NHẠC GIA QUÂN – HỒI 4

by admin

(Quy mô, nhân sự, bộ máy chỉ huy, chi phí vận hành, tổ chức Nhạc Gia quân)

II. Quân sự

  1. Quy mô

Trong suốt quãng thời gian tồn tại của mình, Nhạc Gia quân không đồng đều về số lượng nhân mã song nếu tóm tắt quy mô phát triển của Nhạc Gia quân theo hình thức kinh doanh thì có thể ví von Nhạc Gia quân khởi đầu với đội Đạp Bạch quân khoảng 500 người tương đương quy mô 1 xí nghiệp quy mô nhỏ nhưng sau cùng thì lên được quy mô nhân sự ở cấp tập đoàn (có khi là cỡ tập đoàn quốc tế) lên đến những 100,000 quân vốn điều đó cũng đúng như Nhạc Phi từng cảnh báo với thượng cấp cũ Đỗ Sung là muốn khuông phục Trung nguyên thì cần có không dưới chục vạn quân.

Quá trình phát triển về quy mônhân sự Nhạc Gia quân đại để gồm các mốc là từ 1127 tới đầu năm 1128, Nhạc Gia quân chỉ là 1 nhóm nhỏ Đạp Bạch quân do Nhạc Phi bấy giờ là tiểu tướng dưới quyền đại thần chủ chiến Tông Trạch dẫn dắt để rồi thông qua các chiến công ở thời kỳ đầu của cuộc chiến Tống – Kim thời Nam Tống mà Nhạc Phi được làm Thông Thái Trấn Phủ sứ và ở cương vị này thì thông qua việc chiêu mộ thêm binh sỹ mà Nhạc Gia quân của Nhạc Phi đã phát triển quy mô lên mức khoảng 10,000 quân.

10,000 quân là con số quân có thể dùng thắng Kim ở vài trận cỡ vừa vừa nếu dùng hợp lý song nếu muốn lấy lại Trung nguyên thì con số 10,000 quân rất là không đủ để rồi chỉ 2 năm sau là vào năm 1132 thì thông qua việc bình định các thổ phỉ Lý Thành, Trương Dụng, Tào Thành…Nhạc Phi đã lần nữa mở rộng lên mức khoảng 23,000 quân.

Mặc dù vẫn còn chưa đủ số quân cần thiết cho 1 đại chiến dịch giành lại Trung nguyên song ít nhất thì với việc bình định các nhóm thảo khấu rồi lấy nhân sự các Sơn Đại vương nay bổ sung vào lẫn bồi dưỡng cho họ thêm tinh thần Tận trung báo quốc thì việc mở rộng quy mô nhân sự kiểu này của Nhạc Gia quân là có thể chấp nhận nhưng mà dù vậy thì để có thể xây dựng 1 đội quân thiện chiến lớn hơn thì 1 trong những điều kiện tiên quyết cần có là phải có địa ban cắm doanh tốt.

Cơ hội đó sau cùng chỉ đến vào năm 1134 với việc Nhạc Phi tiến hành đem Nhạc Gia quân Bắc phạt lần đầu đoạt lại 6 quận Tương Hán vốn dù cỡ 23,000 quân thì có thể không đủ đánh lâu dài với đại binh đông đảo, thiện chiến của người Kim song với đám Lưu Tề là chính quyền bù nhìn người Hán mà người Kim lập ra để quản lý vùng đất Trung nguyên từ phía nam sông Hoàng Hà tới phía bắc sông Hoài thì lại dư sức khi Lưu Tề so với Nam Tống không chỉ thiếu tính chính danh do là 1 chế độ tay sai bù nhìn của ngoại tộc lập nên để cai trị người Hán ở nơi người Kim chưa thể trực trị mà quân Lưu Tề không chỉ yếu kém, tạp nham mà còn có vài thành phần từng là bại tướng Nhạc Gia quân ở các trận trước đó như Lý Thành để rồi cùng với việc lấy được 6 quận Tương Hán giàu có rồi được triều đình Nam Tống cho quản hạt khu vực nay như là 1 phòng ngự khu riêng của Nhạc Gia quân chung với Ngạc Châu ở Hồ Nam thì ngay sau khi đoạt được 6 quận Tương Hán từ Lưu Tề, Nhạc Gia quân đã phát triển được quân số bản bộ lên mức 30,000 quân thiện chiến.

Không ngừng lại ở đây khi mà cùng với việc tiêu diệt cuộc nổi dậy tại hồ Động Đình của Dương Yêu vào năm 1135 thì Nhạc Gia quân đã tiếp nhận thêm bộ chúng của Dương Yêu để mở rộng quy mô lực lượng lên mức 100,000 quân và mức quy mô quân số này sau đó đã được giữ nguyên mãi cho đến khi Nhạc Phi bị giết và Nhạc Gia quân bị giải thể.

