108
Trong ví tiền có giấy tờ chứng từ chứng minh ví tiền là của người đánh rơi đồ, mà trên ví tiền cũng có dấu vân tay của bạn vì bạn đã cầm mở ra xem.
Bạn đang ở trên một con đường không có camera giám sát, không có ai làm chứng.
Tiền không ở trên người bạn, nhưng người đánh rơi đồ khăng khăng là do bạn đã giấu nó đi.
- [+20,210] monkey:
Đọc là biết ngay người phỏng vấn là chú bé đần, chưa từng viết thông báo đến nhận lại đồ bị thất lạc.
Có một điểm rất quan trọng trong thông báo nhận đồ thất lạc đó là không thể miêu tả tỉ mỉ, cụ thể đặc điểm của món đồ nhằm tránh gian lận. Khi đối phương đến nhận đồ phải để đối phương nói ra đặc điểm của nó, nói đúng mới đưa cho người đó, còn nói không đúng á? Xin lỗi, đồ này không phải của bạn, chứ không sao lại không thể nói được đặc điểm của nó?
Còn nhặt được tiền thì game là dễ, có người đến nhận, bạn hỏi người ta số tiền bao nhiêu, nếu người ta nói là 10.000 thì bảo xin lỗi, đây không phải tiền của bạn, vì bạn nói không khớp với số tiền bị đánh rơi, bạn đi mà kiếm người nào nhặt được 10.000 ấy. - [+2,138]
Thật ra câu này rất dễ trả lời, phần đông mọi người đều sẽ nói là: Nhặt được 9000 tệ, nếu người đánh rơi tiền nói bị thiếu 1000 tệ thì chứng tỏ số tiền ấy không phải là của người đó.
Câu hỏi không cao siêu phức tạp, thật ra chỉ đang kiểm tra năng lực ứng biến của người được phỏng vấn thôi.
Nếu ở ngoài đời trùng hợp gặp phải chuyện như vậy, có thể sử dụng cách đó để giải quyết không?
Không!
Tôi muốn chia sẻ với mọi người một chuyện cực kỳ kỳ khôi mình từng gặp phải.
Nhặt được ví tiền trên sofa ở sảnh rạp chiếu phim, bên trong có 500 tệ (~1tr7), có lòng tốt đợi người làm rơi ví đến nhận lại mà sau cùng bị vu oan thiếu mất 500 tệ, nếu là bạn thì bạn sẽ làm gì?
Tháng trước, tôi hẹn đồng nghiệp đi xem phim.
Vì còn dư dả thời gian nên chúng tôi ngồi ở khu tiền sảnh tán dóc. Đồng nghiệp tinh mắt hơn nên nhìn thấy dưới sofa có một cái ví tiền.
Do gần với tôi nên tôi tiện tay nhặt nó. Tôi không hề mở ví ra nên tôi với bạn không rõ nó có tiền hay giấy tờ chứng nhận gì không.
Lúc đó tôi có suy nghĩ rất chi là đơn giản: Kiên nhẫn đợi, có lẽ người đánh rơi đồ phát hiện mất ví tiền sẽ quay lại đây tìm.
Nếu người đó không tới, chúng tôi sẽ vào xem phim, giao ví cho nhân viên của rạp phim. Nếu họ sợ phiền phức, không dám nhận thì gọi báo công an, giao cho công an.
Chúng tôi ngồi đợi chừng nửa tiếng thì một đôi nam nữ chạy cuống cuồng tới. Cô gái nhìn thấy ví tiền ngay, nó nằm bên cạnh tôi. Cô ta lao như bay tới cầm nó lên, còn liếc tôi.
Tôi ngạc nhiên, sao khác với trên phim vậy, đáng lẽ nên nói cảm ơn đồ chứ?
Cặp đôi đứng ở bên cạnh, vừa kiểm tra lại ví tiền vừa thầm thì xì xào gì đó.
