NHỊN ĂN TỐI, LIỆU CÓ GIẢM CÂN ĐƯỢC KHÔNG?

by admin

Người xưa có câu: “ăn sáng phải đầy đủ, ăn trưa phải no và ăn tối phải ít.”

Nhưng hiện thực ngày nay cho thấy, rất nhiều người, người thì ăn đại gì đó, người thì bận bịu công việc tối ngày quên cả ăn, rồi thì từ đấy bỏ hẳn cả bữa tối.

Bữa tối có thực sự bỏ được không?

I/ KHÔNG ĂN BỮA TỐI CÓ GIẢM CÂN ĐƯỢC KHÔNG?

“Không ăn tối, sáng hôm sau cân thử thì thấy giảm thật.”

Nhịn đói một bữa mà đã trông thấy hiệu quả, khiến ngày càng nhiều người dân thành thị, những người không có thời gian tập thể dục, coi bữa tối như một con đường để giảm cân.

Nhưng rất ít người biết, lâu lâu nhịn một bữa thì phần nhiều số ký giảm đi là nước, nên rất dễ tăng cân lại.

Hoặc có người hỏi dồn: nếu duy trì không ăn bữa tối, thì có phòng ngừa được việc bị tăng lại và đạt được mục đích giảm cân không?

Sự thật chứng minh, không ăn tối trong thời gian dài không những không giảm được cân, mà ngược lại còn sẽ bị tăng cân.

Nhật Bản từng tiến hành một nghiên cứu trên 17,573 đàn ông và 8,860 phụ nữ, phát hiện trong số những người không ăn tối trong ba năm có 10.8% đàn ông và 17.1% phụ nữ tăng trọng lượng cơ thể ≥10%.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, những người đôi khi bỏ ăn hoặc bỏ bữa tối có tỷ lệ tăng cân cao hơn so với những người ăn tối đều đặn mỗi ngày.

Rõ ràng không ăn tối sẽ nạp ít chất vô cơ thể hơn, trái lại tại sao lại bị tăng cân?

Nguyên nhân là do rất nhiều người chỉ quan tâm sự thay đổi của cân nặng, nhưng lại bỏ qua vấn đề bỏ bữa tối sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho cơ thể.

Trước hết, sự thay đổi nồng độ hormone do ăn kiêng sẽ khiến nhiều người thèm ăn hơn. Điều này dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn trong bữa tiếp theo, khiến bạn ăn nhiều hơn mà không nhận ra.

Cộng thêm với việc, nhiều người mang tâm lý nghĩ rằng mình “đang nỗ lực” giảm cân rồi nên lơ là, rất dễ ăn quá nhiều vào bữa sau.

Quan trọng hơn, nếu bạn thường xuyên bỏ bữa tối sẽ làm giảm tốc độ trao đổi chất, thường được xem là nguyên nhân gây ra việc tăng cân.

Nên biết rằng, cơ thể con người có một hệ thống tự nhận dạng và điều chỉnh rất phức tạp, khi cơ thể rơi vào trạng thái không đủ năng lượng trong một thời gian dài, nó sẽ bắt đầu tự điều chỉnh.

Một mặt, để duy trì thể lực, cơ thể sẽ tăng tỷ lệ hấp thụ calo từ bữa sáng và bữa trưa; mặt khác, để giảm tiêu hao năng lượng, nó cũng sẽ tự ý thức hạ thấp tỷ lệ trao đổi.

Với cách này, dù lượng thức ăn nạp vào cơ thể ít hơn, nhưng lượng calo tiêu thụ cũng giảm đi, không dễ đạt được mục tiêu “giảm cân đều đều” mà nhiều người hằng mơ ước.

Trái lại, cơ thể bạn lúc ấy sẽ tận dụng mọi cơ hội để chuyển hóa năng lượng thành mỡ để tích trữ, không cẩn thận sẽ dễ biến thành “tạng người dễ phát phì”.

II/ NẾU BẠN HAY BỎ BỮA TỐI THƯỜNG XUYÊN, HÃY CẨN THẬN VỚI NHỮNG BỆNH DƯỚI ĐÂY.

  1. Ăn uống không đủ chất dinh dưỡng

Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc nhịn đói không những không làm giảm “ham muốn” ăn, mà ngược lại còn kích thích cảm giác thèm ăn tinh bột và đường.

Dù tinh bột và đường sẽ cung cấp năng lượng nhanh chóng và ngắn hạn, nhưng chúng lại thiếu các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần, chẳng hạn như vitamin, chất xơ và protein do trái cây, hạt và các sản phẩm từ sữa cung cấp, lâu dần rất dễ gây suy dinh dưỡng.

** 2. Rối loạn tiêu hóa.**

Khi ăn uống bình thường, ruột và dạ dày của chúng ta sẽ đẩy nhanh nhu động ruột, đồng thời thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn bằng cách tăng tiết dịch axit dạ dày và dịch mật.

Nhưng bỏ bữa tối cho đến sáng hôm sau đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ ở trạng thái nhịn ăn gần 15-18 tiếng.

Thiếu sự kích thích thường xuyên của axit dạ dày, mật và các loại dịch tiêu hóa khác theo thời gian sẽ gây viêm dạ dày, loét dạ dày và thậm chí là sỏi mật.

** 3. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.**

Nhiều người đánh giá thấp mối liên hệ phức tạp ngoài sức tưởng tượng giữa dạ dày và não.