  1. Nhân sự

Vì Nhạc Gia quân tồn tại trong khoảng 20 năm đầu thời Nam Tống khi Tống vẫn còn chưa thực sự mất các vùng đất thuộc 2 tỉnh Hà Nam, Hà Bắc cho Kim nên nhân sự Nhạc Gia quân khá đa dạng với ban đầu là các binh sỹ miền bắc song cùng với việc thời kỳ đầu chiến đấu khó khăn lại phải liên tục bỏ đất đai cho Kim chiếm theo lệnh cấp trên nên khi xuống tới Giang Nam thì chỉ còn dưới 2000 quân cũ đã từng cùng Nhạc Phi tung hoành khu vực Khai Phong thời kỳ đầu và thông qua chiến tranh kéo dài thì rất chắc chắn chỉ còn vài cựu binh miền bắc từng theo Nhạc Phi từ khi còn là tiểu tướng Tông Trạch, Đỗ Sung là sống sót cho tới khi Nhạc Gia quân giải thể.

Bù lại cho nhân sự quân gốc bắc đang bị hiếm hoi, hao mòn dần thì nhân sự miền nam lại được bổ sung thay vào cho nhân sự miền bắc với số nhân sự Giang Nam này ngoài dân gốc Giang Nam rặt khi Nhạc Phi được cho trấn nhậm đất đai Giang Nam mà còn có thể gồm cả nhân sự miền bắc chuyển cư xuống Giang Nam để chạy nạn chiến tranh.

1 bộ phận nhân sự Nhạc Gia quân khác là sơn tặc, số này tuy không thiếu thông qua việc Nhạc Phi đánh nhau với sơn tặc từ khoảng năm 1130 tới năm 1135 song bù cho sức chiến đấu cao của đám thổ phỉ chính là kỷ luật, quy củ họ kém vốn chỉ có thể bù trừ bằng việc áp dụng quân kỷ nghiêm minh để họ phục tùng

Ngoài ra trong quân Nhạc Phi cũng có sự hiện diện của không ít quân triều đình đến từ các tướng gốc rặt triều đình hoặc thủ lĩnh nghĩa quân chống Kim quy phục triều đình như Ngưu Cao, Lương Hưng vốn số này có ưu điểm là vì từng đánh nhau nhiều lần với người Kim trước đó nên họ không chỉ quen thuộc với phương thức chiến đấu của người Kim và chưa kể họ có khi cũng thông thuộc đường lối cục bộ của 1 vài địa phương miền bắc như Ngưu Cao hay như Lương Hưng là có quan hệ rộng với các toán nghĩa quân chống Kim ở bờ bắc Hoàng Hà.

Đông và đáng kể nhất là cựu nghĩa quân Động Đình Hồ mà Nhạc Phi có được từ sau khi dẹp được cuộc nổi dậy của Dương Yêu vốn số quân này tuy có rặt dân gốc miền nam nhưng bù lại khoản đánh nhau trên sông nước là thứ cần thiết để bổ sung vào mảng mà Nhạc Gia quân trước đó còn thiếu sót.

Tuy nguồn gốc nhân sự khá đa dạng song có 1 vũ khí bí mật mà có thể Nhạc gia quân được Nhạc Phi trang bị và huấn luyện cho binh sỹ của mình chính là Nhạc Gia quyền là trường phái quyền thuật mà Nhạc Phi sáng tạo ra dựa trên kinh nghiệm đúc kết trong quãng thời gian cầm binh của mình với mục đích sáng tạo ra Nhạc Gia quyền vốn không ngoài phục vụ nâng cao năng lực chiến đấu của binh sỹ khi mà nguyên thuỷ Nhạc Gia quyền được dùng cho thực chiến với huận luyện quân sự.

  1. Bộ máy chỉ huy

Đúng như tên gọi không chính thức của mình thì Nhạc Gia quân có chỉ huy tối cao thống soái toàn quân chính là Nhạc Phi vốn quyền hạn Nhạc Phi trong Nhạc Gia quân là thống soái, sắp xếp, giải quyết sự vụ trong toàn bộ Nhạc Gia quân.

Ngay cả khi là thống soái cao nhất của toàn bộ Nhạc Gia quân thì Nhạc Phi vẫn rất cần các trợ thủ đắc lực có thể giúp mình quản lý, vận hành tốt toàn bộ đạo quân đông khoảng 100,000 người này với những trợ thủ tâm phúc đắc lực nhất của Nhạc Phi có thể kể tới là Trương Hiến cùng Vương Quý vốn 2 người Trương Hiến, Vương Quý không chỉ giữ vai tò là các phó tướng Nhạc Gia quân mà còn là những người có thể thay Nhạc Phi đều phối,chỉ huy các tướng lĩnh khác trong quân cũng như quản lý sự vụ toàn bộ Nhạc Gia quân khi Nhạc Phi vắng mặt.

Bổ sung cho 2 người Trương Hiến, Vương Quý có năng lực điều phối, quản lý cao trong quân ngũ chính là bộ 3 Ngưu Cao, Từ Khánh, Đổng Tiên là những người có kỹ năng chiến đấu cao nhất của Nhạc Gia quân vốn cùng với Trương Hiến, Vương Quý thì cả thảy 5 người này chính là thành phần xương sống của Nhạc gia quân.