Đồng nghiệp nói chắc là đang bàn nhau lát nữa nên cảm ơn chúng tôi như thế nào. Có khi sẽ mời chúng tôi một ly trà sữa.
Ai ngờ mấy phút sau cặp đôi này sắc mặt hầm hầm bước tới chỗ chúng tôi. Nam thanh niên nói trong ví cậu ta có 1000 tệ mà giờ chỉ còn 500, cậu ta nghi ngờ chúng tôi động tay ví cậu ta, thó mất 500 tệ!
Như sét đánh ngang tai!
Đồng nghiệp ngạc nhiên đực người ra. Cô ấy còn tưởng người ta sẽ mời uống trà sữa, dè đâu người ta vu oan chúng tôi lấy mất 500 tệ trong ví.
Sau khi bạn nam nói xong thì bạn nữ la lối ngay tại chỗ luôn. Nói gì mà chúng tôi nhặt ví tiền của họ rồi lấy cắp 500 tệ. Còn nói xưa giờ chưa thấy ai vô liêm sỉ như thế.
Lúc đó nên làm sao? Chẳng lẽ muốn tôi nói: Hai người làm mất 1000 tệ, nhưng trong ví chỉ có 500 nên ví này không phải của hai người?
Chắc chắn là không thể rồi!
Cách duy nhất đó là gọi điện báo công an. Tôi không muốn phí lời với họ nên gọi điện luôn cho công an.
Chắc hẳn nam thanh niên biết rõ chính xác trong ví tiền của cậu ta có bao nhiêu tiền. Nhưng cô gái thì có vẻ miệng còn hôi sữa, vẫn đang lớn lối ầm ĩ.
Đợi không tới 10 phút, công an tới. Sau khi hỏi cặn kẽ tình huống, họ tìm nhân viên rạp xem lại camera. Trùng hợp là ngày hôm đó camera bị hư, giống y như tình tiết trong phim điện ảnh.
Cô bé kia vẫn không buông tha, cuối cùng công an bảo chúng tôi về đồn.
Sau khi về đồn, một vị công an hỏi tôi và đồng nghiệp mấy câu đơn giản. Chúng tôi ngồi sang bên cạnh đợi vài phút thì thấy cô gái đánh cậu bạn trai.
Chúng tôi đoán là cậu chàng kia chỉ đang sĩ gái, không ngờ chúng tôi sẽ báo công an, đồng chí công an hỏi vài câu xong cậu ta không kham nổi, khai tuột ra hết.
Cô gái tức tối gần chết nên mới đánh bạn trai.
Sự tình được giải quyết nhưng bỏ lỡ bộ phim. Đồng nghiệp bực bội, nói nếu không phải thấy cặp đó còn nhỏ thì chắc chắn hẹn ra tòa không gặp không về.
Xã hội phức tạp, lòng người hiểm ác. Vì thế mới có câu nói: Không nên có tâm hại người, nhưng nên có tâm phòng người.
Nếu lúc phỏng vấn gặp phải câu hỏi này, bạn có thể trả lời là: Số tiền nhặt được không phải của bạn.
Câu trả lời có lẽ hơi rập khuôn nhưng 100% không sai.
Nhưng nếu là ở ngoài đời, bạn gặp phải chuyện này thì cách tốt nhất không phải là đôi co lý lẽ với người ta, mà là chọn báo công an.
Đồng chí công an kinh nghiệm dày dặn, sẽ giúp người đánh rơi đồ nhớ ra được rốt cuộc người đó đánh rơi bao nhiêu tiền. - [+787]
Câu hỏi năm.
Trong thời đại số hóa phổ biến, trong thời đại đa số người ta đi ra đường không còn mang theo tiền mặt bên người
Mà người phỏng vấn của công ty vẫn còn dùng kiểu câu hỏi của 20 năm trước để thử thách
Chứng tỏ công ty này đã lười biếng cập nhật đổi mới suốt thời gian dài, không theo kịp thời đại, vẫn còn sống trong quá khứ
Công ty này không xứng với tui
Bái bai ngài!