NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ NGUỒN GỐC CỦA SINH TỐ LÚA MẠCH

by admin

Mặc dù không phải là thức uống đầu tiên của loài người, nhưng bia được xem là thức uống có nhiều ảnh hưởng mang tính quyết định với những nền văn minh đầu tiên.

Bia xuất hiện khi con người chuyển từ săn bắt hái lượm sang định canh định cư. Lúc này, lúa mạch và lúa mỳ được chủ động gieo trồng.

Người ta không phát minh ra bia, mà khám phá ra nó. Người xưa thấy rằng, hạt ngũ cốc thấm nước và có vị ngọt (đặc biệt là lúa mạch vì tạo ra nhiều enzyme diastase nhất, do đó nhiều đường maltose nhất) nên đã bắt đầu ủ mạch nha chủ động. Và tình cờ họ phát hiện ra, khi cháo suông để quên hẩm hiu vài hôm thì có hiện tượng sủi bọt, có hơi men nhẹ do men dại trong không khí đã lên men đường trong cháo thành cồn. Thế là sinh tố lúa mạch ra đời.

Không ai biết chính xác mẻ bia đầu tiên được ủ khi nào. Chỉ biết chắc rằng, bia chưa từng xuất hiện trước năm 10.000 TCN, nhưng đến năm 4000 TCN thì nó đã lan rộng đến vùng Cận Đông, xuất hiện trong văn bản tượng hình Lưỡng Hà, trên đó thể hiện hai người đang dùng ống hút sậy để uống bia từ một bình gốm lớn.

Tất nhiên, để ra được loại bia “uống được” người ta cũng phải trải qua nhiều phép thử như: trong phần cháo suông ban đầu càng có nhiều hạt ủ mạch nha thì lời gian lên men càng lâu, bia cũng mạnh hơn. Nhiều mạch nha hơn đồng nghĩa có nhiều đường hơn, lên men lâu hơn nghĩa là nhiều đường sẽ biến thành cồn hơn. Nấu nhừ cháo suông cũng giúp bia mạnh hơn. Những người thợ ủ cổ đại cũng để ý rằng sử dụng cùng một bình chứa để ủ nhiều lần sẽ cho ra thành phẩm đáng tin cậy hơn vì quá trình nuôi cấy men sẽ diễn ra trong các khe nứt nẻ của thùng chứa, nhờ đó mà không cần phụ thuộc nguồn men dại thất thường. Họ cũng biết cách làm đa dạng hương liệu cho sinh tố lúa mạch bằng cách thêm các loại dâu, mật ong, hương liệu, thảo mộc và các mùi vị khác nhau vào cháo suông.

Người ta gắn cho bia nhiều ý nghĩa hơn là đồ uống: Người Inca dâng bia trong cốc vàng lên vầng mặt trời mọc, và đổ bia xuống đất hay ngậm một ngụm bia đầu rồi phun ra để dâng lên thần đất; người Aztec dâng bia lên Mayahuel, nữ thần sinh sôi… Một truyện kể Ai Cập cho rằng bia giúp nhân loại tránh họa diệt vong. Bia còn xuất hiện trong ngôn ngữ qua các thành ngữ phổ biến của Ai Cập “dựng một sảnh bia”, “ngồi trong sảnh bia” hàm ý vui hết nấc. Bia cũng là một trong những từ phổ biến nhất trong những từ phổ biến nhất được ghi lại tại các tài liệu viết lâu đời nhất của người Sumer (bên cạnh ngũ cốc, vải vóc, gia súc).

Cho đến nay, sinh tố lúa mạch vẫn luôn là đồ uống được yêu thích. Ai cũng uống bia, từ giày đến nghèo, từ đàn ông đến đàn bà, từ người lớn đến trẻ con…

Nguồn: Lịch sử thế giới qua 6 thức uống

You may also like

Leave a Comment