THẮNG Ở HÒA KHÍ
William Shakespeare có một câu danh ngôn: “Đối đãi với người cần hòa khí, nhưng không cần quá suồng sã. Hòa khí không đơn giản chỉ tính khí ôn hòa, điềm đạm, mà còn chỉ có tinh thần đoàn đội, có thể tạo nên bầu không khí hài hòa”. Hòa khí không phải là bạn cần làm người tốt, mà là có một trái tim đối nhân xử thế khoan dung tha thứ.
Ở Trung Quốc có một câu chuyện nổi tiếng kể về Tăng Quốc Phiên – tướng lĩnh lỗi lạc thời nhà Thanh như sau: Tăng Quốc Phiên thống lĩnh vạn quân với tôn chỉ “Thành” và “Hòa” để đối đãi với thuộc hạ cấp dưới. Môn sinh của ông miêu tả Tăng Quốc Phiên thường ngày trong doanh trại đợi mọi người để cùng ăn cơm, ăn cơm xong lại cùng nhau ngồi quây quần chuyện trò, và khi ấy Tăng Quốc Phiên sẽ kể những câu chuyện cười khiến ai nấy đều vui vẻ.
Năm Hàm Phong thứ 11 (1861) Lý Tú Thành lãnh đạo quân đội tấn công đại doanh của Tăng Quốc Phiên, Kỳ Môn rơi vào thế hiểm nguy, có kẻ đã thu dọn chuẩn bị chạy trốn, biết chuyện Tăng Quốc Phiên truyền lệnh xuống dưới: “Thế giặc đã vậy, có kẻ muốn quay về, cấp 3 tháng bổng lộc, sự bình có thể quay trở lại doanh trại”.
Đối mặt với quân lính đào ngũ Tăng Quốc Phiên chẳng những không trừng phạt mà khoan dung đối đãi, tha thứ. Đám quân lính nung nấu ý bỏ trốn sau khi biết được đã hối hận và từ bỏ ý định.
Dùng hòa khí để đối đãi mới có được hòa khí của người khác, tranh cãi đối đầu chỉ khiến bạn và đối phương bị tổn thương. Không cần phân cao thấp, đúng sai, hòa khí mới là chiến thắng.
BẠI Ở TÍNH KHÍ
Nhân sinh nhất thế, thảo mộc nhất thu, ý chỉ con người đều có tính khí riêng, gặp chuyện khó tránh khỏi hoài nghi. Có người sẽ bị kích động mà cuốn theo sự việc, nhưng cũng có người đủ thông minh để điềm đạm nhìn nhận, khống chế cảm xúc, tính khi của bản thân.
Có một câu cổ ngữ “Lời từ từ nói, tính khí từ từ thành”. Rất nhiều lúc chúng ta không thể tiết chế được bản thân, kiểm soát cảm xúc, phạm sai lầm và càng sai thêm, đến cuối cùng mới thấy hậu quả phải lãnh.
Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng, một con rắn nọ bò qua cái cưa, không cẩn thận mà cứa vào da bị thương. Con rắn vô cùng tức giận, lập tức quay mình cắn ngoạm cái cưa đó, kết quả làm rách miệng. Con rắng càng điên tiết hơn, nó nghĩ rằng cái cưa đang khiêu khích tấn công nó. Thế là lấy thân cuốn chặt lấy, dùng toàn lực siết chặt cái cưa. Kết quả thì ai cũng có thể đoán được. Con rắn đó đến chết cũng không hiểu được, hại chết nó không phải là cái cưa mà là nó không biết khống chế cảm xúc của mình.
Nhà tâm lý xã hội học người Mỹ Festinger có một nhận xét rất nổi tiếng, được mọi người gọi là “Quy tắc Festinger”: “10% của cuộc sống được hình thành bởi những việc xảy ra đối với bạn và 90% còn lại được quyết định bởi thái độ, phản ứng của bạn đối với những sự việc xảy ra”.
