc hoặc tập trung hết sức vào công việc được giao.
Năng lực tập trung và thời gian tập trung làm việc thể hiện sự say mê trong công việc. Một người càng nhiệt tình, sau mê trong công việc thì năng lực làm việc bùng nổ càng mạnh.
Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để có thể say mê với một công việc kém hấp dẫn?
Theo Hiroshi, cách nhanh nhất là cưỡng ép bản thân tạo ra thành tích. Tâm lý con người rất đơn giản: nếu tạo ra một thành tích từ một công việc nhàm chán, lại nhận được những lời cổ vũ từ người khác, bạn sẽ fần cảm thấy thích công việc của mình. Càng cảm thấy công việc nhàm chán, bạn càng nên tập trung vào kết quả.
Trò chơi thời thơ ấu tạo nên nền tảng cho BQ
Trên thực tế, công việc và giải trí có nhiều điểm chung, và hầu hết BQ cần thiết cho công việc đều có thể được rèn luyện trong các trò chơi. Đặc biệt, các trò chơi thời thơ ấu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành BQ. Khi được chơi đùa thật sự, trẻ có thể hiểu được bản chất của thắng thua thông qua các trò chơi, từ đó có thể áp dụng trong thế giới kinh doanh.
Theo Hiroshi, các trò chơi thơ ấu sẽ làm nền tảng cho BQ, nhưng không phải trò chơi nào cũng tốt. Cách tốt nhất để nuôi dưỡng BQ là những trò chơi có rủi ro, tạo cảm giác mất mát nếu thua cuộc. Bởi nhận thức về mất mát này, người ta hình thành sự nghiêm túc và dẫn biết cách sử dụng cả trí thông minh lẫn khả năng cảm nhận tình thế.
Từ đó, Hiroshi khẳng định: Hãy chấm dứt kiểu sinh hoạt rập khuôn như máy móc cho con trẻ. Trong tương lai, khi lớn lên, chúng sẽ trở thành những con người nhàm chán với những mối quan hệ bạn bè hết sức mờ nhạt.
Thoát khỏi sự bảo hộ quá mức
Quan điểm về những trò chơi rủi ro của Hiroshi có thể sẽ gây nên những tranh cãi, nhưng theo ông, đặt cược cho một cái gì đó rồi xem thắng hay thua là một nhu cầu cơ bản của con người; một dạng nhu cầu mà nếu che giấu sẽ chỉ gây thêm bất an cả về thể chất lẫn tinh thần, và xã hội ngược lại sẽ không lành mạnh.
Tuy nhiên, con người phải biết tới những giới hạn của bản thân mình. Những người lớn lên trong điều kiện vô trùng sẽ mất kiểm soát ham muốn một khi họ bị cuốn vào. Môi trường vô trùng sẽ khiến con người không thể cảm nhận được mối nguy hiểm, không thể sống tự lập được. Do vậy, lối bảo bọc con em quá mức là không cần thiết, thậm chí là độc hại, khi nó nuôi dưỡng một thế hệ dễ bị lung lay trước những điều kiện sống khác nhau.
Khi bạn có được kinh nghiệm trong trò chơi thắng thua, bạn sẽ bắt đầu nắm bắt được dòng chảy của số phận và sự may mắn.
Tích luỹ những trải nghiệm khác biệt
Trong các yếu tố làm nên BQ – trí thông minh, lý trí – bản tính và sự nhạy cảm, sự nhạy cảm là khó rèn luyện nhất. Vậy làm thế nào để rèn luyện sự nhạy cảm? Điều chúng ta cần là trải nghiệm. Sự nhạy cảm chính là tập hợp tích luỹ của những trải nghiệm khác biệt.
Hiroshi nhắc nhở: Nếu muốn tăng BQ, bạn không được ở mãi trong nhà. Điều quan trọng là phải tích cưc ra ngoài, giao lưu với mọi người và có những trải nghiệm khác biệt.
Sự tiếp xúc đa dạng, đặc biệt là với nghệ thuật, sẽ thiết lập nên nền tảng cho sự nhạy cảm, trước hết khiến tâm trí ta mở ra với những thay đổi của cuộc sống, sau là giúp ta “chụp bắt” những cơ hội quý giá trong những thay đổi ấy.
