Khoảng 1000 năm TCN người Ai Cập cổ đại đã sử dụng bao cao su được làm từ da động vật mỏng để làm vật bảo vệ khỏi các bệnh lây nhiễm.
Đầu những năm 1500, căn bệnh giang mai lan rộng tại châu Âu đã khiến người dân đổ xô đi mua bao để tránh bệnh. Năm 1564, bác sĩ Gabriel Fallopius người Ý lần đầu tiên mô tả một chiếc bao cao su bằng văn bản. Bao cao su ban đầu được làm từ ruột động vật giống như vỏ ngoài của xúc xích vì thế kỷ 16 chưa có cao su. Vào thời đó, mọi người không cần phải hạn chế sinh đẻ, vì vậy, bao cao su chủ yếu được sử dụng để phòng bệnh hơn là tránh thai.
Vào năm 1640, người ta tìm thấy những chiếc bao cao su tại lâu đài Dudley ở Birmingham (Anh). Chúng là những mẫu nhỏ làm bằng ruột cá và ruột thú. Bắt đầu từ thời gian nay, “áo mưa” làm từ ruột động vật bắt đầu phổ biến. Tuy nhiên, dù mềm hơn so với bao làm bằng vải lanh, bên cạnh đó bao từ ruột động vật khá đắt đỏ.
Năm 1839, Charles Goodyear phát minh ra phương pháp lưu hóa khiến cao su trở nên mềm dẻo. Người ta đã nghĩ tới việc làm bao cao su từ chất liệu mới. Nhưng các sản phẩm mới lại dày như săm xe đạp, rất hôi nên không được ưa chuộng lắm.
Năm 1930, cuộc cách mạng thứ hai diễn ra khi người ta phát minh ra chất latex. Với đặc tính dẻo dai, ít mùi, chất này nhanh chóng chiếm lĩnh. Đây là nguyên liệu của phần lớn bao cao su hiện nay.
Những năm 1980, đại dịch HIV/AIDS bùng phát, bao cao su được cho là giải pháp quan trọng để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe khi quan hệ tình dục. Các nhà khoa học tiếp tục phát minh nhiều loại bao cao su như chất liệu, mùi vị, độ dày, kích cỡ… đáp ứng nhu cầu của đàn ông. Năm 2014, chiếc bao cao su mỏng nhất thế giới được làm từ polyurethane ra đời với độ dày 0,01 mm, mỏng hơn 6 lần so với tóc người. Loại bao này chỉ bán ở Tokyo, Nhật. Hiện, các nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu cải tiến bao cao su với độ dày 0,009 mm và mỏng 0,008 mm. Đến năm 2015, khoảng 18 tỷ chiếc bao cao su được sử dụng trên toàn thế giới.
Nguồn: youmed.vn; vnexpress.net; sách 1000 phát mình và khám phá vĩ đại