NHẪN GIẢ (2)

by admin

II. Quân sự

Tuy rằng thông qua phim ảnh cũng như các phương tiện truyền thông khác thì hình tượng nhẫn giả đã trở nên phổ biến trong văn hoá đại chúng song kỳ thực thì cũng thông qua nó, người ta lại nhìn nhẫn giả hiện đại với nhiều sai lệch vốn dĩ rất khác với nhẫn giả ngày xưa

1 trong những quan niệm sai lầm về nhẫn giả thường thấy nhất là ngay trong lĩnh vực điệp báo của họ khi mà nhắc tới nhẫn giả thì người ta lại liên tưởng ngay đến 1 đám ăn mặc kiểu hắc y nhân ban đêm đứng chờ lặng lẽ trên nóc nhà 1 biệt phủ nào đó chờ cơ hội để hành động như đột nhập vào công sở ăn trộm tài liệu cơ mật vốn là điều khá sai so với sự thật do bởi vì dù nhẫn giả là 1 công việc đặc thù trong lịch sử Nhật song cũng như tăng ni hay võ sỹ , tư tưởng – cách thức hoạt động của họ lại đến từ các tài liệu nổi danh Trung Hoa thời xưa vốn nếu kinh Phật các hệ, tư tưởng Khổng giáo có thể theo chân các đoàn Khiển Đường sứ Kentoshi từ Trung Hoa đi vào Nhật Bản thì 1 số thư tịch cổ Trung Hoa về binh pháp vốn bao gồm cả hoạt động gián điệp như Binh pháp Tôn Tử cũng nhập cảnh theo con đường y hệt

Việc tổ chức nhẫn giả ngay cả khi cho mục đích nhẹ nhàng nhất là do thám người khác được ghi chép không ít trong Binh pháp Tôn Tử và dựa theo đó thì những người nhẫn giả dù hoạt động cho mỗi mục đích do thám cũng chia ra làm các hạng với cách thức hoạt động khác nhau gồm gián điệp bản địa mà 1 phe triển khai thực địa là ikan, hạng naikan là những phần tử phản bội trong hàng ngũ đối thủ, các điệp viên 2 mang yukan, các điệp viên tạm thời được dùng để cung cấp thông tin tình báo sai lệch shikan lẫn hạng người được phái đi xâm nhập thực địa vào lãnh thổ đối phương để thu thập thông tin shokan

Các trường hợp gián điệp thời kỳ Heian như Hasetsukabe no Koharumaru cùng Kunimichi chính là các trường hợp gián điệp hạng naikan với shokan vốn nó cũng chỉ ra rằng nhiều khi những nhẫn giả, ngay cả số hoạt động điệp báo cài cắm trong phe đối thủ bình thường cũng chỉ là các phần tử bất mãn sẵn có trong lòng 1 tập đoàn quân sự quay ra hoạt động gián điệp cho bên đối thủ của tập đoàn phong kiến quân sự đó không hơn không kém chứ cũng chả phải là người chuyên nghiệp có kỹ năng đào tạo bài bản

Có 1 hiểu lầm ít người biết khác về nhẫn giả là có 1 số giai đoạn trong lịch sử Nhật thì dù nhẫn giả là những nhóm người có kỹ năng đặc biệt chuyên về lĩnh vực hoạt động bí mật cho các mục đích chủ yếu là do thám – ám sát hay quấy rối hàng ngũ đối thủ song tên gọi nhẫn giả lại có đôi lúc bị đánh đồng với trộm cướp thảo khấu akuto trong lịch sử Nhật vốn cũng hoạt động dựa trên các yếu tố tương tự nhẫn giả là ẩn danh, tính bất ngờ lẫn hoạt động tiềm nhập để gây án