Hay nói một cách khác, 10% những sự việc xảy ra trong đời là bạn không thể thay đổi được nhưng 90% còn lại là phụ thuộc ở bạn.
Ai cũng có tính khí riêng, gặp chuyện không suôn sẻ khiến bản thân tức giận, nó dường như là bản năng của con người. Tuy nhiên, có người có thể điều khiển được cảm xúc của bản thân, kìm nén ngọn lửa đang sôi sục trong người, nhưng có những người bị cảm xúc chi phối mà đã phạm phải những sai lầm không đáng có.
Giống như con rắn trong câu chuyện ngụ ngôn trên, vốn dĩ chỉ bị một vết thương nhỏ, nhưng vì bản tính nóng giận mà đã tự hại chết mình.
Na-pô-lê-ông từng nói: ” Người có thể điều khiển được cảm xúc vĩ đại hơn so với một tướng quân nắm giữ một tòa thành”.
THÀNH CÔNG Ở ĐẠI KHÍ
Người thành công sẽ không cố chấp vào những chuyện không cần liêm xỉ, nịnh bợ, càng không tính đoán so đo thiệt hơn đúng sai.
Trong Sử ký: Tần Bản Kỷ có một đoạn viết đại ý kể về Tần Mục công, một vị tướng tài giỏi, một ngày nọ con tuấn mã mà ông yêu quý chạy lạc, bị đám dân đen ở Kỳ Hạ bắt được, đem chia cho lão bách tính. Quan sứ điều tra ra chân tướng, muốn bắt hết dám dân đen đã ăn thịt con tuấn mã của Tần công lại, xử phạt theo vương pháp.
Tuy nhiên Tần Mục công liền ngăn quan sứ lại “Người quân tử không thể vì một con súc vật mà đắc tội đến lão bách tính” đồng thời hạ lệnh: “Ta nghe nói ăn thịt ngựa mà không có rượu sẽ hại đến cơ thể ngươi hãy đem rượu ngon đến cho họ đi”.
Ba năm sau Tần Mục công thảo phạt Tấn Quốc, vừa bị bại trận lại còn thương nặng, trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc, thì ở đâu một đội quân như thiên binh thần tướng, đánh cho quân Tấn tan tác, Tần Mục công vì thế mà chuyển bại thành thắng.
Đội quân đó chính là đám bách tính năm xưa đã bắt con tuấn mã của ông nhưng không bị trừng phạt mà lại còn được tặng rượu ngon. Tần Mục công đã trồng phúc báo, để vào lúc thích hợp thu lại được báo đáp.
Khoan dung, độ lượng, hào sảng, chính những phẩm chất riêng biệt ấy mà Tần Mục công trở thành một trong những Xuân Thu Ngũ Bá (năm bị bá chủ thời Xuân Thu) để lại tiếng thơm thiên cổ.
Victor Hugo từng nói: “Rộng lớn nhất thế gian là biển, rộng lớn hơn biển là bầu trời, mà rộng lớn hơn bầu trời là lòng người”.
Một người có tấm lòng rộng lớn bao nhiêu thì có bấy nhiêu đại khí, cũng nhờ đó mà sẽ thành bấy nhiêu đại sự. Bàn cờ số phận, bạn hãy học cách mở rộng tấm lòng, nhãn quang của bản thân, nếu muốn đi nước cờ kế tiếp.
Ý nghĩa thực sự của cuộc đời thực ra nằm trong ba chữ “Khí”.
Lấy hòa khí đối nhân, dùng nụ cười và tấm lòng vị tha để vén màn sương mù, tiền đồ ắt rộng mở.
Điều khiển cảm xúc, tính khí, trở thành chủ nhân của nó, khó khăn trở ngại ắt sẽ vượt qua.
Dùng đại khí để xử thế, có một tấm lòng rộng mở, vạn sự ắt sẽ bình an.