Nếu không ăn tối, não sẽ nhận thức được cảm giác đói và sẽ kích thích hệ tiêu hóa, không có thức ăn đi vào, cơ thể sẽ không thể dự đoán chính xác thời điểm và lượng thức ăn đi ra nên sẽ xuất hiện các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy.

** 4. Phụ nữ có nhiều khả năng gặp tình trạng có protein trong 
nước tiểu (protein niệu).**

Đại học Quốc gia Nhật Bản đã tiến hành theo dõi, theo dõi trên 5.439 phụ nữ và 4.674 nam giới, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh protein niệu ở phụ nữ bỏ bữa tối lâu ngày lên tới 14,0%.

Thông thường, protein niệu chỉ sau khi lắc nước tiểu xuất hiện bọt khí và bọt khí lâu vỡ, điều đó nghĩa là có khả năng gặp vấn đề về thận.

** 5. Căng thẳng tăng cao hơn.**

Không ăn tối, cơ thể thường xuyên ở trạng thái rỗng bụng, dẫn đến lượng đường trong máu giảm xuống, khi ấy cơ thể bắt đầu tiết ra một chất chuyên điều chỉnh lượng đường trong máu là cortisol.

Đồng thời, nó cũng tạo ra phản ứng căng thẳng trong cơ thể, khiến con người cảm thấy chán nản, lo lắng hoặc mệt mỏi nên còn được gọi là “hormone căng thẳng”.

Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã thử nghiệm 4.742 người cao tuổi ≥65 tuổi và phát hiện ra rằng so với những người ăn thường xuyên, người cao tuổi bỏ bữa tối có nguy cơ bị căng thẳng cao gấp 1,2 lần, nguy cơ trầm cảm cao gấp 1,38 lần và nguy cơ tự tử cao gấp 1,46 lần.

Và với nhiều bạn trẻ, cảm giác bỏ bữa tối rõ ràng nhất là:

Không thể ngủ được khi bụng đói, và ngay cả khi ngủ được thì chất lượng giấc ngủ cũng không được tốt, với những người đã có vấn đề về giấc ngủ thì càng tệ hơn.

** 6. Lão hóa sớm.**

Bỏ bữa tối trong thời gian dài sẽ làm tăng tiết adrenaline trong cơ thể, từ đó thúc đẩy sản sinh gốc tự do, hậu quả là bị đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Có thể thấy là làn da sẽ mất đi độ căng bóng hồng hào, nếp nhăn gia tăng đáng kể, đây có lẽ là tác dụng phụ mà nhiều người không hề ngờ tới.

III/ NẾU VẬY BUỔI TỐI NÊN ĂN GÌ ĐỂ KHÔNG MẬP?

Nhiều người sẽ thắc mắc, bí quyết giảm cân thành công của không ít người là nhờ “ăn ít”, tại sao không thể bỏ luôn bữa tối?

Thực tế, không đơn giản chỉ là ăn ít hoặc không ăn, mà là “ăn ít nhưng lành mạnh”.

“Ăn ít” không đơn giản là bỏ một bữa tối, cách tốt nhất là cố gắng dàn trải đều lượng calo trong ngày.

** 1. Chú ý giờ ăn tối.**

Thời điểm lý tưởng để ăn tối là ít nhất 3 tiếng trước giờ đi ngủ.

Ăn quá muộn sẽ không đủ thời gian tiêu hóa thức ăn, không chỉ công suất làm việc vào ban đêm cho đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến giấc ngủ, mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

** 2. Chú ý cách chế biến.**

Bữa tối không nên ăn đồ nhiều dầu mỡ, không nên ăn nhiều chất béo, nhiều muối, nhiều calo và các loại thực phẩm gây kích thích, cố gắng ăn đồ nhẹ và dễ tiêu hóa, vốn là các kiến thức thường được nhắc đến.

Về việc ăn gì và ăn bao nhiêu cho bữa tối, nên xây dựng kế hoạch phù hợp với những gì bạn ăn trong ngày.

Nếu bữa sáng và bữa trưa thiếu chất xơ thì bạn có thể ăn bù vào bữa tối, để bữa tối có thể bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe.

** 3. Lưu ý không nên quá no.**

Thói quen ăn uống thông thường của nhiều người là ráng ăn thêm một hai miếng dù rõ ràng đã no rồi, thói quen này nên chấm dứt vào bữa tối.

Để không làm tăng gánh nặng cho dạ dày, bữa tối bình thường nên ăn no 70%, tức là ngừng ăn cho đến khi bụng không chướng và cảm giác đói biến mất.

** 4. Vận động đúng cách sau bữa ăn.**

“Ăn xong đi trăm bước, sống tới 99 tuổi”, câu nói của người Trung Quốc xưa rất có lý. Nhưng cũng xin nhớ đừng vận động mạnh ngay sau bữa ăn. Bạn có thể lựa chọn đi dạo khoảng 20 phút, hoặc đơn giản là lau bàn quét nhà, đều có thể thúc đẩy nhu động ruột.

Hơn nữa, nó cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu, một mũi tên trúng hai đích.

Tạm kết:

Suy cho cùng, theo đuổi giảm cân và theo đuổi sức khỏe đều giống nhau, bỏ bữa tối khiến cơ thể chịu đói chỉ có một lợi ích, đó chính là tiết kiệm tiền.

Nếu bạn muốn giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái khỏe mạnh, bạn phải duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và thực hiện nghiêm túc từng bữa ăn.

Processed with VSCO with a4 preset

You may also like

Leave a Comment