Việc tên gọi nhẫn giả nhiều lúc bị áp dụng cho các nhóm tội phạm phi nhẫn giả không phải là trường hợp hiếm khi mà nhiều thư tịch Nhật Bản thời Trung đại thường gọi cả phường đạo tặc là nhẫn giả với Biên niên sử trận Ayarama Arayama Kassen Kiviết năm 1620 có nói tới 1 cuộc tấn công của đạo tặc xứ Iga giữa lúc trong tác phẩm Buke Myomokusho năm 1806 của mình thì sử gia Hanawa Hokinoichi cũng có đề cập việc nhẫn giả được tuyển từ phường trộm cắp còn tác phẩm Gunpo Jiyoshu năm 1658 lại có viết rằng các đại danh cần phải có được sự phụng sự của đám lục lâm để đảo bảo giành chiến thắng

Như vậy thì ngay từ thời kỳ Trung đại, do bởi tính chất công việc đòi hỏi việc hoạt động lén lút bí mật mà nhẫn giả tại Nhật nhiều lúc bị coi thường xếp chung với thảo khấu lục lâm dù rằng về mặt quân sự thì nhẫn giả lại rất được việc

Về tổ chức thì tổ chức cơ bản của các nhẫn giả là kiểu dạng môn phái riêng kiểu các võ phái vốn trong bổ sung vào tổ chức dạng võ phái là hệ thống tổ chức phân loại thành viên thành các hạng thứ bậc gồm 3 hạng chính là cấp Thượng nhân Jonin cao nhất chịu trách nhiệm đại diện môn phái giao thiệp các sự vụ bên ngoài lẫn nhận thực hiện các phi vụ gián điệp ám toán cho các đại danh cần sử dụng dịch vụ; hạng trung gian chunin Trung Nhân làm phụ tá cho Jonin và thấp nhất trong phái là những thành viên cấp genin Hạ nhân vốn cũng chính là những người sẽ đích thân được chưởng môn với các trưởng lão bang cử đi thực hiện nhiệm vụ mà họ đã giao kết với các sứ quân

Cũng chính vì cách thức tổ chức thành các võ phái nên nhân sự nhẫn giả trong phái quan hệ với nhau khá thân thiết theo nghĩa thầy trò hay tình cha con vốn cũng là phương thức mà các kỹ năng, kiến thức về nhẫn giả được các lớp thế hệ đi trước như sư phụ sensei truyền dạy cho lớp thế hệ đệ tử đi sau tiếp nhận, mài giũa rồi tiếp tục phát huy những kỹ năng kiến thức ấy

Đối lập với quan hệ thân thiết 1 nhà trong nội bộ phái nhẫn giả thì quan hệ đối ngoại giữa nhẫn giả với chủ thuê mà thường là các đại danh lại chính là quan hệ lao động kiểu hợp đồng giao kết đánh thuê của người được thuê để cung cấp dịch vụ đánh thuê với chủ thuê có nhiều tiền muốn sử dụng dịch vụ đánh thuê để kiếm lợi cho mình

Cũng vì mối quan hệ đối ngoại của nhẫn giả thường là đi theo chiều chủ thuê lao động – người lao động cung cấp dịch vụ nên cũng có thể xảy ra 1 số trường hợp lãnh chúa đại danh hay tùy tùng của lãnh chúa đại danh sẽ muốn thử sức năng lực nhẫn giả trước khi quyết định có nên thuê họ đi biệt phái làm công việc hệ trọng không

Trường hợp lãnh chúa đại danh thử sức nhẫn giả trước khi chính thức phiên chế họ vào đội ngũ thuộc hạ của mình mà gọi nôm na là quá trình sàng lọc thử việc ứng viên cũng không phải chuyện lạ khi mà suy cho cùng thì với những công việc nhạy cảm như ám toán hay do thám mà các nhẫn giả thường phải gánh vác cho thế lực sứ quân Nhật Bản Trung đại thì rõ ràng theo tâm lý kinh tế hiện tại sẽ không ai vừa thuê xong 1 nhân viên mới về rồi giao liền các công việc quan trọng có liên hệ tới sự tồn vong của công ty cho người mới tuyển đó mà không thử sức trước xem ứng viên mới tuyển vào có khả năng cáng đáng tới đâu nhằm để đảm bảo sự đầu tư niềm tin của mình vào nhân viên mới là hoàn toàn đúng đắn

