Những phong tục tập quán đáng sợ của Trung Hoa (phần 7) — Người giấy.

by admin

Nguồn: Tiêu Dao Thư Quán

Khách đến trời đã tối, cửa mở ánh đèn soi, than hồng nổ tí tách, cắt giấy chiêu hồn tôi…

Cắt giấy là một môn thủ công truyền thống của Trung Hoa, bắt nguồn từ thời nhà Hán. Việc cắt giấy ban đầu có liên quan đến Đạo gia cúng bái chiêu hồn người chết, phong tục cắt giấy này đến nay vẫn còn lưu hành ở nhiều quốc gia. Hằng năm, Miêu tộc vẫn tổ chức lễ hội dán hình cắt ở trên lan can hoặc cửa để đưa tiễn quỷ thần.

Không biết mọi người có từng xem Pháp sư vô tâm chưa, phương pháp Nhạc Khởi La sử dụng người giấy để hiến tế trong phim so với ngoài đời cũng khá tương tự, hình nhân giấy có tay chân và tóc, còn biết cử động. Ở phía tây Hà Nam, một vài tiên sinh sử dụng thuật người giấy chiêu hồn, được gọi là búp bê tâm linh.

Về thuật hình nhân thế mạng có một số truyền thuyết như thế này. Nghe đâu trước khi Chu Nguyên Chương kiến lập triều Minh, trải qua vô số cuộc chiến mà thảm khốc nhất phải kể đến trận bảo vệ thành Hồng Đô, trong trận chiến đó hắn từng bị bức phải chạy ra khỏi thành, bên người dẫn theo hơn mười thuộc hạ, sau đó bị đám người Trần Hữu Lượng phát hiện, ở tình huống nguy cấp, một người trong đám thuộc hạ của Chu Nguyên Chương từ trong ngực lấy ra 4 người giấy cắt, dán lên khối đá lớn.

Ngay khi binh lính Trần Hữu Lượng đuổi tới, trước mặt bọn họ đột nhiên xuất hiện 4 đại hán cao lớn giống như thiên binh thiên tướng, chặn lại giữa đường.

Bốn người giấy đại chiến với quân đội, nhưng bởi vì số lượng quá ít, rất nhanh bị quân lính như thủy triều đâm xuyên qua thân thể, ngay khoảnh khắc bọn họ bị đâm thủng, bốn người nhẹ nhàng lung lay, hóa thành đống giấy vụn. Quân đội Trần Hữu Lượng tiếp tục truy kích, mắt thấy sắp bị đuổi kịp, người thuộc hạ kia lại móc ra một người giấy và ngựa giấy, ném về hướng ngược lại. Chờ khi quân đội Trần Hữu Lượng đuổi đến, thì thấy một người cưỡi ngựa vội vàng trốn chạy, nhìn dáng vẻ đúng là Chu Nguyên Chương.

Quân đội lập tức đuổi theo, nhưng đợi bọn họ đuổi tới thì Chu Nguyên Chương cùng mã câu đều hóa thành giấy vàng, chậm rãi rơi xuống mặt đất. Hai lần sai đường đủ cho Chu Nguyên Chương có thời gian chạy trốn, thuận lợi thoát khỏi quân đội của Trần Hữu Lượng, cuối cùng giành được thắng lợi trong trận chiến Hồng Đô.

Đương nhiên, truyền thuyết cũng chỉ là truyền thuyết, thuật cắt giấy không tính là thần thuật gì, chẳng qua là dùng người giấy làm môi giới, mục đích là chữa bệnh trừ tà.
Những phong tục tập quán đáng sợ của Trung Hoa (phần 7) --- Người giấy.
Thuật cắt giấy có nhiều loại, ngoài búp bê tâm linh còn có búp bê trừ bệnh, búp bê cầu an. Còn một loại khác, hẳn là mọi người từng nghe qua, chính là búp bê thế mạng. Ở phía tây Hà Nam, búp bê này được xưng là vật thế mạng, hiện nay đa số lễ tang đều sử dụng loại búp bê này.

Thuật cắt giấy ngoại trừ cắt hình người, còn có thể cắt cái khác, tỷ như – dù.

Chuyện xưa về thuật cắt giấy, bản thân tôi chưa từng trải qua, là nghe một người bạn kể lại. Hắn là một thợ thủ công nghệ thuật, mở một cửa hàng ở Tô Châu chuyên nghiên cứu dù giấy dầu, hắn làm dù giấy đủ loại kiểu dán, trong cái vòng lẩn quẩn này cũng có chút danh tiếng, thường xuyên có người yêu thích Hán phục đến nhờ hắn làm dù giấy, giá đắt đến mức làm người khác nghẹn họng.