Tất nhiên thì ngoài 5 người Trương Hiến, Vương Quý, Từ Khánh, Đổng Tiên, Ngưu Cao thì Nhạc gia quân cũng có nhiều tướng lĩnh các cấp khác vốn dựa vào số liệu năm 1139 thì Nhạc Gia quân có cả thảy 22 tướng mang hàm Thống chế, 5 người là Thống lĩnh (cả thảy là 27 sỹ quan cao cấp) cùng 252 người giữ vị trí chỉ huy các cấp gồm 84 người giữ vị trí Tướng quân, phó tướng cùng tướng dự bị với số này cũng chính là những người có khả năng nhận lãnh, quản lý 1 tiểu đơn vị trong Nhạc Gia quân.

Số tướng trong Nhạc quân cũng quyết định tới số lính trong các đơn vị của Nhạc Gia quân khi mà vào năm 1135 thì dù rằng số tướng tá trong Nhạc Gia quân có tăng từ 10 lên 30 người với quy mô binh sỹ của toàn bộ Nhạc Gia quân là 100,000 người thì mỗi tướng Nhạc Gia quân sẽ lãnh nhiệm vụ chỉ huy 3000 quân dưới quyền.

Tuy nhiên thì khi số bộ tướng trong Nhạc Gia quân tăng lên mức 84 người là hang có thể được quản lý 1 tiểu đơn vị trong Nhạc Gia quân thì điều này lại tỷ lệ nghịch với quân số các tiểu đơn vị khi mà do bởi mức quân số Nhạc Gia quân vẫn giữ nguyên khoảng 100,000 quân trong khi số bộ tướng lại tăng vọt lên mức 84 người , việc này đã khiến số người mỗi tiểu đơn vị do 84 tiểu tướng Nhạc Gia quân quản lý giảm xuống còn hơn 1200 lính.

  1. Chi phí vận hành

Việc quản lĩnh trong tay đội quân lớn và thiện chiến như Nhạc Gia quân đòi hỏi có 1 nguồn lương thảo, tài chính không nhỏ để nuôi quân lẫn chi trả cho binh sỹ, chi tiêu trong quân ngũ và thật vậy khi mà mức độ phí tổn để duy trì Nhạc Gia quân vào thời điểm năm 1133 khi Nhạc Gia quân chỉ có quân số chừng 23,000 lính là mỗi tháng cần chi 123,000 quan tiền (1000 tiền bằng 1 quan) với 14,500 thạch gạo để nuôi binh để rồi sang năm 1134 thì trước khi Nhạc Phi tiến hành chuẩn bị Bắc phạt lần thứ 1 để giành lại 6 quận Tương Hán do bù nhìn Lưu Tề của rợ Kim nắm giữ đã dự chi trước 5000 lạng vàng, 10,000 lạng bạc cùng 200,000 quan tiền lẫn 60,000 thạch gạo.

Dù vậy thì vượt xa dự tính mức dự chi khi mà sau khi Nhạc Gia quân chiếm xong 6 quận Tương Hán thì con số chi tiêu này đã tăng lên mức 975,000 quan tiền cùng 330,000 thạch gạo

Qua năm 1138 khi Nhạc Gia quân mở rộng quân số lên mức 100,000 quân thì số chi tiêu hàng tháng của Nhạc Gia quân là 560,000 quan tiền cùng hơn 70,000 thạch gạo song vào thời điểm này thì thông qua việc đoạt lấy, trấn trị 1 bộ phận không nhỏ đất đai Trung nguyên từ tay kẻ thù thì Nhạc Gia quân ít nhất cũng có thể tự túc được chút thu nhập để hỗ trợ việc chi dùng trong quân với số thu nhập thường niên của Nhạc Gia quân từ các vùng đất mình đang quản lý là 1,580,000 quan tiền thuế cùng 180,000 thạch lúa có từ việc cho quân dân cùng cày doanh điền.

  1. Tổ chức Nhạc Gia quân

Về cấu trúc tổ chức thì Nhạc Gia quân dựa theo quy mô quân đội lẫn cấu trúc, tổ chúc gồm nhiều đơn vị Quân nhỏ hơn hợp thành với bên cạnh 1 số Quân trực thuộc Nhạc Gia quân như Bối Ngôi quân sở hữu đầy đủ 2 binh chủng kỵ binh, bộ binh cộng thêm việc Nhạc Gia quân dù từng đánh nhau nhiều nơi song ở 4 lần Bắc phạt thì địa bàn hoạt động chính là tại khu vực 6 quận Tương Hán ở Hồ Bắc trở lên phía bắc với Đại bản doanh cố định của Nhạc Gia quân thì đóng tại Ngạc châu ở Hồ Bắc thì có thể nói không ngoa là Nhạc Gia quân thời đầu Nam Tống khá tương đồng với mô hình Tập đoàn quân chiến đấu thời hiện đại vốn cũng được hợp thành từ nhiều đơn vị nhỏ của các binh chủng khác nhau.