Có rất nhiều câu chuyện lưu truyền tại Nhật về việc các nhẫn giả sau khi về dưới trướng lãnh chúa thường sẽ bị thử thách năng lực/ lòng trung thành vốn người sáng lập dòng Nhẫn giả phái Nakagawa là Nakagawa Shoshunjin đã kể lại 1 câu chuyện tương tự về việc khi Nakagawa Shoshunjin tới dinh thự họ Tsugaru để phỏng vấn thì 1 trưởng lão karo họ Tsugaru là Tsugaru Gemban đã ngỏ ý muốn thử thách năng lực của Nakagawa Shoshunjin bằng việc giao cho Nakagawa Shoshunjin nhiệm vụ đi chôm cái gối từ chính bản thân Tsugaru Gemban vốn sẽ gối đầu lên đó ngủ để không tạo cơ hội cho Nakagawa Shoshunjin dễ dàng hoàn thành thử thách được giao

Dù vậy thì trái với kỳ vọng phá bĩnh của Tsugaru Gemban khi mà Nakagawa Shoshunjin sau cùng đã nhẹ nhàng chôm được gối từ dưới đầu của Tsugaru Gemban bằng việc khiến cho trần nhà của Tsugaru Gemban bị dột để nước rơi thẳng trúng mặt của Tsugaru Gemban vốn sau đó phải khiến cho Tsugaru Gemban phải nhấc đầu lên 1 nhỏ nhìn xem chỗ dột vốn chỉ chờ có thế thì Nakagawa Shoshunjin từ chỗ nấp trong xó tối đã nhẹ nhàng giở trò 2 ngón cuỗm đi chiếc gối mà Tsugaru Gemban đang dùng để rồi khi Tsugaru Gemban hạ đầu xuống tiếp tục giấc ngủ mới phát hiện chiếc gối mà mình đang tựa đầu đã bốc hơi giữa lúc Nakagawa Shoshunjin đang ở kế bên cười toe toét với chiếc gối mà Tsugaru Gemban đang xài

Tuy độ xác thực câu chuyện mà Nakagawa Shoshunjin kể lại để chứng minh năng lực mình có thể không hoàn toàn chính xác khi nhiều dị bản tương tự việc nhẫn giả bị các võ sỹ tùy tùng của lãnh chúa đại danh thuê họ thử thách đi chôm 1 vật gì đó của chủ họ như cây kiếm katana cũng được kể lại với các võ sỹ đặt ra thử thách năng lực cho các nhẫn giả thay đổi từ người họ Mori cho tới người nhà Uesugi song nó cũng cho thấy sự tín nhiệm cũng như sự đối đãi hậu lễ bcủa các lãnh chúa đại danh khi rước nhẫn giả về trước khi biệt phái họ làm các công việc quan trọng tới mức cả các võ sỹ tùy tùng dưới trướng đại danh cũng phải so bì

Song song đó thì từ thời kỳ Mạc phủ Tokugawa trở về sau thì 1 phần do nguồn cung nhẫn giả chuyên nghiệp bấy giờ đã bị tổn thất quá nặng thông qua các cuộc chiến tranh như việc Oda Nobunaga tàn sát các nhẫn giả khi xâm lược tỉnh Iga năm 1581 cũng như việc Tokugawa Ieyasu lũng đoạn thị trường nhẫn giả bằng việc gom hết cả các số lượng còn lại của các nhẫn giả xịn nhất Nhật Bản là nhẫn giả các trường phái Iga cùng Koga về dưới trướng để làm gián điệp giám sát những người phục tùng mình cũng như để bảo vệ mình nên nguồn cung nhẫn giả cho thị trường toàn Nhật Bản dần bị khan cạn thiếu hụt buộc các đại danh chỉ còn 1 cách để sở hữu nhẫn giả là tự chiêu mộ người về để huấn luyện nên chất lượng nhẫn giả của chính họ Tokugawa với chất lượng nhẫn giả của các đại danh có thể cũng có sự chênh lệch dù là chỉ mang tính tương đối

