Nhà văn Lê Lựu – “cha đẻ” của nhiều tiểu thuyết đình đám như: “Thời xa vắng”, “Sóng ở đáy sông”… qua đời sau nhiều năm chống chọi bệnh tật.
Nhà văn Lê Lựu sinh năm 1942. Ông từng tham gia cuộc kháng chiến giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Thử thách để anh lính Lê Lựu trở thành “người cầm súng”, cũng mở ra cơ hội người cầm bút cho nhà văn Lê Lựu.
Thời kỳ đầu sự nghiệp, ông có nhiều sáng tác như truyện ngắn “Người cầm súng” (1970), tiểu thuyết “Mở rừng” (1976) – được xem là tác phẩm kinh điển của dòng văn học thời kỳ chiến tranh.
Sau này, tên tuổi của ông được khẳng định trên văn đàn với ba tiểu thuyết kinh điển: “Thời xa vắng” (1986), “Chuyện làng Cuội” (1991), “Sóng ở đáy sông” (1994)…
Trong đó, tiểu thuyết “Thời xa vắng” in lần đầu năm 1989, và đoạt giải thưởng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam năm 1990 cùng với “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh và “Bến không chồng” của Dương Hướng.
Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim truyện nhựa vào năm 2003 do đạo diễn Việt kiều Hồ Quang Minh thực hiện, phim đoạt giải Cánh diều Bạc năm 2004.
Nhà văn Lê Lựu sinh năm 1942. Ông từng tham gia cuộc kháng chiến giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Thử thách để anh lính Lê Lựu trở thành “người cầm súng”, cũng mở ra cơ hội người cầm bút cho nhà văn Lê Lựu.
Thời kỳ đầu sự nghiệp, ông có nhiều sáng tác như truyện ngắn “Người cầm súng” (1970), tiểu thuyết “Mở rừng” (1976) – được xem là tác phẩm kinh điển của dòng văn học thời kỳ chiến tranh.
Sau này, tên tuổi của ông được khẳng định trên văn đàn với ba tiểu thuyết kinh điển: “Thời xa vắng” (1986), “Chuyện làng Cuội” (1991), “Sóng ở đáy sông” (1994)…
Trong đó, tiểu thuyết “Thời xa vắng” in lần đầu năm 1989, và đoạt giải thưởng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam năm 1990 cùng với “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh và “Bến không chồng” của Dương Hướng.
Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim truyện nhựa vào năm 2003 do đạo diễn Việt kiều Hồ Quang Minh thực hiện, phim đoạt giải Cánh diều Bạc năm 2004.
Bạch Dương