Theo ghi chép trong sử thì trong hệ thống cấu trúc các Quân Nhạc Gia thì toàn bộ Nhạc Gia quân gồm có 12 đơn vị Quân hợp thành ở phía dưới do 12 vị tướng giữ hàm Thống chế quản lý gồm 5 quân Tiền (do phó tướng Trương Hiến chỉ huy), Tả (Ngưu Cao chỉ huy), Hậu (Vương Kinh quản lý), Hữu (Bàng Vinh soái lĩnh), Trung (Phó tướng Vương Quý của Nhạc Gia quân làm Chánh tướng, Hác Trinh phó tướng) cùng Thắng Tiệp quân (soái bởi Triệu Bỉnh Uyên từng bị Nhạc Phi trong lúc say rượu thượng cẳng tay, hạ cẳng chân nhừ tử), Phá Địch quân dưới quyền Lý Sơn, Du Dịch quân của Diêu Chính vốn sang năm 1141 thì được Vũ Củ tiếp quản, Tuyển Phong quân do Lý Đạo làm chánh tướng, Hồ Thanh làm phó tướng; Thuỷ quân với bộ phận Thuỷ quân của Nhạc Gia quân được gọi là Hoành Giang quân, Đạp Bạch quân do Đổng Tiên chỉ huy và tinh nhuệ nhất trong Nhạc Gia quân là Bối Ngôi quân.

Trong số 12 Quân trực thuộc Nhạc Gia quân trên do các vị tướng giữ hàm Thống chế dẫn dắt thì bộ phận làm nên tên tuổi của Nhạc Gia quân uy chấn thiên hạ chính là đội Bối Ngôi quân có sức chiến đấu cực cao, cao nhất trong các đơn vị Nhạc Gia quân.

Dù vậy thì gốc gác ban đầu của Bối Ngôi quân thực tế không hẳn là từ Tống khi mà Bối Ngôi chính xác là từ ngữ có nghĩa trong tiếng của người Đảng Hạng không chỉ là dân tộc đã lập nên nước Tây Hạ mà còn là dân tộc giỏi kỵ binh như Liêu, Kim.

Người ta nghiên cứu thấy trong tiếng Đảng Hạng thì Rồng, ưng đều gọi là Ngôi, rắn thì gọi là Bối nên Bối Ngôi trong tiếng Tây Hạ ngoài dịch thô thì nghĩa là Rồng Rắn, Ưng Rắn thì do những con vật trên đều là mãnh thú nên rất có thể danh xưng “Bối Ngôi” trong tiếng Hạ dùng để chỉ hạng những dũng sỹ, tráng sỹ mạnh mẽ.

Bên cạnh đó thì Nhạc Gia quân không phải là đội quân đầu tiên và duy nhất do các tướng bên ngoài của Tống lập nên khi mà trước Nhạc Phi thì Hàn Thế Trung đã lập nên 1 đơn vị Bối Ngôi quân khác trực thuộc Hàn Gia quân.

Nhìn lại hành trạng hoạt động của 2 danh tướng nổi bật nhất nhì Nam Tống thì dù Nhạc Phi thành tích chống Kim nổi bật song thực tế không chỉ gia nhập hàng ngũ quân đội nhà Tống muộn hơn Hàn Thế Trung tới 17 năm là vào năm 1122 mà dựa vào quê quán của Nhạc Phi là tại Thang Âm thuộc An Dương ở tỉnh Hà Nam thuộc về nửa đông Trung Hoa thì rõ ràng ngay cả khi tham gia trận mạc từ sớm thì đối thủ Nhạc Phi sớm nhất cũng chỉ có mỗi Liêu.

Trái với Nhạc Phi thì ngay từ năm 1105, Hàn Thế Trung đã không chỉ gia nhập quân đội nhà Tống rồi sau đó còn xuống cả Giang Nam bình định cuộc nổi dậy của Phương Lạp mà với nguyên quán ở Diên An thuộc tỉnh Thiểm Tây là nơi gần biên giới Tống – Hạ vốn vào năm 1105, người Hạ cũng từng xâm nhập đất Tống thì rõ ràng ngay từ đầu sự nghiệp binh nghiệp kéo dài hơn Nhạc Phi, Hàn Thế Trung từ rất sớm đã không chỉ có điều kiện tiếp xúc, đánh nhau với người Tây Hạ mà còn thông qua vài lần đánh nhau để chứng kiến sức mạnh kỵ binh Tây Hạ cùng sở trưởng, sở đoản của họ vốn về sau khi tới mặt trận phía đông chống Kim thì lúc phải đối mặt với đội chiến kỵ trang bị hạng nặng của Kim, Hàn Thế Trung đã không quên dùng chút kinh nghiệm có từ những năm đánh nhau với người Tây Hạ ở phía tây vào việc khắc chế trọng kỵ nước Kim dẫn đến sự thành lập của Bối Ngôi quân trong Hàn Gia quân để rồi khi Nhạc Phi thành lập Nhạc Gia quân ở giai đoạn muộn hơn đã không quên học hỏi kinh nghiệm chống thiết kỵ ngoài sa trường từ Hạ qua Kim của Hàn Thế Trung dẫn đến việc xuất hiện đội Bối Ngôi quân trong Nhạc Gia quân.

Ở trong đội hình Nhạc Gia quân thì Bối ngôi quân không chỉ là lực lượng hỗn hợp gồm 2 binh chủng kỵ binh – bộ binh với bộ binh có quân số tính bằng Vạn do con trai Nhạc Vân của Nhạc Phi dẫn dắt giữa lúc kỵ binh Bối Ngôi thì có quân số 8000 người do Vương Cương suất lãnh được đặt dưới quyền thống lĩnh chung của Nhạc Vân mà còn là thân binh cá nhân của Nhạc Phi.

