Nguyễn Trãi- Ông Hoàng Drama nhà Lê

by admin

Giai đoạn đầu thời Lê, có một số drama khá hay ho xảy ra, mà điều rất đáng lưu tâm mà tôi thấy đó là drama cũng có mặt Nguyễn Trãi

1. Vụ Việc Viết Chiếu Cầu Phong

Năm 1434, Lê Thái Tông sai Nguyễn Trãi làm thừa chỉ soạn chiếu thư để mang cho hai quan Thái Quân Thực và Nguyễn Tông Trụ mang sang nhà Minh xin cầu phong. Nội mật viện Nguyễn Thúc Huệ và học sĩ Lê Cảnh Xước theo lệnh của Lê Sát đổi một số chữ trong tờ chiếu. Nguyễn Trãi biết chuyện chửi thẳng vào mặt Nguyễn Thúc Huệ, Nguyễn Thúc Huệ tức lắm mách với Lê Vấn. Khi Lê Vấn ra chất vấn thì Nguyễn Trãi trả lời rằng:

– Thúc Huệ là kẻ tài thì rất tầm thường nhưng lai hay có thói bòn vét, hắn ở địa vị then chốt chỉ biết đục khoét của dân làm vui, cốt làm vui lòng vương thượng. Lê Vấn lại kể lại chuyện này với Thúc Huệ

Và như thế, Nguyễn Trãi qua vụ này để Nguyễn Thúc Huệ thù ghét, đắc tội với cả Lê Sát và Lê Vấn

2. Vụ Việc 7 Tên Cướp

Có một năm, có 7 tên tội phạm thọ án chém, Lê Sát và Lê Ngân đau đầu không biết xử trí ra sao, vì chém một lúc 7 người sợ sẽ gây hoang mang cho dân chúng. Nguyễn Trãi nói:

– Hình phạt không bằng nhân nghĩa, cùng một lúc chém 7 mạng người không phải là việc làm của người có đức cao

Lê Sát vặn lại: Ông là người nhân nghĩa, vậy thì xin mời ông dùng nhân nghĩa cảm hóa 7 tên cướp.

Nguyễn Trãi đuối lý đáp: Bọn chúng là phường hung hác gian giảo, pháp luật của triều đình còn không răn chữa được chúng, Trãi này lấy đức độ gì mà cảm hóa nổi

Cuối cùng thì triều đình quyết định chỉ xử chém 2 tên cầm đầu, 5 tên còn lại phạt lưu đày.

3. Vụ Việc Làm Lễ Nhạc

Vua Lê Thái Tông giao cho Nguyễn Trãi và hoạn quan Lương Đăng cùng soạn thảo lại lễ nhạc triều đình.

Nguyễn Trãi dâng bản vẽ khánh đá và tâu rằng

“Kể ra, đời loạn dùng võ, thời bình chuộng văn. Nay đúng là lúc nên làm Lễ Nhạc. Song không có gốc thì không thể đứng vững, không có văn thì không thể lưu hành. Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc.

Thần vâng chiếu soạn nhạc, không dám không dốc hết tâm sức. Nhưng vì học thuật nông cạn, sợ rằng trong khoảng thanh luật , khó được hài hòa. Xin bệ hạ yêu nuôi muôn dân, để chốn xóm thôn không còn tiếng oán hận buồn than, như thế mới không mất cái gốc của nhạc”.

Vua khen ngợi và tiếp nhận. Sai thợ đá huyện Giáp Sơn lấy đá ở núi Kinh Chủ để làm.

….

Tháng 5, Hành khiển Nguyễn Trãi tâu rằng:

“Mới rồi, bọn thần cùng với Lương Đăng hiệu định nhã nhạc, nhưng kiến giải của thần không giống với Lương Đăng, thần xin trả lại công việc được sai”.

Trước kia Thái Tổ sai Nguyễn Trãi định ra quy chế mũ áo, chưa kịp thi hành. Đến đây, Lương Đăng dâng sớ thư đại ý nói:

“Về lễ thì có lễ đại triều và lễ thường triều. Tế trời, cáo miếu, ngày thánh tiết, ngày chính đám, thì làm lễ đại triều, hoàng đế mặc áo cổn, đội mũ miện, lên ngồi ngai báu, trăm quan đều mặc triều phục đội mũ chầu. Còn những ngày mồng một, ngày rằm hằng tháng thì Hoàng đế mặc áo bào vàng, đội mũ xung thiên, ngồi ngai báu, trăm quan đều mặc công phục, đội mũ.

Lễ thường triều thì hoàng đế mặc áo bào vàng, đội mũ xung thiên, ngồi sập vàng, trăm quan mặc thường phục cổ tròn, đội mũ sa đen. Về nhạc thì có nhạc tế Giao, nhạc tế Miếu, nhạc tế Ngũ tự, nhạc cứu khi có nhật thực, nguyệt thực, nhạc đại triều, nhạc thường triều, nhạc cửu tấu khi đại yến, nhạc dùng trong cung, không thể dùng nhất loạt được. Về lỗ bộ đại giá, như xe kiệu thì có đại lộ, tượng lộ, mã lộ, có cửu long dư, thất long dư, có bộ liễn, có phi liễn; về nghi trượng thì có kim qua, phủ, việt, chàng, phướn, tinh kỳ, mao tiết, chương phiến, long ngũ phượng. Số ngựa đóng vào xe và số đội ngũ theo hầu cũng đều có quy định cả,thần không thể chép hết được”.

