NGÀY TÀN CỦA NHỮNG ĐÔI GIÀY RESELLER?

by admin

Đấy chỉ là tiêu đề để những người tò mò kinh doanh về việc mua đi – bán lại những mặt hàng là các đôi sneaker có giá trị cao. Sau cơn sốt của thời trang đường phố đưa những giá trị liên qua nhiều tới nền văn hóa hiphop, underground đi lên thương mại và mainstream thành công, trong đó có sneaker. Nền văn hóa sát mặt đất này vẫn tiếp tục phát triển, tuy nhiên ngay cả một người chỉ cần theo dõi cộng đồng này khoảng 5 năm đổ lại đây cũng nhận thấy sân chơi này không còn như trước nữa.

Giá trị của những đôi giày được bán lại tại các thị trường thứ cấp đã giảm đi rất nhiều – như các bạn hay nói đó là “Nổ bong bóng”. Dù các model giày collab mới ra như là Travis Scott cùng Nike, Dior x Air Jordan hay dự đoán về một đôi giày Nike Off-white AJ1 màu Green vẫn thu hút được sự quan tâm nhất định nhưng chắc chắn độ hot nó không còn như trước nữa. Độ quan tâm của thị trường “Mới” so với những đôi giày này không còn quá mặn mà khiến cho thị trường mua đi – bán lại cũng gặp nhiều ảnh hưởng. Đây là một điềm báo cho ngày tàn của những đôi giày như thế hay nó đang mất dần sức hút so với thị trường.

Điều này đến từ nhiều nguồn yếu tố khác nhau – đó là giờ đây khách hàng có nhiều lựa chọn hơn cho phần footwear của mình, không chỉ đơn thuần là những đôi sneaker đến từ các thương hiệu quen thuộc như Nike, adidas, Converse mà là những đôi sneaker được sản xuất từ các thương hiệu thời trang cao cấp. Chưa hết, thay đổi tập tính khách hàng và sự nổi dậy của các đôi boots từ derby, oxford, chunky soles hay platform boots trong giai đoạn gần đây với các trào lưu đa dạng hóa thời trang khiến sneaker cũng không được ưa chuộng nhiều hơn trước. Dịch bệnh, lạm phát và chiến tranh dẫn tới các vấn đề về nguồn sản xuất, supply cũng là lí do khiến khả năng ra hàng không đúng tiến độ là 1, 2 là sức mua của người mua sắm cũng phải cân nhắc nhiều khi nhìn tới những đôi giày “Có giá trị bán lại” cao.

Điều tiếp theo đó là sự “mệt mỏi”. Sự “mệt mỏi” trong việc phải mua với những đôi giày yêu thích với giá quá cao hoặc là không hợp lí và điều này đang lan rộng trong cộng đồng những người yêu giày, họ cảm thấy tình yêu của họ giảm đi rất nhiều cho những thứ mà đáng lẽ ra nó được “Fair” cho tất cả mọi người. Ngay cả Nike cũng nhận ra rằng họ có nguy cơ mất đi những người khách hàng đam mê giày của mình chỉ vì sự mệt mỏi trong việc đặt mua các đôi giày yêu thích của họ – tính ổn định và thiếu cân bằng.

Sự thổi phồng của những đôi giày hyped bằng việc hợp tác với những người nổi tiếng hoặc thúc đẩy bởi họ tạo ra lượng nhu cầu lớn và là kim chỉ nam cho việc “Mua đi – bán lại” khi cầu nhiều hơn cung. Có giai đoạn các đôi giày limited, khó mua trở thành xu hướng của thế giới vì nó mang được giá trị của người mang trên chúng – tuy nhiên giờ đây các thương hiệu với chiến lược “Bào tới từng giọt cuối cùng” khiến giá trị resell của những đôi giày đó giảm sụt đi rõ ràng. Ai cũng có thể tiếp cận được Dunk SB, Yeezys hay Air Jordan 1 (Chỉ cần là những bản không quá hiếm mà thôi). Thực tế, các thương hiệu footwear như Nike hay adidas chẳng hưởng được 1 đồng doanh thu nào phụ trội lên từ thị trường mua đi bàn lại này. Toàn bộ lợi nhuận dựa trên sự chênh lệch giữa giá retail và giá resell đều rơi vào tay của những người bán, vì với Nike hay adidas thì đôi giày đó vẫn chỉ được bán với giá niêm yết trên box. Rồi những kẻ backdoors, sử dụng bots trên các app mua sắm khiến việc mua những đôi giày giá trị limited ngày càng trở nên khó khăn khiến sự “mệt mỏi” và mất hứng thú với các đôi sneaker ngày càng trở nên rõ rệt.

Bằng chứng là tại thị trường thứ cấp thì một lượng lớn giày “Bán lại” vẫn tồn hàng ở đó và chưa tìm được 1 thị trường tương thích tại thời điểm hiện tại.

Trong diễn biến mà thời trang đang trở nên “trung hòa” hơn, “an toàn” hơn (Nếu không nói là buồn tẻ) sau các điều kiện ngoại quan diễn ra thì không lạ gì sức hút của các đôi giày sneaker mới ra giảm sút từ social media đến các kênh truyền thông khác là chuyện dễ hiểu. Người ta lại bắt đầu yêu thích những đôi giày dễ mang dễ đi như Converse, Vans hay kể cả là dép Crocs. Một viễn cảnh đìu hiu dành cho những người mua bán mặt hàng này nhỏ.

VÌ SÂN CHƠI NÀY THUỘC VỀ NHỮNG KẺ LỚN HƠN.

Muốn kiếm được tiền thì phải bỏ tiền ra, châm ngôn trong kinh doanh này không bao giờ là sai khi nhiều tay chơi lớn lại đang đầu tư rất nhiều vào mảng thị trường bán giày lại để phát triển hệ thống vững chắc, trở thành thế độc quyền khi mà những đối thủ cạnh tranh khác đang lao đao vì tình hình. StockX và Goat – những tay chơi chủ đạo trong mảng này dù có gặp scandals nhưng vẫn đang tiên phong trong việc mở rộng quy mô ngành hơn. Để tồn tại phải đầu tư quy mô hơn. Rủi ro rất lớn để nắm được thị trường, nếu có một sự kiện “trigger” nào đó xảy ra thì rõ ràng các thương hiệu này có thể phải ôm 1 số lượng hàn tồn khổng lồ.

Ngày nay, đối với sneaker thì khách hàng đã không còn bị thuyết phục quá nhiều bởi các sản phẩm bị hyped giá dẫn đến overprice một cách quá đáng mà họ muốn đồng tiền họ bỏ ra là hợp lí. Thế nên đó có phải là ngày tàn của những đôi giày resell?

You may also like

Leave a Comment