Về trang bị cùng chiến thuật của Bối Ngôi quân thì dựa vào mô tả trong chuỗi trận Yển Thành – Dĩnh Xương hậu thế sẽ được biết Bối Ngôi quân Nhạc Gia ra sao song trước hết thì dựa theo ghi chép trong các sử sách thì có vẻ dù 2 người Nhạc Phi, Hàn Thế Trung đều triển khai Bối Ngôi binh trong tư binh của mình song bản Bối Ngôi quân của Nhạc Gia quân có vẻ là mở rộng hơn Bối Ngôi quân của Hàn Thế Trung.

Văn bia của chính Hàn Thế Trung có đề cập đến Bối Ngôi là dùng để chỉ người cầm rìu có cán dài, trên đâm vào ức ngựa chiến kẻ thù, dưới thì chặt vào chân chiến mã đối thủ, gặp 100 đánh 100 khiến cho người ngựa kẻ thù đều té nhào vốn dựa theo mô tả này thì có thể phỏng đoán rằng Bối Ngôi quân trong quân Hàn gia là lực lượng bộ binh dùng rìu cán dài chuyên nhắm vào phần ức lẫn chân của chiến mã kẻ thù ngoài chiến trường mà đánh trước tiên vốn như vậy thì ngay cả dù là kỵ binh trang bị trọng giáp vốn Thiết Phù Đồ của nhà Kim là quân như vậy cũng không thể sống sót mà về.

Chưa tính là trọng kỵ nhà Kim người ngựa đều trang bị trọng giáp nên 1 khi ngựa chiến bị đâm ức, chém chân mà sụp xuống thì kỹ sỹ cũng sẽ ngã nhào theo lẫn khó khăn mà đứng dậy bộ chiến dẫn đến rất dễ bị các toán quân trang bị nhẹ nhưng linh động, nhanh nhẹn hơn kết liễu 1 cách dễ dàng trong lúc còn chưa kịp hoàn hồn sau cú ngã ngựa.

Chiến thuật như vậy đã được Nhạc Gia quân triển khai khi mà vào lúc Nhạc Gia quân phải đối diện trực diện với mũi chủ công gồm thân quân Thiết Phù Đồ của Nhạc Truật đánh ở mặt chính diện trung binh Kim quốc là các kỵ binh không chỉ người ngựa đều được trang bị trọng giáp mà cứ mỗi 3 người ngựa Thiết Phù Đồ được kết nối nhau bằng dây da lẫn chống rào cự mã lên trước để tiến từng bước vững chắc, chậm rãi thì Nhạc Phi đã cho Nhạc Gia quân ở cánh do mình đích thân chỉ huy vác các vũ khí đâm chém có cán dài gồm đại phủ (búa lớn), đề đao, trát đao ra cự chiến.

Với mấy thứ vũ khí cán dài thì chỉ cần đâm chém bừa từ xa vào khu vực từ ức ngựa trở xuống phần chân với chân ngựa xưa nay dù thân mình ngựa có được giáp bảo vệ thì chân, móng ngựa vẫn không thể được che chắn bảo vệ bằng giáp khiến cho ngựa phải khuỵu chân ngã xuống thì xác định kỵ sỹ Thiết Phù Đồ ngồi trên lưng ngựa cũng sẽ bị té nhào theo và điều đó gây ra hiệu ứng tiếp theo là do 3 người ngựa Thiết Phù Đồ được ràng buộc nhau bằng dây da thành khối để tạo nên sức xung sát, công phá ngoài trận thì chỉ cần 1 con ngựa trang bị giáp bị té ngã lôi theo kỵ sỹ Thiết Phù Đồ khác cũng ngã theo thì 2 nhân mã Thiết Phù Đồ còn lại trong nhóm cũng sẽ khó mà tiếp tục ngồi được thăng bằng trên lưng ngựa do bởi sức cùng kéo từ nhân mã đồng đội đã bị té của họ cũng được trang bị trọng giáp cả người lẫn ngựa.

Đấy chỉ là chiến thuật chống Thiết Phù Đồ cùng bất kỳ trọng kỵ, thiết kỵ nào khác mà Kim tung ra của bộ binh Bối Ngôi quân ở Yển Thành giữa lúc chiến thuật giao chiến của kỵ binh Bối Ngôi thì linh động hơn nhiều.

Theo mô tả chiến báo trận Yển Thành thì tại Yển Thành, Kim binh ngoài đội trọng kỵ Thiết Phù Đồ trang bị cực nặng đảm nhận vị trí chủ công ở trung tâm với ý đồ dùng sức nặng của giáp trụ bảo vệ cả người ngựa để xung sát bộ binh Bối Ngôi do Nhạc Phi dẫn dắt tại giữa trận thì 2 sườn Thiết Phù Đồ được che bằng 2 cánh kỵ binh liên hoàn nhưng nhẹ hơn là Quải Tử Mã.

