– Cải thiện chất lượng giấc ngủ ở một mức độ nhất định:
Vì da là bộ phận giúp cơ thể tản nhiệt quan trọng nhất cơ thể con người, có chức năng điều hòa thân nhiệt. Dưới sự điều chỉnh của nhịp điệu sinh học của cơ thể, thân nhiệt của con người sẽ giảm xuống một cách tự nhiên sau khi chìm vào giấc ngủ.
Mặc quần áo khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận của da về nhiệt độ môi trường và cản trở quá trình tản nhiệt của cơ thể, từ đó gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
– Giúp ích cho việc g.iảm c.ân:
Chất lượng giấc ngủ kém sẽ khiến lượng hormone cortisol (hormone chống stress, giúp tăng huyết áp, tăng đường huyết, có tác động tăng cường miễn dịch, chống viêm, chống dị ứng) trong cơ thể sẽ tăng lên.
Trạng thái này kéo dài cho đến khi chúng ta thức dậy vào ngày hôm sau, khiến chúng ta có xu hướng ăn nhiều hơn và ít vận động hơn.
Tuy nhiên, đây chỉ là trên lý thuyết vì có rất nhiều lý do có thể khiến bạn t.ăng c.ân.
– Giúp da đẹp hơn:
Việc ngủ mà không mặc quần áo rất hữu ích cho quá trình bài tiết của da (các nang lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi…), giúp da tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ tương đối thấp bên ngoài nhằm tăng cường lưu thông máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Nhưng, ngủ mà không mặc quần áo có khiến cơ thể trở nên bẩn hơn hoặc gây bệnh ngoài da vì giường không sạch sẽ?
Làn da khỏe mạnh của một người bình thường có hệ thống hàng rào bảo vệ đủ mạnh để tránh các bệnh ngoài da một cách dễ dàng.
Hơn nữa, khi da tiếp xúc với môi trường khô ráo, nhiệt độ thấp thì chất nhờn và mồ hôi tiết ra rất ít, không bẩn như bạn nghĩ, chỉ cần chú ý vệ sinh phòng ngủ, thường xuyên thay giặt chăn, ga, gối, đệm thường xuyên và tránh để bị muỗi đốt.
Trừ trường hợp những người bị viêm da cơ địa (rệp có thể khiến dị ứng nghiêm trọng hơn) hoặc người cao tuổi mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, mạch vành (dao động nhiệt độ dễ gây phát bệnh).
Nói tóm lại, người bình thường không cần quá lo lắng về các vấn đề sức khỏe khi ngủ mà không mặc quần áo, đặc biệt là các bệnh ngoài da.
Tuy nhiên, việc ngủ mà không mặc quần áo cũng có một “nhược điểm”.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tiếp xúc da thịt trực tiếp giữa con người có thể làm tăng quá trình tổng hợp và bài tiết oxytocin.
Oxytocin còn được gọi là “hormone tình yêu”, nó có thể khiến cho bạn nhạy cảm hơn với sự đụng chạm của bạn tình/vợ/chồng và tăng sự tin tưởng và ham muốn thân mật.
Điều này dẫn đến tình trạng “thiếu ngủ” vào ban đêm và ảnh hưởng đến công việc và học tập trong ngày hôm sau.
Nhưng đây là vấn đề khi bạn ngủ mà không mặc quần áo “hai mình”. Nếu bạn chỉ có một mình thì hãy bỏ qua phần này.