Cũng như võ sỹ samurai thì các nhẫn giả muốn ra hành nghề cũng phải trải qua 1 quá trình lâu dài học hỏi rèn luyện các kỹ năng nghề – ninjutsu của mình từ các thế hệ đi trước và thông qua việc học hỏi rèn luyện các kỹ năng từ người đi trước cũng như ứng tác cải biến nó sao cho phù hợp với thời thế, tình hình của mình hiện tại nên không phải là điều khó hiểu khi người ta thường hay thường thần thánh hóa nhẫn giả đến mức xuất quỷ nhập thần dù rằng bản thân các nhẫn giả cũng chỉ là phàm nhân ăn phải hòn tên mũi đạn của đối thủ trong lúc đang hành sự là tạch ngay chứ không hề bất tử như thần thánh trên cao

Tuy không thể nói được thời điểm chính xác bộ môn nhẫn thuật ninjutsu ra đời vì khái niệm nhẫn thuật nó không chỉ bao gồm mỗi võ thuật mà nhẫn giả sử dụng mà còn bao gồm cả nhiều thứ khác gồm cả thuật/kỹ năng như thuật ẩn nấp ngụy trang bên ngoài địa điểm hành sự để chờ cơ hội động thủ hay chuồn đi an toàn không bị phát giát, kỹ năng mang vác sử dụng các loại công cụ hỗ trợ, kỹ năng tận dụng địa hình hay thậm chí 1 vài các kỹ năng khác không phải là chuyên môn cần có của chiến binh bấy giờ nhưng với các nhẫn giả lại là rất cần vì nó đảm bảo khả năng sinh tồn của họ như kỹ năng y học- trị thương tích vật lý…

Đối với kỹ năng chiến đấu thì bên cạnh việc sử dụng công cụ hỗ trợ thì lối chiến đấu các nhẫn giả được huấn luyện khi phải phối hợp cùng quân chủ lực đánh dã chiến quy mô lớn cũng tương tự như 1 võ sỹ bình thường không gì vượt trội lẫn yếu kém hơn hay nó chính xác thì nếu chụp lên người nhẫn giả 1 bộ giáp trụ thông thường của các võ sỹ rồi đẩy ra tuyến đầu giao tranh thì có trời mới biết đó là nhẫn giả cải trang

Điều đó cũng cho thấy 1 trong những chiến thuật chính của nhẫn giả khi được phái đi làm công tác đặc biệt cũng như cả cách thức huấn luyện họ chính là tiêu chí trà trộn hòa nhập sao cho không bị ai chú ý được đặt lên hàng đầu

Do bởi đặc thù tính chất công việc nhẫn giả là phải cực kỳ bí mật, không gây ồn ào thu hút sự chú ý của mọi người nên ngay cả việc huấn luyện nhẫn giả cũng được yêu cầu giữ kín với trường hợp nhẫn giả Nakagawa Shoshunjin khi đào tạo nhóm nhẫn giả Hayamichi no Mono ở góc phía nam lâu đài đã cấm tiệt mọi người đến gần chỗ họ tập luyện để tránh làm lộ bí mật tập luyện của nhẫn giả mà qua đó thì người ta có thể dễ dàng tìm ra cách khắc chế hội này

Dù có nhiều điểm khác nhau giữa cách thức hoạt động của nhẫn giả với võ sỹ Nhật song cả 2 đều được dạy 1 điểm hiển nhiên chung đó là việc tập trung cao độ để thực hiện nhiệm vụ được giao vốn nếu hỏng việc thì chấp nhận tự sát để bảo mật thông tin chứ không đi bán đứng chủ thuê