Vai trò của Quải Tử Mã trong chiến pháp người Kim ở chiến trường là bố trí 2 bên cánh để làm nhiệm vụ luân phiên ra vào, qua lại quấy rối, tấn công quân địch đang giao chiến chính diện với chủ lực Kim binh ở trung tâm thường là bộ phận bộ binh song ở Yển Thành, Dĩnh Xương thì là đám trọng kỵ Thiết Phù Đồ với ý đồ ma sát, mài mòn dần kẻ địch, tạo điều kiện cho trung quân tung đòn đánh mạnh phá vỡ trận tuyến kẻ thù khiến địch quân phải bỏ chạy vốn tới lúc này thì 2 cánh Quải Tử Mã ở 2 sườn sẽ chuyển từ chế độ Móc lốp, Quấy rối sang Truy kích kẻ địch.

Cũng vì vai trò như vậy nên so với Thiết Phù Đồ, lực lượng Quải Tử Mã nhà Kim ở 2 sườn được trang bị nhẹ hơn mà cao nhất thì dù chiến sỹ Quải Tử Mã có trang bị giáp song cũng chỉ tròm trèm tới mức kỵ binh hạng trung là cao nhằm để đảmbao3 tốc độ, tính cơ động, linh hoạt để có thể kiêm nhiệm 1 lúc 2 việc vừa quấy rối kẻ địch vừa truy kích địch quân nhằm tiếp ứng, hỗ trợ cho quân ở tuyến giữa.

Đối phó với đám Quải Tử Mã chuyên nhiệm vụ như vậy thì ở Yển Thành, Nhạc Phi đã cho Nhạc Vân lãnh 2 đội kỵ binh Bối Ngôi, Du Dịch ra đối chiến nhằm ngăn cản sự phối hợp tác chiến giữa 2 cánh Quải Tử Mã với đội Thiết Phù Đồ ở giữa vốn trong 2 đội kỵ binh tinh nhuệ mà Nhạc Phi cho Nhạc Vân mang ra ngoài đối chiến 2 cánh Quải Tử Mã thì dựa vào cái tên Du Dịch quân cũng có thể thấy được ý muốn ám chỉ công năng của đội kỵ binh này là nhanh nhẹn, linh hoạt, dễ xoay trở vốn là điều chỉ xuất hiện ở các hạng kỵ binh trang bị không quá nặng nề như kỵ binh hạng trung trở xuống.

Với Bối Ngôi Kỵ binh thì dù cả thảy chỉ có 8000 quân và phải gánh vai trò tấn công chủ lực chiến trường cho Nhạc Gia quân, chiến thuật Bối Ngôi Kỵ binh cũng có phần tương tự các đồng đội bên đội Bối Ngôi Bộ binh song được cải tiến sao cho có thể dễ chiến đấu trên lưng ngựa.

Vì được biến tấu sau cho có thể sử dụng và phát huy khi đánh nhau trên lưng ngựa nên xác định vũ khí Bối Ngôi Kỵ binh không thể là các vũ khí chặt chém có cán dài như búa lớn, đề đao, trát đao phải vung bằng cả 2 tay vì nó quá vướng víu và không đủ tiện lợi khi cầm vung nhau trên lưng ngựa.

Để thích ứng với lối chiến thuật mà các chiến hữu cùng quân nhưng ở bộ phận bộ binh thực hiện là “hạ ngựa trước, giết người sau” thì kỵ binh Bối Ngôi quân đã phải trang bị tinh tế hơn gồm trường đao, đoản đao dùng kết thúc đám kỵ sỹ lẫn bộ binh đứng trên mặt đất cùng khoảng 10 mũi nỏ ngắn, 20 mũi tên cứng cùng đồ bảo hộ là mũ trụ, áo giáp bằng da có gắn các phiến giáp sắt hình lá cây phía ngoài để tăng thêm sự bảo vệ.

Nhìn vào trang bị như vậy thì có thể thấy Bối Ngôi quân cao lắm cũng chỉ là tới mức kỵ binh hạng trung song sở dĩ ở 2 trận Yển Thành – dĩnh Xương, kỵ binh Bối Ngôi quân có thể dễ dàng đối phó với Quải Tử Mã ngang hạng lẫn Thiết Phù Đồ nặng hơn là nhờ biết xài chiến thuật đối phó đúng đắn.

Trên chiến trường Bối Ngôi kỵ binh không đủ ngốc tới mức lao vào choảng nhau với kỵ binh kẻ thù ngay từ đầu do bởi không chỉ số lượng chiến mã ít hơn mà nhiều lúc không đủ khả năng đọ nhau trực diện với quân địch, nhất là khi địch triển khai trọng kỵ trang bị nặng .

Để thủ thắng chiến trường thì kỵ binh Bối Ngôi đã áp dụng cách thức chiến đấu linh hoạt lẫn dễ biến đổi hơn đó là trên chiến trường, các kỵ binh Bối Ngôi sẽ hợp nhau thành các tổ chiến đấu tuy độc lập nhưng lại phối hợp chặt chẽ với nhau khi mà các tổ kỵ binh Bối Ngôi vào lúc còn cách kỵ binh địch áng chừng trăm bước thì sẽ chia nhau ra tổ thì bắn tên, tổ thì bắn nỏ vào ngựa kẻ thù, tên nhanh nỏ mạnh sẽ đốn ngã các chiến kỵ đối thủ lẫn khiến kỵ sỹ đối phương ngã nhào để rồi nhân lúc kỵ sỹ mất ngựa của kẻ thù đang lồm cồm đứng dậy mà chưa kịp hoàn hồn, định hình thì các kỵ binh Bối Ngôi đang tụ thành các tổ bắn tên, nỏ bấy giờ mới rút đoản đao, trường đao chuyển sang thế xung sát dùng đao dài, ngắn các cỡ để lao tới phạt ngã các kỵ sỹ địch bị mất ngựa đang đứng trơ trọi trên mặt đất như người ta đốn cây phạt cỏ trước khi cất đao, tái tụ thành các tổ bắn ngựa rồi lại xung phong cận chiến liên hồi.

