NGỰA TRONG THỜI TRANG 

by admin

À, ngựa đây không phải là “Ngừa ngựa”, “Ngựa bà” mà chúng ta hay nói đâu mà là nghĩa đen. Đó là con ngựa – nếu ai mà quan tâm và xem nhiều các collection lookbook thì không lạ lẫm gì với hình ảnh ngựa xuất hiện cùng với người mẫu và các sản phẩm thời trang. Nó luôn tạo cho chúng ta một cảm giác gì đó vừa hoang dại, vừa nghệ thuật mà vừa tràn đầy sức mạnh, vừa hùng vĩ mà đậm chất thơ – một sự nhạy cảm, uyển chuyển và tự do dựa trên những đường cong (Cơ của ngựa), lớp lông mượt bóng và phần bờm + đuôi bay trong gió.

Không phải bây giờ mà ngựa là loài động vật gắn liền và xuất hiện trong các tác phẩm nghệ thuật – từ tranh ảnh, điêu khắc, tạc tượng. Thời con người còn ăn lông ở lỗ, bắt đầu phát triển được các nền văn minh với nhau thì ngựa luôn được coi trọng và tin yêu vì chúng giúp con người di chuyển, vận chuyển hàng hóa. Đó luôn là tài sản của con người mà đã vượt lên trở thành tín ngưỡng – hay đúng hơn là các vị thần. Những hình vẽ được tạo ra từ cách đây 15-20 nghìn năm – được tìm thấy trong các hang động sâu khắp thế giới (Niaux in The Midi-Pyrénées, Vallon-Pont-d’Arc, Lascaux ở Pháp, Tito Bustillo ở Tây Ban Nha).

Và thời kì Renaissance (Thời kì Phục Hưng) – kỉ nguyên phát triển bùng nổ về nghệ thuật bao gồm văn thơ, âm nhạc, tranh ảnh, điêu khắc thì hình ảnh của chú ngựa lại trở nên quan trọng nhiều hơn bao giờ hết. Những câu chuyện kinh thánh về Tứ Kị sĩ, về Khải Huyền, về ngày tận thế được các tên tuổi lớn, những họa sĩ vĩ đại như Leonardo da Vinci, Albrecht Durer, Antonio Pisanello hay Andrea Mantegna thể hiện và họ luôn rất yêu thích về việc sử dụng hình ảnh con ngựa. Trong các tác phẩm của họ, ngựa đóng một vai trọ là hình ảnh ẩn dụ về chiến trnah – về tôn giáo. Ngựa không chỉ trở thành một biểu tượng của chiến binh, của quyền lực mà nó còn thể hiện được sức mạnh của con người – với hình thể và vóc dáng lớn, ngựa trở thành trung tâm của toàn bộ bố cục của tác phẩm. Do đó, ngựa luôn là loài vật xuất hiện nhiều nhất trong các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng và luôn được chăm chút, vẽ tỉ mỉ và thể hiện từng đường cơ một cách rõ ràng. Nó bao gồm cả tranh ảnh và điêu khắc.

Ngựa đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người ở các thế kỉ trước khi không chỉ là phương tiện di chuyển, vận chuyển hàng hóa mà còn là biểu tượng của sự giàu có, quý tộc, quyền lực. Để nói nôm na cho dễ hiểu thì ngày nay chúng ta chơi xe máy, chơi oto siêu sang thì ngày xưa người ta chơi ngựa vậy. Ngựa càng đẹp, càng khỏe, càng được trau chuốt thì chứng tỏ chủ nhân của chúng càng quyền lực và càng giàu có. Ngựa là loài động vật không chỉ xuất hiện ở trời Âu mà hiện diện trên toàn thế giới – cả phương Đông hay những vó ngựa của Tây Tạng từng giày xéo cả thế giới dưới bàn tay của Thành Cát Tư Hãn. Trung Hoa – nền văn hóa ngàn năm cũng rất coi trọng hình ảnh của ngựa. Giai thoại, điển tích về ngựa tượng trưng cho nhiều yếu tố thiên nhiên, là điềm lành nằm trong rất nhiều phần của văn hóa Á Châu.

Nhưng điểm chung đó là Ngựa là biểu tượng của Quý tộc xuất hiện ở nhiều nền văn hóa.
Lật ngược lại lịch sử, rất nhiều chân dung của các nhà vua – của các tướng quân khét tiếng đều chụp (hoặc vẽ) chung với việc cưỡi ngựa. “Equestrian Portrait” – chân dung cưỡi ngựa này xuất phát từ thời Đế Chế La Mã. Chúng thể hiện được cho sự oai phong, sức mạnh, cao thượng và đẳng cấp của người chủ nhân. Bất kì một người thượng lưu đều muốn và sở hữu một tấm hình cưỡi ngựa (Như kiểu truyền thống í) – tuy nhiên nó cũng phải đến từ nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ đơn thuần là cưỡi 1 con ngựa. Ngựa đó giống nào, đến từ đâu và quan trọng được vẽ bởi ai/ nghệ sĩ đó có nổi tiếng không. Và tất nhiên, giá thành và thời gian không hề rẻ và nhanh một chút nào.

Haute Couture – thời trang may đo cao cấp được sản sinh ra để phục vụ cho giới quý tộc và thượng lưu. Việc người ta sử dụng những món đồ cao cấp được may đo tỉ mỉ để cưỡi ngựa đã là một hình ảnh cực kì phổ biến – từ đi dạo, đi chơi đến các môn dành cho giới hoàng gia như đua ngựa, polo. Dần dàn từ đó, ngựa trở nên quen thuộc và thành một yếu tố hình ảnh thể hiện sự sang trọng của Haute Couture rất nhiều. Thậm chí, có những nhà thiết kế còn phải làm ra những phiên bản đặc biệt phục vụ cho việc cưỡi ngựa mà vẫn phải đảm bảo được tính thời trang và sang trọng.

Thế giới trở nên hiện đại hơn, hình ảnh của những chú ngựa cũng dần mất đi trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên ở một số nước, ngựa vẫn được sử dụng cho việc xây dựng hình ảnh và duy trì văn hóa. Tỉ dụ như police cưỡi ngựa đi tuần trên những chú ngựa ô hùng dung. Trong thời trang thì hình ảnh của chú ngựa vẫn duy trì – tuy không quá nhiều như ngày xưa – nhưng mỗi lần xuất hiện thì chúng đều mang tới cảm xúc đặc biệt cho người xem. Có thể tò mò, có thể là kì thú hoặc hoài niệm về sự sang trọng xa xưa. Chanel SS22 với Charlotte Carisaghi – cháu gái của Công nương Grace Kelly xứ Monaco và đại sứ thương hiệu của Chanel từ năm 2020 đã cưỡi 1 chú ngựa 8 tuổi xuất hiện trên sàn runway. Rồi Dior, Versace, Stella McCartney, Fear of God… rất rất nhiều thương hiệu thời trang sử dụng hình ảnh của ngựa lên các sản phẩm hình ảnh của mình.

You may also like

Leave a Comment