NGHE CHÉP CHÍNH TẢ CÓ THẦN THÁNH ĐẾN VẬY?

by admin

Mấy ngày trước, mình có đọc được bài viết chia sẻ về việc Nghe & chép chính tả – trong bức ảnh là tầm 30 bài nghe – chép nội dung theo các Section trong Cambridge IELTS. Theo như note thì bạn này đã làm được khoảng gần 80 ngày.

Trước tiên, mình phải khâm phục sự KIÊN TRÌ và CẨN THẬN của bạn ấy – bởi Nghe & chép chính tả đòi hỏi sự cẩn thận của người thực hành. Duy trì nó với những văn bản ngắn đã khó, với những bài dài ~4 phút trong IELTS Listening còn khó hơn.

Tiếp theo, TRÌNH ĐỘ của bạn hẳn phải rất tốt, để có thể ghi chi tiết từng chữ trong các section với tốc độ 1.25 – thú thực là bản thân mình cũng không chắc làm được điều này. Mình chưa rõ điểm số bạn đi thi bao nhiêu, nhưng nhìn vào số dấu đỏ trong bài, có thể biết bạn đã nghe RẤT RẤT ỔN – đi thi điểm cao là khỏi bàn.

1. NHƯNG LIỆU ĐỂ ĐẠT 9.0 LISTENING CÓ THỰC SỰ PHẢI LÀM NGHE & CHÉP CHÍNH TẢ NHƯ VẬY?

Với kinh nghiệm bản thân (để đạt 9.0 Listening 2 lần, đang chờ thi tiếp mấy lần nữa); mình có thể nói là KHÔNG CẦN THIẾT rèn đến mức độ như trên để đạt 9.0 Listening, thậm chí để rèn kỹ năng Note thì càng không.

Nghe & chép chính tả, bên cạnh LỢI ÍCH giúp người học nâng cao khả năng BẮT M – PHIÊN GIẢI M (Decoding), giảm lỗi VIẾT SAI (Spelling), tăng tốc độ NOTE THÔNG TIN thì lại còn 1 số TÁC HẠI nếu làm quá mức!

– Hình thành tư duy CỐ NGHE HẾT THÔNG TIN, thay vì NGHE – HIỂU THÔNG TIN

Trong khi luyện tập Nghe & chép chính tả, tùy theo cách thức mà chúng ta: hoặc nghe đi nghe lại 2-3 lần, hoặc dừng giữa chừng để note.

Còn trong thực tế khi đi thi IELTS, thí sinh chỉ được nghe 1 lần. Trong hội thoại, các khóa học, hay học tập trên trường Đại học; cũng không thể nào bắt người nói ‘dừng’ hoặc ‘tua lại’ để ta ghi chép được.

Tâm lý CỐ NGHE HẾT vô hình khiến quá trình phiên giải âm bị chậm lại, bộ não sẽ chỉ tập trung vào NGHE THÔNG TIN thay vì hiểu thông tin. Mà thực ra, quá trình HIỂU còn đóng vai trò quan trọng hơn.

Bởi có hiểu đúng – kết hợp với note thì mới có thể chọn đáp án (khi đi thi) hoặc ghi nhớ hiệu quả (trong quá trình học)

– Khó phân biệt giữa KEY WORDS và FUNCTION WORDS

Nghe & chép chính tả yêu cầu chép đúng từng chữ, trong đó có cả những function words (trợ động từ, mạo từ, giới từ) – đây là những từ đóng vai trò nhiều về mặt NGỮ PHÁP thay vì NGỮ NGHĨA.

Nhưng cũng vì ít có vai trò về nghĩa, nên các từ này thường không được nhấn mạnh, khó nghe – nếu chỉ tập trung nghe để chép cho đủ, thì vô hình chung, người học lại dành sự tập trung cho những từ ít quan trọng trong câu.

2. VẬY NGHE – CHÉP CHÍNH TẢ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

Trước hết, cần khẳng định lại: Nghe & chép chính tả là phương pháp NÊN LUYỆN TẬP, nhưng cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

– CHỌN TÀI LIỆU DỰA TRÊN TRÌNH ĐỘ

Với các bạn mới bắt đầu, nên chọn các tài liệu ngắn (~1 phút). Có thể nghe 1 đoạn ngắn và pause lại để chép theo trí nhớ, thay vì nghe hết cả bài rồi chép.

Nếu ở trình độ tốt hơn (5.0 – 6.0), bạn có thể lựa chọn các bài nghe dài hơn (~4-5 phút), nội dung khó hơn để nghe – chép. Chuyển từ nghe 1 đoạn ngắn – chép lại sang đoạn dài hoặc nghe cả bài rồi chép lại.

– LIÊN TỤC N NG CẤP

Sau 1 thời gian luyện tập, trình độ của bạn tốt lên (thể hiện ở việc nghe & chép dễ dàng hơn), nên chuyển qua các tài liệu khác dài hơn, tốc độ nói nhanh hơn (không nhất thiết phải TĂNG TỐC ĐỘ, vì ngoài kia cũng sẵn nguồn nghe có tốc độ nói tự nhiên nhanh rồi)

– KHÔNG ÁP DỤNG NGHE & CHÉP CHÍNH TẢ CHO TẤT CẢ TÀI LIỆU

Lời khuyên của mình là nên Nghe – Chép ở các audio ngắn (dưới 5 phút) và nội dung không quá khó, từ vựng thông dụng. Với các audio dài hơn (từ 5 phút trở lên) và nhiều thông tin hơn hoặc nội dung học thuật; bạn sẽ dùng phương pháp Note Taking.

3. NGOÀI NGHE & CHÉP CHÍNH TẢ, CÒN PHƯƠNG PHÁP NÀO KHÁC?

Chắc chắn là còn, và nó tên là NOTE TAKING!

Note taking chính xác là một kỹ năng ghi chép khi nghe – tức là kết hợp giữa NGHE, CHỌN LỌC THÔNG TIN QUAN TRỌNG và GHI CHÉP LẠI. Kỹ thuật này mình dùng khá nhiều khi còn sinh viên (đi học các khóa online course bằng tiếng Anh, hoặc tham gia hội thảo) và khi đi làm (ghi lại thông tin trong các cuộc họp).

Tiết kiệm thời gian, tập trung vào từ khóa, qua đó sẽ tăng khả năng PHIÊN GIẢN – HIỂU và PH N TÍCH khi nghe của bạn – đây chắc chắn là 1 bản update ‘xịn xò’ hơn của Nghe & chép chính tả.

Các bạn có thể thử bắt đầu theo cách sau:

• Bước 1: Nghe 1-2 lượt đầu tiên để làm quen với bài nghe. Chưa cần note bất cứ nội dung gì.

• Bước 2: Nghe lần thứ 3 trọn vẹn; sau đó note lại dựa vào trí nhớ.

• Bước 3: Nghe tiếp 1-2 lượt nữa (nghe trọn vẹn) và hoàn thiện phần note

* Lưu ý: tập trung vào việc note để BẠN HIỂU – thay vì NGƯỜI KHÁC HIỂU. Do đó, tập trung vào các phần mà bạn cho là quan trọng (thường chúng là Subject – Chủ ngữ, Object – Tân ngữ và Verb – động từ trong câu).

Nếu bạn đã quen với việc Nghe – chép chính tả thì việc luyện Note Taking sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Nguồn: sưu tầm

You may also like

Leave a Comment