Chính bộ chiến pháp kỵ binh Bối Ngôi của Nhạc Gia quân như vậy nên ngay cả có là Thiết Phù Đồ trang bị nặng hơn thì cũng chỉ mất xác tại trận và cũng nhờ bộ chiến pháp vậy nên Bối Ngôi kỵ – bộ binh của Nhạc Gia quân đã trở thành 1 trong các lực lượng thiện chiến đáng gờm nhất trong Nhạc Gia quân và có thể là trong quân đội Nam Tống lúc đó.

Để có thể phát huy uy lực Bối Ngôi quân cả kỵ lẫn bộ thì ngoài yếu tố binh sỹ phải là hàng tinh tuyển gan góc không biết nhát sợ khi gặp giặc mạnh lẫn có đủ kỷ luật cao không tự ý phá vỡ hàng ngũ thì ngựa chiến cũng là 1 yếu tố đáng bàn khi mà ngay từ đầu sự nghiệp kháng Kim của mình thì trừ số ít Đạp Bạch quân từ đầu là kỵ binh thám báo, Nhạc Phi đã không thể nào thành lập được 1 đội kỵ binh thực sự đủ mạnh để chống đỡ được kỵ binh Kim.

Dù cho tới nay không có nguồn nào ghi rõ thời điểm Bối Ngôi quân (nhất là Bối Ngôi kỵ binh) xuất hiện trong Nhạc Gia quân song có lẽ ít nhất là từ khi 2 người Dương Tái Hưng, Ngưu Cao bất ngờ đánh úp Lưu Tề để cướp về những 15,000 con chiến mã loại tốt.

Trước khi cướp được chiến mã từ phương bắc thì Nam Tống vì bị đuổi xuống Giang Hoài trở về nam đã không thể mua ngựa từ các nguồn nuôi- cung cấp ngựa ở phía bắc mà nhanh nhất là chỉ có mua ngựa nuôi ở các nước Vân Nam như Đại Lý vốn ngựa nuôi ở khu này thì so vóc dáng thì khó bì với ngựa phương bắc lẫn Đại Lý là nước nằm giữa vùng núi nên ngựa cũng mang tính chất ngựa vùng sơn cước cũng như Đại Lý dù là nước có chăn nuôi ngựa để bán cho Tống song dân lại thuần làm nông hơn vốn điều này là trở ngại cho việc Nam Tống phát triển đội kỵ binh mạnh chỉ với nguồn ngựa mua tù Vân Nam.

Trái lại thì Lưu Tề với tư cách bù nhìn do Kim lập ra nên cũng vì thế rất được người Kim nâng đỡ vốn 1 trong cách để nâng đỡ chính quyền bù nhìn Lưu Tề đối kháng được với Nam Tống là phát triển kỵ binh với ngựa Kim so với ngựa Nam Tống lại toàn hàng tốt khi là ngựa thảo nguyên nhà Liêu lẫn ngựa Mãn Châu có thể chịu tải trọng nặng trên lưng tốt hơn ngựa Vân Nam của Nam Tống với ví dụ điển hình là chiến mã Thiết Phù Đồ.

Việc Ngưu Cao, Dương Tái Hưng có thể cướp được 15,000 chiến mã phương bắc từ tay Lưu Tề lẫn các lần bắc tiến trước và sau đó cũng đã mang về cho Nhạc Gia quân số lượng không nhỏ ngựa phương bắc dưới hình thức chiến lợi phẩm Bắc phạt vốn giúp Nhạc Phi có thể bổ sung, xây dựng các đội kỵ binh có trong Nhạc Gia quân là Bối Ngôi Kỵ binh, Du Dịch quân cùng Đạp Bạch kỵ.

Sau khi Nhạc Phi bị giết và Nhạc Gia quân bị giải thể thì Triệu Cấu thừa cơ chiếm đoạt lấy bộ phận Bối Ngôi quân của Nhạc Gia quân, cho đội quân này 1 danh xưng riêng lẫn biên chế vào bộ phận Điện Tiền quân sẵn có của triều đình.

1 đội quân khác gắn liền với Nhạc Phi từ khi mới khởi nghiệp chống Kim và trở thành nòng cốt của Nhạc Gia quân về sau là Đạp Bạch quân vốn khi còn là tiểu tướng dưới quyền Tông Trạch, Nhạc Phi đã được Tông Trạch cho soái 500 kỵ binh Đạp Bạch quân.

