Ngôi mộ kỳ quái ở Kyoto, Nhật Bản

by admin

Tại Kyoto, Nhật Bản, có một gò đất cao khoảng 24m, chu vi 216m, gọi là Mimizuka, nơi chôn cất những chiếc mũi của ít nhất 38.000 người Triều Tiên và hơn 30.000 người Trung Quốc thiệt mạng bị cắt làm chiến lợi phẩm trong các cuộc xâm lược Triều Tiên từ năm 1592 đến 1598 của Toyotomi Hideyoshi.

Theo truyền thống, các chiến binh Nhật Bản mang về đầu của kẻ thù bị giết trên chiến trường để làm bằng chứng cho chiến công của họ. Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Imjin, các chỉ huy trả thù lao cho binh lính dựa trên số đ.ầu giao nộp tại các trạm thu gom, nơi các thanh tra viên đếm, ghi chép, ướp muối và đóng gói những cái đ.ầu một cách tỉ mỉ để chuyển đến Nhật Bản.

Mệnh lệnh của Hideyoshi là:

Hạ gục tất cả mọi người, không phân biệt già trẻ, nam nữ, giáo sĩ và giáo dân — những võ quan trên chiến trường, điều đó không cần phải nói, mà cả những người dân miền núi, cho đến những người nghèo nhất và hèn hạ nhất — và gửi những cái đ.ầu đến Nhật Bản.

Tuy nhiên, do số lượng dân thường cùng với binh lính thiệt mạng và tình trạng chen chúc trên các con tàu vận chuyển quân đội, việc mang về những chiếc mũi thay vì cả đầu sẽ dễ dàng hơn nhiều. Thu thập mũi thay cho đ.ầu đã trở thành một nét đặc trưng của cuộc xâm lược Triều Tiên lần thứ hai.

Ngôi mộ này ban đầu được gọi là hanazuka (鼻塚 Tị Trũng), Gò Mũi, nhưng vài thập kỷ sau, cái tên này nghe có vẻ quá độc ác, nên được đổi thành mimizuka (耳塚 Nhĩ Trũng), Gò Tai, cách gọi nghe êm tai hơn nhưng không chính xác được dùng cho đến ngày nay. Những ngôi mộ mũi khác có niên đại cùng thời kỳ được tìm thấy ở những nơi khác ở Nhật Bản, chẳng hạn như ở Okayama.

Mimizuka được lập theo lệnh của Toyotomi Hideyoshi và được khánh thành vào ngày 28 tháng 9 năm 1597. Hideyoshi yêu cầu các nhà sư Phật giáo cầu nguyện cho linh hồn của những người mà một phần thân thể nằm ở Mimizuka; một hành động mà đại sư Saishou Jōtai (1548–1608) ca ngợi như một dấu hiệu của “lòng nhân từ và lòng trắc ẩn vĩ đại” của Hideyoshi (!).

Vào ngày 28 tháng 9 năm 1997, kỷ niệm 400 năm Mimizuka, một buổi lễ được tổ chức để tưởng nhớ những người đã thiệt mạng, với sự tham dự của mọi người thuộc mọi quốc tịch và tín ngưỡng.

Ngày nay, vì những lý do ngoại giao, Mimizuka ít được nhắc đến. Phần lớn trong số những du khách ít ỏi đến viếng di tích này là người Triều Tiên.

You may also like

Leave a Comment