Thư ấy dâng lên, vua sai Lương Đăng định ra các quy chế. Đăng nhân đó dâng lên quy chế về mũ áo và nhạc khí. Đại để, quy chế do Đăng và Trãi định ra phần nhiều không hợp nhau, những chổ bàn về số lượng, trọng lượng các nhạc khí có nhiều điều trái nhau, mà trình bày cũng khác nhau, cho nên Trãi xin thôi việc đó.

Trung thừa Bùi Cầm Hổ tâu rằng:

“Bệ hạ lên ngôi tới nay, hay thay đổi phép cũ của Thái Tổ, như Lỗ bộ ty đồng giám Lương Đăng. Tiên đế cho là người hơi hiểu biết, dùng làm Nội nhân phó chưởng, sau thấy hắn khúm núm, không thể gần gũi được, cho ra làm văn đội. Nay lại thấy hắn làm quan xin bệ hạ nghĩ lại”.

Lỗ bộ ty đồng giám kiêm tri điển nhạc sự Lương Đăng dâng nhạc mới phỏng theo quy chế của nhà Minh mà làm.

Trước Đăng và Nguyễn Trãi đã vâng mệnh soạn định nhã nhạc. Trong đó, nhạc ở trên có 8 loại thanh âm như: trống keo lớn, khánh chùm, chuông chùm, đặt các loại đàn cầm, đàn sắt, sênh, quản,thược, chúc ngữ, huân trì. Nhạc ở dưới điện thì có phương hưởng treo, khống hầu.


Ban bố các nghi thức mới định lại trong các dịp lễ thánh tiết, chính đáng, sóc vọng, thường triều đại yến .

Trước kia, vua sai Lương Đăng định các nghi thức đại triều, đến đây hoàn thành dâng lên. Vua bái yết Thái miếu, các quan mặc triều phục làm lễ theo nghi thức mới bắt đầu từ đây.

Bọn Hành khiển Nguyễn Trãi, Tham tri bạ tịch Nguyễn Truyền, Đào Công Soạn, Nguyễn Văn Huyến, Tham nghị Nguyễn Liễu dâng sớ tâu rằng:

“Muốn chế tác lễ nhạc, phải đợi có người rồi hãy làm, được như Chu Công thì sau mới không có lời chê trách. Nay sai kẽ hoạn quan Lương Đăng chuyên định ra lễ nhạc, chẳng nhục cho nước lắm sao!

Vả lại, quy chế lễ nhạc của y là dối vua lừa dưới, không dựa vào đâu cả, như đánh trống là báo giờ ra chầu triều sớm, nay vua ra chầu rồi mới đánh.Theo quy chế xưa, khi vua ra, thì bên tả đánh chuông hoàng chung, rồi năm chuông bên hữu ứng theo, lúc vua vào đánh chuông chưng tân rồi năm chuông cũng ứng theo. Nay vua ra chầu, đánh 108 tiếng chuông, đó là số lần đếm tràng hạt của nhà sư. Nếu theo quy chế của nhà Minh, thì khi vua ngồi ở cửa Phụng Thiên phải có ngai báu, nay chỉ có một điện Hội Anh, lại chỉ có sập vàng, nếu di chuyển thì sợ không yên, đặt cả hai thứ cũng không được, thế là lễ nghi gì?. Làm xe thì đằng trước có diềm, đằng sau mở cửa. Nay lại mở cửa đằng trước, quy chế xưa làm như thế hay sao?. Khi vua ra thì có hô thét, khi vào thì có thu dẹp, đó là quy định của nghi lễ. Nay quan coi cửa xướng tâu mọi việc xong, các quan lui ra, vua con ngồi mà người thu dẹp đã la thét dọn dẹp là làm sao?. Vả lại, Đăng là đứa hoạn quan, thần trộm lấy làm ngờ lắm”.

Đăng tâu: “Thần không có học thức, không biết quy chế cổ, các nghi thức nay đã làm, chỉ trông cả vào hiểu biết của thần mà thôi, còn ban hành hay không là quyền của bệ hạ, thần đâu dám chuyên quyền”.

Nguyễn Liễu tâu rằng: “Từ xưa đến nay chưa bao giờ có cảnh hoạn quan chuyên phá hoại thiên hạ như thế này”.

Đinh Thắng từ trong bước ra, mắng rằng:

“Hoạn quan làm gì mà phá hoại thiên hạ? Nếu phá hoại thiên hạ thì chém đầu ngươi trước”.

Cuối cùng phải giao Liễu cho hình quan xét hỏi. Án xử xong, tội đáng chém, nhưng được lệnh riêng của vua, cho thích chử vào mặt, đày ra châu xa. Lễ nhạc thì vua giao cho Lương Đăng toàn quyền đảm trách. Nguyễn Trãi bị ra rìa, buồn bực dâng sớ xin từ quan nhưng không được chấp thuận.

4. Vụ Án Lệ Chi Viên

Nguyễn Trãi được cử đi làm Tham Chính Đông Bắc Đạo, về triều nghe câu chuyện của Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao với Nguyễn Thị Anh. Nguyễn Trãi và Thị Lộ quyết định đưa Ngọc Dao đi trốn

Đành rằng không có chứng cứ cho rằng Nguyễn Thị Anh là chủ mưu vụ Lệ Chi Viên, nhưng việc làm của Nguyễn Trãi chẳng khác gì tự đưa mình vào rọ, tự dính mũi vào những drama vốn chẳng liên quan đến mình

Nguồn: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư

You may also like

Leave a Comment