Đạp Bạch quân có từ thời Ngũ Đại và cái gọi Đạp Bạch quân chính là đám kỵ binh thám báo chuyên được cho đi trước đại binh để thăm dò đường đi lẫn quan sát động tĩnh đối phương xem có bị đối phương bố trí phục binh không.

Với nhiệm vụ như vậy thì rõ ràng trang bị Đạp Bạch quân không chỉ nhẹ mà khi có chiến sự nổ ra giữa đại quân với kẻ thù thì xác định trong hàng ngũ chiến đấu trực diện với đối thủ khó lòng mà có sự xuất hiện của Đạp Bạch quân, trừ khi là luc đó đã bị địch quân bủa vây bốn mặt phải tử chiến tới người cuối cùng.

Cũng vì nhiệm vụ đi trước do thám nên Đạp Bạch quân thường phải đi trước cả đội tiền quân trong đạo binh dù rằng quy định về số quân của đội kỵ binh do thám này là không hề có nên quy mô Đạp Bạch quân có thể to hay nhỏ tuỳ sự sắp xếp của chủ soái quân đội lẫn nhiệm vụ mà đội gánh vác.

Sở dĩ nói nói đến là tuỳ nhiệm vụ mà đội Đạp Bạch gánh vác thì dù vẫn thường được dùng cho công năng do thám nên quân số Đạp Bạch quân có thể không cần đông song vào lúc làm những việc cần thiết khác như đột kích, quấy rối vốn dựa trên việc trang bị nhẹ của Đạp Bạch quân rất phù hợp cho việc đó thì rõ ràng Đạp Bạch quân là lựa chọn tối ưu và quãng thời gian đầu năm 1128 khi Nhạc Phi còn dưới quyền Tông Trạch và được cho cầm Đạp Bạch quân đã chứng minh điều đó.

Với đội Tuyển Phong quân thuộc Nhạc Gia quân thì chỉ có thể tóm gọn là Tuyển Phong quân đã có xuất hiện trong quân đội nhà Tống từ sau thời Tống Thần Tông với nhân sự dũng mãnh, được trang bị tốt cũng như có thống chế quản lý riêng bên cạnh 5 quân Tiền, Tả, Hậu, Trung, Hữu giữa lúc Thắng Tiệp quân thì lại xuất hiện muộn hơn là vào đời Tống Huy tông khi hoạn quan Đồng Quán Đạo Phu (1054-1126) lúc chưởng quản quân vụ vùng Thiểm Tây chống Tây Hạ đã cho lập đội vệ binh cá nhân là Thắng Tiệp quân gồm 5000 người được tuyển chọn từ nhiều đội quân khác nhau với cùng chung tiêu chuẩn tuyển chọn là vạm vỡ lẫn giỏi võ nghệ.

Xuất hiện muộn nhất trong Nhạc Gia quân là bộ phận Thuỷ quân với Thuỷ quân Nhạc Gia quân được biết tới dưới tên gọi Hoành Giang quân.

Vốn dĩ thì Nhạc Gia quân chỉ gồm 2 binh chủng kỵ bộ song thông qua việcTrieu65 Cấu sai phái Nhạc Phi đi bình định cuộc nổi dậy Dương Yêu ở Động Đình hồ năm 1135 với lực lượng Dương Yêu đa phần là thuỷ quân thiện chiến với thuyền hạm di chuyển nhanh nhẹn tới mức mà chính bản thân Nhạc Phi cũng không thể khinh dị để rồi au khi tiêu diệt xong đầu sỏ Dương Yêu của nghĩa quân Động Đình thì Nhạc Phi đã thu dụng binh sỹ dưới quyền Dương Yêu vốn quân số không chỉ 50,000 – 60,000 quân đông ngang ngửa hoặc hơn cả quân số toàn bộ Nhạc Gia quân khi đó khiến cho sau khi biên chế thêm quân Dương Yêu vào thì Nhạc Gia quân đã tăng quân số lên mức 100,000 quân mà còn lần đầu tiên tích hợp được thuỷ quân vào Nhạc Gia quân khiến cho Nhạc Gia quân như hổ mọc thêm cánh.

Vì bộ chúng Dương Yêu là nghĩa quân Động Đình Hồ cũ quen hay chính xác là giỏi đánh thuỷ chiến nên đã được bố trí đồn trú ở 1 nơi khác ngoài đại bản doanh Nhạc Gia quân ở Ngạc Châu là Hán Dương ở Vũ Hán thuộc Hồ Bắc vốn không chỉ nằm đối diện qua sông với đại bản doanh Ngạc Châu của Nhạc Gia quân mà còn vì số lượng đông đảo của bộ phận Hoành Giang quân này mà 1/3 quân thành Hán Dương trở thành thuỷ trại đóng binh của Hoành Giang quân.

Dù sau đó bộ phận thuỷ quân Hoành Giang quân của Nhạc Phi có bị sụt giảm số lượng khi Nhạc Phi có chia bớt 1 bộ phận Hoành Giang quân đem tặng cho 2 người Trương Tuấn, Hàn Thế Trung để kết tình thân hữu song thuỷ chung bộ phận thuỷ quân Hoành Giang quân của Nhạc Gia quân vẫn là quán quân trong lực lượng thuỷ quân đóng ven sông Trường Giang của Nam Tống.

You may also like

Leave a Comment