Dựa trên tư liệu những đợt trị liệu tư vấn tâm lý của các bệnh nhân của Chuyên gia Tâm lý học – Tiến sĩ Kim Nghĩa. Dưới đây là một vài trường hợp điển hình trong các mối quan hệ mà chúng ta nên buông bỏ, thay vì tiếp tục mù quáng và nghĩ rằng bản thân có thể thay đổi đối phương. Có thể những hoàn cảnh giống bạn nhưng nó không có mục đích để an ủi bạn, mà giúp bạn nhìn rõ hơn những vấn đề mà mình mắc phải, có cái nhìn khách quan hơn.
1. Người chỉ có thể đồng cam nhưng không thể cộng khổ
Tự thuật: Ba năm trước tôi quen biết người bạn trai hiện tại. Anh ấy đã ly hôn và nuôi một đứa con, không có nghề nghiệp đàng hoàng. Ban đầu, tình cảm của chúng tôi rất tốt. Lúc đó chuyện làm ăn của tôi cũng hết sức thuận lợi, nhưng rồi sau đó lại gặp khó khăn. Hai chúng tôi đều không đi làm, nghỉ dài ở nhà. Từ đó, tính khí anh ấy bất thường trông thấy, bắt bẻ tôi hết chuyện này đến chuyện khác, bọn tôi thường xuyên cãi vã. Anh tìm đủ lý do chia tay, nhưng tôi không cam tâm như vậy.
Chuyên gia nói: Bạn có khả năng độc lập, có thể tự nuôi sống bản thân, tại sao nhất định tìm một bạn đời thích dựa dẫm? Kinh tế của bạn giờ đã ổn định, nhưng tâm lý lại quá phụ thuộc, đây gọi là đánh mất bản thân. Việc của bạn bây giờ là kịp thời dừng lại, nghiên cứu tiếp sau đây sẽ kinh doanh gì. Cũng phải tin tưởng vào tương lai mình sẽ gặp được người đàn ông phù hợp hơn và bắt đầu một cuộc sống mới.
2. Cố gắng để trở thành hình mẫu lý tưởng của đối phương
Tự thuật: Sau hai năm yêu nhau tôi cũng nhắc nhiều lần tới chuyện kết hôn với anh ấy. Tôi lo những cô gái trong công ty cũng để mắt tới anh ấy, dẫu sao anh ấy cũng là đàn ông độc thân lại giàu có. Khi ở cùng anh ấy đôi lúc tôi cảm thấy căng thẳng, không dám dẫn anh ấy tới gặp cha mẹ, sợ anh coi thường. Mỗi lần ăn cơm, tôi đều không dám ăn no, cũng không dám xỉa răng trước mặt anh ấy; ngay cả buổi tối đi ngủ cũng không dám tẩy trang để mặt mộc đối diện với anh ấy.
Chuyên gia: Con người cần duy trì trạng thái tự nhiên của chính mình. Tuổi tác ngày càng cao, nhan sắc nhất định sẽ già đi. Khi sống với bạn trai, bạn là người yêu chứ không phải cấp dưới, bạn cẩn thận từng chút một sẽ thành giả tạo, còn gắng làm hài lòng cậu ấy, ở với nhau như vậy sẽ khó bền lâu. Bản thân bạn có tố chất tốt, ngoại hình đẹp, nên dùng diện mạo thật của mình mà đối diện để cậu ấy thực sự hiểu được con người và nhân phẩm của bạn.
3. Bạo lực
Tự thuật: Sau nửa năm quen nhau, tôi mới phát hiện bạn trai mình tính khí nóng nảy, thường lớn tiếng quát mắng tôi vì một chuyện nhỏ nhặt, lúc nghiêm trọng còn tát tôi nữa. Đánh xong, anh ấy lại xuống nước xin lỗi trăm lần như một. Nhưng chẳng bao lâu sau, chỉ vì lúc đi ăn với bạn, tôi lỡ nhiều lời khiến bạn trai cảm thấy xấu hổ mất mặt nên về nhà anh ấy liền tát tôi. Tôi đề nghị chia tay, bạn trai lại quỳ xuống xin lỗi, cứ thế lặp đi lặp lại khiến tôi cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
Chuyên gia: Bạn trai bạn lớn lên từ nhỏ trong một môi trường bạo lực gia đình. Những đứa trẻ mang trong mình trải nghiệm như vậy, một là sau khi lớn lên cũng dễ giống như bố mình dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, hai là đứa trẻ có khả năng sẽ vô cùng tự ti, thiếu tự tin và tính cách thì nhu nhược, hèn nhát. Cậu ấy khi làm việc ở ngoài đã kìm nén cảm xúc của bản thân. Khi ở cùng với bạn, một khi bạn nói ra điều gì cậu ấy không muốn nghe, cậu ấy sẽ động chân động tay quát mắng la lối nhằm giải tỏa những cảm xúc bị kìm nén. Cậu ấy tát bạn cũng chính là một hình thức để giải tỏa những tâm trạng bị giấu kín, cũng là cách mà cậu ấy được tận mắt chứng kiến từ khi còn nhỏ. Sống chung với một người đàn ông như vậy là tự hủy hoại chính mình. Bản thân bạn không cần tính đến việc thay đổi cậu ấy, bạn cũng không phải là người có chuyên môn.
4. Mama’s boy
Tự thuật: Bạn trai tôi tốt nghiệp đại học chuyên ngành, công tác tại cơ quan nhà nước. Hằng ngày tan làm là về nhà chơi điện tử, không hề động tay vào việc nhà. Con người anh ấy rất dễ sống, chỉ cần có nhà để ở, có quần áo để mặc và cơm ăn là được, không có mưu cầu gì cao siêu – Khi nhắc đến chuyện thay đổi thì cáu kỉnh, nói là được ngày nào thì hay ngày ấy, nghĩ xa xôi để làm gì? Mẹ anh ấy thường xuyên tới chỗ chúng tôi sống để nấu ăn, dọn dẹp vệ sinh. Bực mình hơn ở chỗ, tối đến bạn trai phải ngủ cùng mẹ, có chuyện gì cũng đều tìm mẹ để bàn bạc, tôi giống như người ngoài, đứng sang một bên chẳng nói được lời nào.
Chuyên gia: Nguyên nhân hình thành nên một cậu con trai mama’s boy là bởi từ nhỏ phụ huynh đã quá áp đặt, việc gì cũng thay con cái làm chủ, lâu dần đứa con không còn có chính kiến, tính cách phụ thuộc vào bố mẹ cũng vô cùng nặng nề. Họ chính là những đứa trẻ to xác, cũng chính là những đứa trẻ chưa lớn. Từ việc trò chuyện với bạn có thể nhận ra, bạn và mẹ bạn trai chung sống không hòa hợp, cậu ấy cũng khiến bạn thất vọng. Bạn cảm thấy quãng thời gian hai năm vừa rồi của mình đã trôi qua đáng tiếc, vậy thì nên kịp thời dừng lại là tốt hơn cả.
—————-
Chúng ta thường coi nhẹ những vấn đề tâm lý, khi bế tắc lại tìm lời khuyên của mọi người, mong muốn tìm được sự đồng cảm. Nhưng lâu dần không còn ai muốn nghe câu chuyện của bản thân, bản thân sa sút và tìm đến những thú vui khác không lành mạnh. Thay vì sống lay lắt và mất phương hướng. Chúng ta cần phải tự tìm ra con đường đúng đắn cho bản thân, tháo gỡ những khúc mắc trong lòng, để bản thân có một nội tâm mạnh mẽ thay vì chờ đợi sự cứu giúp của người khác
Cre: Thùy Chi