Về trang bị thì dù trên phim ảnh nhẫn giả luôn được thể hiện là Hắc Y nhân mặc đồ dạ hành đen shinobi shozoku che mặt cầm kiếm Nhật vung chém lung tung song thực tế hình ảnh như vậy rất là có vấn đề nếu không muốn gọi là không hoàn toàn chính xác khi mà dù rằng tính chất đặc thù của các nhiệm vụ lẫn công việc nhẫn giả đòi hỏi việc phải ẩn danh che giấu thân phục song không tới mức luôn ăn mặc kiểu thích khách khi mà 1 trong các tiêu chí nghề nhẫn giả đề cao sự trà trộn tức là ở trong môi trường bình thường thì nhẫn giả có thể chỉ là 1 người ăn mặc kiểu bình thường nào đó đi đứng 1 cách không gây chú ý giữa đám đông thay vì trùm bộ đồ dạ hành màu đen như những cái bóng

Thậm chí thì theo ghi chép các nhật ký về cuộc nổi dậy Shimabara (1637-1638) như Amakusa Gunki hay Ukai thì nhẫn giả còn được ghi nhận là mặc đồ giống quân nổi dậy để rồi sau khi đột nhập vào Shimabara thì họ đã chôm lá cờ Thập tự cũng đủ chứng minh gu thời trang nhẫn giả không phải cũng là bộ đồ đen kèm khăn bịt mặt

Lý giải cho việc hình tượng nhẫn giả thời hiện đại bị bóp méo thành những nhóm Hắc Y nhân bịt mặt kín mít chỉ hở cặp mắt có thể đến từ Bản ghi chép Bí mật của họ Date Date Hikan viết năm 1770 có ghi chép đến việc họ Date thời Date Masamune sử dụng các toán mật binh mang vớ dài habaki kéo tới tận dưới mắt cá chân Kuro Habaki Gumi để rồi từ chỗ chỉ là đám biệt kích mang vớ đen

Đây là mô tả duy nhất trong lịch sử về trang phục màu đen của nhẫn giả để rồi hình tượng trang phục nhẫn giả về sau cũng được nhuộm đen dần khi họ được hình tượng nhẫn giả được nghệ thuật hóa trong các vở kịch kabuki cho tới sau cùng thì những nhẫn giả mặc đồ đen đầu tiên cũng xuất hiện song không phải là trong chính sử mà trong sách báo với tranh thể loại ukiyo-e là dòng tranh hình thành – phát triển ở Nhật từ thế kỷ 17 thuộc thời kỳ Edo

Không chỉ vậy khi mà tác phẩm Buke Myomokusho còn hé lộ cho hậu thế chút thông tin chính xác về trang phục mà nhẫn giả trong lịch sử từng mặc khi làm công tác do thám chính là việc tác phẩm này có nói tới nhẫn giả thời xưa di chuyển khắp Nhật (bị hạn chế với đa số thường dân Nhật thời đó) trong bộ dạng đã cải trang để dò thám địch tình, tìm cách xâm nhập vào giữa hàng ngũ địch để tìm ra chỗ hở hay là lẻn vào lâu đài rồi phóng hỏa…

Nói nôm na thì khi làm công tác do thám thì bất kỳ người nào trong đám đông thời đó cũng đều thuộc diện tình nghi là nhẫn giả cải trang trong khi phải làm các phi vụ xâm nhập để phá hoại vào ban đêm như phóng hỏa thì bấy giờ các nhẫn giả mới sử dụng kiểu đồ sát thủ với trang phục chuyên dụng của nhẫn giả là chiếc áo khoác uwagoromo/uwagomoro-eri/katabira không chỉ khác với loại trang phục mấy võ sinh judo lẫn karate mà nó còn có đuôi áo được nhét bỏ vào trong quần nhằm để khi phải leo trèo không bị vướng đuôi áo cũng như họ không thắt đai lưng để khỏi bị ai nắm đai bắt giữ tại trận

