Richard Russell, 29 tuổi là một nhân viên tại sân bay Seattle (Mỹ) và được giao phụ trách xử lý hành lý. Russell cũng là người gây ra vụ đánh cắp máy bay dân dụng gây xôn xao vào năm 2018.
Các nhà chức trách sân bay Seattle mới đây đã công bố video trích từ camera an ninh ghi lại toàn cảnh vụ cư.ớp.
Người xem có thể thấy Russell dễ dàng vượt qua bộ phận an ninh sân bay. Anh ta ở trong khu vực này khoảng 5 tiếng rồi mới dùng xe kéo đẩy một chiếc máy bay cánh quạt ra đường băng.
Kiểm soát viên không lưu nhận thấy điều bất thường và cố gắng liên lạc với máy bay nhưng bất thành. Chỉ sau khi lên máy bay, Russell mới nhắn lại với tháp điều khiển: “Này Seattle, tôi chuẩn bị cất cánh, chuyện sẽ điên rồ lắm đây”.
Video quay từ mặt đấy cho thấy đối tượng đã thực hiện một vài pha nhào lộn nguy hiểm, anh ta nói: “Tình trạng của tôi khá khó khăn. Giờ tôi ở trên không trung rồi và tôi sẽ chỉ bay xung quanh thôi. Này, nếu tôi hạ cánh được xuống Alaska thì họ sẽ cho tôi làm phi công chứ?… Hẳn nó sẽ là một bản án chung thân nhỉ? Tôi hy vọng một kẻ như tôi sẽ phải nhận mức án đó”.
Kiểm soát viên không lưu nhiều lần thuyết phục Russell lái máy bay về nơi an toàn, nhưng anh ta từ chối: “Ồ những người đó sẽ đánh tôi nếu tôi hạ cánh cho mà xem. Tôi nghĩ tôi sẽ làm loạn trên này thôi. Chắc họ có v.ũ kh í phòng không chứ nhỉ?”.
Ngay sau khi nhận tin về vụ cướp, hai máy bay chiến đấu F-15 đã được điều đến Seattle. Tuy nhiên chỉ khoảng 13 phút sau khi cất cánh, Russell đã tự điều khiển máy bay đâm vào một hòn đảo cách sân bay Seattle 48 km.
Các nhân chứng có mặt tại hiện trường kể lại họ nhìn thấy chiếc máy bay cánh quạt bay lộn vòng nhiều lần trong khi hai chiến đấu cơ thì cố điều hướng máy bay dân dụng khỏi khu vực đông dân cư.
Theo FBI, Russell chưa từng được học lái máy bay và đã tìm hiểu cách khởi động máy bay qua internet. Trong bản ghi âm buồng lái, Russell cũng thừa nhận rằng anh ta không cần nhiều sự trợ giúp khi điều khiển máy bay nhờ từng chơi một vài trò chơi tương tự trước đó.
FBI xác nhận Russell hành động một mình, không có dấu hiệu kh ủng bố.
Ảnh: Đối tượng Richard Russell