Giả vờ hiểu chính là tội lỗi
Tò mò là động cơ làm tăng trải nghiệm và kiến thức về nhiều lĩnh vực. Khi sự tò mò càng mạnh, thế giới trước mắt ta càng mở rộng. Với những người không có tính tò mò, ham học hỏi, cuộc sống của họ ngày nào ingx giống ngày nào, không gì có tgể kích thích họ và họ để thời gian trôi qua một cách lãng phí. Chỉ có sự tò mò, ham học hỏi mới có thể mang ,ại những trải nghiệm và kiến thức mới vào cuộc sống của chúng ta.
Vậy làm thế nào để chúng ta biết tò mò với những điều xung quanh?
Điều quan trọng là không giả vờ hiểu. Nếu bạn cảm thấy thắc mắc về một điều gì đó, đừng giấu dốt mà hãy đưa ra những gì mình thắc mắc và tranh luận cùng những người khác một cách có tính xây dựng.
Nói cách khác, đừng cho rằng mọi thứ đều là điều cấm kị. Tôi cho rằng chúng ta có thể nghi ngờ chính pháp luật. Đừng tự đặt giới hạn cho mình, nếu cảm thấy một điều gì đó, hãy can đảm bước lên. Sự can đảm đó thúc đẩy tính tò mò và mang lại cho bạ nhiều cơ hội để sở hữu những kinh nghiệm và kiến thức mới.
Tích luỹ những điều hiển nhiên
Khi ta bước chân vào cuộc đời, có nhiều yếu tố khác ngoài kết quả quyết định lựa chọn và cả cơ hội của bạn. Để đánh giá bạn có phải một người phù hợp với công việc, những nhà tuyển dụng không chỉ dựa trên kết quả, mà còn dựa vào phong cách làm việc hàng ngày như thái độ làm việc hay sự phối hợp với người khác. Ấy là lý do bạn cần tích luỹ những điều tưởng như hiển nhiên, những điều đôi khi chính là chìa khoá mở ra cơ hội của bạn.
Mỗi chúng ta nên tự rèn luyện từ những thói quen rất nhỏ:
- Luôn là người nói lời chào trước
- Luôn có suy nghĩ riêng của bản thân
- Không bao giờ được nói dối
- Lời hưa phải được thực hiện ngay
- Luôn đúng giờ
- Luôn có sự say mê và tâm huyết trong công việc
- Luôn tự mình học hỏi và lan toả kiến thức ra xung quanh
- Luôn phấn đấu để tự tin
- Luôn có thái độ khiêm tốn
- Trở thành người được mọi người yêu mến
Tưởng như ấy là những việc quá đỗi hiển nhiên và sẽ chẳng mang nhiều ảnh hưởng tới khả năng “sống sót” trong kỷ nguyên mới, nhưng bản tính con người sẽ được trau dồi bằng cách tích luỹ những điều hiển nhiên như vậy. Hãy cố gắng tích luỹ những điều quan trọng đối với một con người. Nghĩa lý và nhân tình không chỉ có trong thế giới của những người quân tử, mà là một giá trị tuyệt vời cần được trân trọng trong xã hội.
Bí mật của những người được ưa thích.
Mọi người thường tự nhiên tụ tập xung quanh những người luôn biết cách khiến người khác cười. Tại sao vậy?
Trong kinh doanh, người ta gọi ấy là “nghệ thuật phá băng”. Nếu không có khoảng thời gian phá băng như vậy mà bước thẳng vào đàm phán, hai bên sẽ chỉ mất thời gian dò xét ý đồ của nhau, gây thêm căng thẳng. Nếu cả hai bên cùng nở nụ cười thì sẽ tốt hơn nhiều.
Kỹ thuật giảm thiểu cảm xúc tiêu cực.
Trước hết, đừng quá bận rộn. Hãy cố gắng đơn giản hoá cuộc sống của bạn càng nhiều càng tốt và sống với tốc độ chậm lại. Lý do bạn bị mắc kẹt trong những cảm xúc tiêu cực là vì bạn phải sống quá gấp gáp mà mất đi những khoảng trống trong đó.
Khi phải đối mặt với một vấn đề khó khăn, hãy mạnh mẽ đón nhận nó một cách thẳng thắn. Nếu có điều gì khiến bạn buồn phiền, thay vì cố gắng đè nén cảm xúc, hãy để cho cảm xúc chi ohối bản thân, và nếu được, hãy khóc to lên.
Hạnh phúc là cảm giác chỉ quan của bản thân, chứ không phải đánh giá khách quan của bất kỳ ai khác. Cảm xúc chỉ có thể thay đổi tích cực hay tiêu cực tuỳ thuộc trái tim mỗi người. Hãy khéo léo kiểm soát trái tim của chính mình để bản thân không bị cuốn theo những cả xúc tiêu cực.