Song song với áo là quần của nhẫn giả là loại quần dài thông dụng thường mặc bởi các võ sỹ gồm các đặc điểm là ống quần khá hẹp cũng như được buộc thắt ở ngay dưới đầu gối hoặc loại quần yếm hakama kiểu nông dân giữa lúc mang vào chân các nhẫn giả là ghệt, vớ tabi có phân chia phần ngón chân cái cũng như dép sandal bằng rơm và trên đầu là chiếc mũ trùm của thầy tu

Hiếm khi thể hiện trên phim song lại có mặt ở vài bảo tàng lẫn việc nó có thể từng được sử dụng bởi 1 vài nhẫn giả nhất là các nhẫn giả phang nhau tuyến đầu chính là bộ áo giáp nhẹ có nền vải dày được khâu lớp giáp đan mặt ngoài gồm các miếng giáp kim loại có phủ sơn được ghép nối với nhau bằng các vòng kim loại mảnh với chiếc mũ trùm của giáp vốn khác với mũ trùm thầy tu vốn nhẫn giả hay mang cũng được chế tạo theo cách thức tương tự

Loại giáp nhẹ như trên chỉ là 1 trong các loại giáp mà nhẫn giả sử dụng vốn tương tự như các binh sỹ bộ binh nhẹ ashigaru túc khinh thì nhẫn giả còn sử dụng nhiều kiểu giáp trọng lượng nhẹ khác với 1 số sự bảo vệ được bổ sung thêm vào chính là các phần giáp bảo vệ cánh tay kote cùng cẳng chân sunete vốn cũng khá nhẹ khi mang với cách thức mặc giáp của nhẫn giả là mặc giáp trụ phía dưới lớp trang phục nhẫn giả

Với các nhẫn giả thực hiện các công việc cải trang dân sự để đi do thám thì thường họ sẽ hóa trang thành 1 số kiểu người được phép di chuyển tự do như các nhà sư hành khất komuso trường phái Fuke Phổ Hóa tông Fuke-shu thuộc Thiền Tông Zen vốn có đặc trưng nhận dạng ngoài đường là đội trên đầu mũ trùm đầu dạng chiếc rổ rơm đan tengai cũng như là hay dùng sáo shakuhachi thổi độc tấu các giai điệu hay các ẩn sỹ tu hành trên núi yamabushi vốn vào thời kỳ Trung Đại khi đa số người Nhật hạn chế di chuyển liên vùng trừ 1 số tầng lớp có đặc quyền thì đây là những người có đủ đặc quyền di chuyển liên tỉnh mà không bị quan binh soi nhất

Đối với trang bị chiến đấu thì trang bị chiến đấu của các nhẫn giả khá đa dạng song dựa theo tình huống mà nó phát huy công năng khác nhau

Tuy không phải lúc nào cũng cần thiết nhất là khi cải trang dân sự song đối với các trường hợp phải đột nhập vào tòa lâu đài nào đó để phóng hỏa hay ám sát lãnh chúa bên trong thì kiếm là thứ vũ khí không thể thiếu với kiếm nhẫn giả tuy cũng là kiếm katana nhưng do đặc thù của nhẫn giả nhiều lúc phải qua lại những nơi hẹp để hành động nên kiếm nhẫn giả chọn thường là loại kiếm ngắn và thẳng hơn kiếm katana bình thường và cũng do bởi kiếm ngắn lẫn việcđeo kiếm trên đai lưng như các võ sỹ sẽ làm họ bị vướng víu hoặc tệ hơn là tạo ra tiếng động ngoài ý muốn khi kiếm có thể có sát vào tường nên 1 trong những cách mang kiếm của nhẫn giả mang kiếm trên lưng với mũi kiếm chúi xuống còn chuôi kiếm dựng gần tai trái

