PHONG BA BÃO GIÁ PHỦ ĐẦU THÌ CHẠY VỀ KHÓC VỚI PHỤ HUYNH
Sau khi tốt nghiệp, Phương Thanh (23 tuổi, TP.HCM) đi làm với mức lương 10 triệu đồng. Dù sống cùng cha mẹ, không cần lo cuộc sống, nhưng hơn 2 năm đi làm, cô không có tiền tích lũy.
Cô nàng thừa nhận không biết cách tiết kiệm. Lương tháng đổ vào quần áo, trà sữa, mỹ phẩm, du lịch, có lần quá tay, chưa hết tháng đã hết tiền. “Mới đi làm nên mình muốn tận hưởng cuộc sống”, cô nói. Vì không có tích lũy, những khoản tiền lớn như đổi xe máy, điện thoại hay laptop đều phải cần ba mẹ hỗ trợ.
Bùi Hằng (23 tuổi) thu nhập 15 triệu đồng/tháng nhưng gần như tháng nào cũng cần bố mẹ hỗ trợ . Cô nàng thuê trọ một mình, tiền thuê 2,5 triệu đồng. Hằng chi phần lớn cho việc ăn uống, mua sắm, đi cà phê, sẵn sàng chi nhiều tiền để mua nước hoa và thêm một khoản lớn để mua hạt, đồ ăn và cát cho mèo.
Hằng chạy quảng cáo và trực fanpage ở hai văn phòng khác nhau, từ 9h đến 17h30, công ty còn lại từ 18h đến 23h. “Công việc bận rộn còn chẳng có thời gian để yêu đương, nhiều ngày chạy deadline đến 1-2h sáng. Vì làm hết sức nên mình cũng chơi hết mình”, Hằng bày tỏ.
Với mức lương 8 triệu đồng/tháng, Thảo Nguyên (sinh năm 1997) phải chật vật chi tiêu. Ra trường, cô xin vào làm cho một công ty nhỏ tại Hà Nội. Sau 3 năm, lương tăng thêm 1 triệu đồng. Riêng tiền trọ và điện nước hàng tháng đã là 3 triệu.
Cứ hai tuần một lần, mẹ của Thảo Nguyên lại đóng một thùng đồ ăn từ quê gửi lên Hà Nội cho con. Nhờ đó, cô bớt đi một khoản cần phải tiêu. Thảo Nguyên muốn đổi xe máy mới từ năm ngoái. Nhưng sau một năm, cô tiết kiệm được vỏn vẹn 5 triệu đồng. “Bố mẹ bảo mình cứ mua. Cần bao nhiêu, bố mẹ cho thêm”, cô nói.
Huy Bảo (23 tuổi, quê Khánh Hòa) làm sản xuất nội dung với mức lương 9,5 triệu đồng và nhận kèm thêm tiếng Anh vào buổi tối.
“Thu nhập 12 triệu thật sự không đủ. Trả hết sinh hoạt phí, mình khó dư được đồng nào, dù đi làm khá vất vả”, Bảo cho biết. “Mình thuộc nhóm nhỏ tuổi nhất công ty, lại biết uống b,i,a nên đồng nghiệp thích ‘é.p’ đi nh,ậ,u. Lâu lâu đi thì vui, đằng này các anh lại tổ chức đều đặn mỗi tuần. Chầu nào cũng 300.000-400.000 đồng, mình không dám bày tỏ sự khó chịu nên toàn cố theo ý mọi người”, Bảo nói.
Từ đầu năm 2022, gia đình Bảo gửi thêm tiền vì sợ con phải nhịn ăn nhịn tiêu trong bão giá. “Ba mẹ buôn bán hải sản ở quê để có đồng ra đồng vào. Mình áy náy vì là con lớn, đi làm nhưng chưa phụ giúp được gì, còn khiến gia đình lo lắng”, Bảo chia sẻ.
(Theo: Zing via KSC)