NGÀNH KHOA HỌC NÀO ĐƯỢC COI LÀ VÔ DỤNG LÚC MỚI SINH RA NHƯNG SAU NÀY LẠI ĐƯỢC COI LÀ CỰC KỲ QUAN TRỌNG?

by admin
210NGÀNH KHOA HỌC NÀO ĐƯỢC COI LÀ VÔ DỤNG LÚC MỚI SINH RA NHƯNG SAU NÀY LẠI ĐƯỢC

Vào những năm 1960, một nhà toán học nhỏ mang tên Pyotr Yakovlevich Ufimtsev (hình 1) bắt đầu làm công việc nghiên cứu ở một đơn vị tác chiến điện tử (electronic warfare) của Liên Xô.

Vì đơn vị tác chiến điện tử phần lớn làm việc với sóng radio, ông nghiên cứu cách sóng radio nảy khỏi các bề mặt hai chiều và ba chiều. Những phương trình (hình 2) ông nghiên cứu được thực sự phi thường, nhưng không được cấp trên coi trọng lắm, vì không có nhiều ứng dụng thực tế vào lúc đó.

Thật ra các cấp trên còn không quan tâm đến công trình nghiên cứu của ông tới mức họ cho phép ông xuất bản công khai hoàn toàn. Bài báo “Phương pháp Sóng Cạnh trong Lý thuyết Vật lý Nhiễu xạ” (Method of Edge Waves in the Physical Theory of Diffraction) được xuất bản vào năm 1962.

Ờ thì, bài báo này sau đó được dịch ra tiếng Anh bởi Đơn vị Công nghệ Nước ngoài của Không quân Mỹ vào những năm 1970, khi Mỹ đang gặp phải một vấn đề lớn ở Việt Nam.

Vấn đề là, quân miền Bắc Việt Nam liên tục bắn hạ máy bay Mỹ bằng tên lửa đất đối không, và không có gì có thể ngăn lại được. Bài học Mỹ và NATO rút ra trong những thập niên 60, 70 trong Chiến tranh Việt Nam là: một mạng lưới phòng không phức tạp, được radar hỗ trợ có thể gây thiệt hại ban đầu cực kỳ lớn đến máy bay NATO trong giai đoạn đầu tiên của một cuộc đụng độ với Khối Warsaw ở châu Âu.

Đồng minh của chúng ta, quân đội Israel, cũng gặp phải vấn đề tương tự cùng lúc đó với hệ thống phòng không do Liên Xô thiết kế. Trong cuộc chiến Yom Kippur vào năm 1973, họ mất hơn 100 máy bay do tên lửa radar dẫn đường SAM của Lien Xô trong vài tuần đầu của cuộc chiến.

Phải làm cách nào đó vô hiệu hóa mối nguy hại từ hệ thống phòng không của Liên Xô.

Sau khi tất cả các ý tưởng được xem xét, lựa chọn khả dĩ nhất là chế tạo một chiếc máy bay vô hình với radar của đối phương, có khả năng thâm nhập vào không phận được bảo vệ, phá hủy hệ thống điều khiển radar, cho phép máy bay bình thường len vào kẽ hở được tạo bởi những chiếc máy bay tàng hình này.

Nhưng làm thế nào để khiến cho một vật vô hình trước radar? Ờ thì, đầu tiên, bạn phải biết sóng radar nảy khỏi các vật ba chiều như máy bay như thế nào, đây chính là lúc mà anh bạn Pyotr cùng công trình nghiên cứu đã bị quên lãng bắt đầu tham gia lại vào câu chuyện.

Vào lúc đó, máy tính chỉ đủ mạnh để tính toán radar bật khỏi bề mặt phẳng như thế nào, nên họ chế tạo máy bay chỉ có bề mặt phẳng, nhìn như hình 3.

Nó hiệu quả đến mức họ thử đủ các loại radar vào nó mà không thấy có tín hiệu gì, các kỹ sư nghĩ rằng thiết bị radar bị hỏng. Chỉ khi họ đem ra một vật khác làm thử nghiệm để xác minh rằng mọi thứ đều hoàn toàn bình thường thì mới thấy được mức độ hiệu quả của chiếc máy bay được tạo ra.

Sau này, nhờ vào việc tinh chỉnh, và nhờ có khoa học công nghệ tiến bộ hơn, người ta đã đi từ chế tạo những máy bay tàng hình với bề mặt phẳng thành những chiếc máy bay có bề mặt cong (hình 4 đến hình 7).

Tất cả đều nhờ đồng chí Ufimtsev, cha đẻ của máy bay tàng hình, vào lúc ấy bị lãng quên, nhưng đã cho ra đời một trong những công nghệ quân đội quan trọng nhất.

 





You may also like

Leave a Comment