1 trong những loại kiếm Nhật hiện đại được cho là vũ khí ưa thích của nhẫn giả Trung đại chính là kiếm ngắn lưỡi đơn ninjato có phần lưỡi ngắn cùng phần đốc kiếm vuông lẫn lớn hơn so với đốc kiếm bình thường mà giả thuyết là nó cho phép các nhẫn giả khi leo tường hành sự có thể tỳ kiếm vào tường rồi dùng đốc kiếm làm nấc thang để trèo lên vốn khi xong việc thì các nhẫn giả có thể thu kiếm thông qua dây đeo gắn vào kiếm

Ngoài kiếm thì trong kho pháp bảo nhẫn giả khác cũng có vài món dụng cụ sở hữu công năng lưỡng dụng vừa dùng leo trèo vừa chiến đấu như các dải sắt có mấu nhọn tekagi, nhẫn sắt có gắn các mấu nhọn kakushi

Bên cạnh đó thì cũng có các dụng cụ chỉ mang độc mỗi 1 công dụng duy nhất dùng cho việc leo trèo hay chiến đấu với kẻ địch, cắt đường truy đuổi… như touki thang dây, dây gắn chùm móc sắt có 3-4 móc dùng để leo tường kaginawa, phi tiêu shuriken phong phú hình dạng, chông sát tetsu bishi (loại này dùng để rải xuống phía sau cắt đường truy kích đối thủ), xích sắt với tạ ở 2 đầu mankiri-gusari, liềm 2 lưỡi sojin-gama cùng loại cải tiến hơn là liềm có gắn tạ xích kusari-gama, tạ ném fundo tsubute, vuốt bàn tay tekko-kagi…với nhiều món được cho vào túi dụng cụ kyahan mang ở hông để khi cần có thể tiện tay lấy ra sử dụng như chông sắt

Song song với các vũ khí lạnh cận chiến thì các nhẫn giả cũng dùng cả 1 số vũ khí tầm xa gồm bộ ống sáo thổi phi tiêu tẩm độc fukiya-dutsu lẫn cả các vũ khí xài thuốc súng gồm súng hỏa mai tepo, đại bác cỡ nhỏ odutsu, mìn umebi, pháo hoa hyakurai-ju, mũi tên gắn thuốc nổ… với vũ khí ném bằng tay gây nổ của nhẫn giả có thể chia làm 2 loại chính là loại vũ khí có vỏ mềm được làm bằng giấy hay mây đan chủ yếu dùng để phát tán khí độc hay tạo khói hiệu gây rối loạn/xao nhãng đối thủ dù rằng nhiều lúc trong đó cũng được bỏ thêm mảnh gốm với mảnh kim loại để gây sát thương và vũ khí nổ có thân làm bằng chất liệu cứng hơn như gốm hay sắt vốn khi nổ sẽ tạo ra mảnh đạn sát thương kẻ thù

Dù là có sử dụng hỏa khí song không có nghĩa là vào tay nhẫn giả là bách phát bách trúng mà có khi còn tổ ăn hại thêm như trường hợp súng ống vốn trong biên niên sử thế kỷ thứ 16 Iranki viết về cuộc chiến Tensho Iga có ghi chép lại việc Oda Nobunaga sau khi chiếm được tỉnh Iga đã đi thị sát vùng mới chinh phục song có 3 nhẫn giả Iga trốn thoát biết được việc này đã dùng súng nòng lớn phục dọc đường đi tuần thú của Oda Nobunaga để ám toán Oda Nobunaga song hoặc là do Oda Nobbunaga còn cao số hoặc là tay nghề nhẫn giả Iga chưa quen súng nên các phát súng 3 nhẫn giả Iga bắn vào Oda Nobunaga rốt cục chỉ làm chết 7 tùy tùng của Oda Nobunaga giữa lúc Oda Nobunaga vẫn thọ thêm được 1 năm

Trước vụ ám sát của 3 nhẫn giả Iga 10 năm thì vào năm 1571, 1 thiện xạ kiêm nhẫn giả phía Koga là Sugitani Zenjubo cũng đã được thuê xử Oda Nobunaga vốn sau đó thì Sugitani Zenjubo đã mang theo 2 khẩu hỏa mai chờ Oda Nobunaga đi vào chỗ mình phục kích bắn liền 2 phát đạn vào Oda Nobunaga song cũng xui cho Sugitani Zenjubo khi 2 phát đạn đó không đủ gây thương tích xuyên qua bộ áo giáp mà Oda Nobunaga đang mặc khiến cho Sugitani Zenjubo dù ban đầu trốn thoát được khỏi hiện trường song sau đó 4 năm thì bị bắt và bị tra tấn tới chết

Việc sử dụng vũ khí thuốc súng cũng đồng nghĩa trong 1 số trường hợp như phải đột kích các lâu đài có hào nước bao quanh thì ngoài các phương pháp đu dây qua hào thì trong các pháp bảo của nhẫn giả có loại dép gỗ dạng bè ra mizugumo dùng di chuyển trên địa hình bùn lầy của đồng lúa đã được thể hiện trong tác phẩm Bansenshukai là tuyển tập về kiến thức huấn luyện nhẫn giả của 2 phái nhẫn giả Iga- Koga được tác gia Fujibayashi Yasutake soạn năm 1676

Về phương thức hoạt động thì các nhẫn giả hoạt động chủ yếu là dựa trên yếu tố bất ngờ để giành thắng lợi với các lần hành sự của nhẫn giả tùy tình huống mà có khi là cá nhân hoặc 1 nhóm người với trường hợp họ Rokkaku công hạ lâu đài Sawayama năm 1558 từ tay phản thần Dodo thì phe Rokkaku có sự góp mặt của nhóm 48 nhẫn giả do Tateoka Doshun chỉ huy với 44 mạng trong đó là nhẫn giả Iga

Bên cạnh đó thì không chỉ làm những công việc lén lút như do thám, hành thích yếu nhân, phóng hỏa phá hủy lâu đài mà có đôi lúc thì nhẫn giả cũng được đưa lên tuyến đầu giao chiến trực diện với kẻ thù mà điển hình là trận vây hãm lâu đài Fushimi của họ Torii theo phe Đông quân Tokugawa do phe Tây quân ủng hộ họ Toyotomi tiến hành vào thời điểm diển ra chiến dịch Sekigahara năm 1600 vốn ở lâu đài Fushimi thì để chống lại Tây quân đang vây thành, họ Torii theo phe Tokugawa Ieyasu đã phải dùng luôn cả khoảng vài trăm nhẫn giả Koga có mặt tại lâu đài bấy giờ với 1 bộ phận nhẫn giả Koga được phái ra ngoài quấy rối sau lưng Tây quân còn số còn lại thì phụ thủ thành cùng quân nhà Torii với kết quả là tuy lâu đài Fushimi sau cùng không bị thất thủ nhưng có khoảng 100 nhẫn giả bị tử trận

1 trường hợp khác là khi quân Oda Nobunaga vây hãm lâu đài Hijiyama ở tỉnh Iga thì nhẫn giả Iga ở đây đã chiến đấu thủ thành hết cỡ bằng cả việc lăn cả đá lớn, cây gỗ xuống đầu đối thủ lẫn thậm ch có lúc khi đánh nống vào ban đêm ra ngoài lại gặp lúc trời nổi dông lớn làm tắt hết đuốc 2 bên thì nhẫn giả Iga với khẩu lệnh nhận dạng đã giáng cho quân Oda vây thành tổn thất không nhỏ trước khi họ Oda sau cùng cũng hạ được Hijiyama

Thuan Dang Nguyen

You may also like

Leave a Comment