Này hâm mộ có ít gì, người ta có kỹ thuật có tay nghề, điều quan trọng ở đây là, người bạn này của tôi không làm dù theo cách thông thường mà dựa vào phương pháp cổ xưa, tổng cộng có đến 72 bước, có đôi khi làm một cây dù mất cả mấy tháng trời, dù sau khi làm ra không những đặc biệt tinh xảo còn vô cùng bền chắc.

Hắn ngoại trừ làm dù, còn rất thích cất trữ dù, trong nhà hắn có riêng một phòng dùng để lưu trữ, tôi có đi vào vài lần, bên trong có rất nhiều loại dù với đủ loại màu sắc, nhưng tôi ấn tượng nhất chính là cây dù đỏ nằm ở góc tường.

Cây dù đỏ kia có hơi bạc màu, nhưng nhìn kỹ thì nó không phải phai màu mà là lắng đọng lại, màu sắc vốn dĩ đỏ tươi nhưng trải qua thời gian cọ rửa đã lắng đọng thành màu nâu đỏ, khung dù cùng cán dù không biết làm bằng gậy trúc gì, bên ngoài quấn một lớp vải đã nhiễm một tầng bụi, cả cây dù làm cho người ta có cảm giác nặng nề cổ xưa.

Tôi hỏi hắn dù này mua khi nào, nhìn cũng có chút niên đại.

Bạn tôi nói là ở thời dân quốc, mua ở Thiên Tân, 14 vạn.

Nghe xong tôi cực kỳ kinh ngạc, hỏi hắn có phải điên rồi không, cây dù này đâu phải đồ cổ, nhìn chỉ khoảng vài chục năm, sao lại có giá hơn 10 vạn, đúng là ăn cướp mà!

Bạn tôi chẳng thèm để ý, hắn nói với tôi, dù này không phải dù bình thường, phương pháp làm dù thời xưa cùng lắm chỉ có 72 bước, nhưng cây dù đỏ này lại có đến 86 bước, 14 bước thêm vào kia chính là dùng để chiêu hồn, hay còn gọi là dù chiêu hồn.

Nghe hắn giải thích tôi liền sáng tỏ, tất cả mọi người đều biết dù là do vợ Lỗ Ban phát minh ra, truyền lưu hơn ngàn năm, tuy nói mục đích ban đầu là để che nắng che mưa, nhưng trải qua nhiều thời kỳ biến đổi, nó còn dùng để trừ tà, tiêu tai, đuổi quỷ, hiến tế, thậm chí trong hôn lễ truyền thống cũng không thể thiếu dù.

Nhưng cho dù là dù chiêu hồn cũng không nhiều tiền như vậy, chắc chắn là bị lừa rồi. Hắn lắc đầu nói, đó không phải dù chiêu hồn đơn giản như vậy, trong dù chiêu hồn này còn có tàn hồn. Hắn nói năm đó hắn đi khắp nơi thu thập đồ cổ, ngày nọ thấy trên luận đàn có người chào bán cây dù đỏ này, cảm thấy cũng không tồi nên định thu vào tay, nhưng người đó là đòi tới 14 vạn, một phân tiền cũng không được thiếu, vì muốn bàn bạc giá cả với người chủ, nên hắn quyết định đi Thiên Tân.

Lúc đến Thiên Tân tìm được người bán dù, hắn nghiên cứu dù nhiều năm như vậy liếc mắt liền biết đây là vật bất phàm, hắn làm dù nhiều năm cùng lắm chỉ có hình, nhưng cây dù đỏ này lại có được thần.

Bạn tôi rất thích cây dù đỏ đó, nhìn đến không rời được chân, thầm nghĩ sau khi đem dù về nhất định sẽ đặt ở vị trí trang trọng nhất. Nhưng bởi vì nguyên nhân giá cả nên hắn do dự rất lâu. Thời gian đó hắn ở lại Thiên Tân, mỗi ngày đến tới “thăm hỏi” chủ bán, hy vọng có thể bàn lại giá, đem hơn mười vạn mua một cây dù thật sự rất lãng phí.

Sau đó người chủ không chịu nổi hắn năm lần bảy lượt mặt dày tìm đến cửa, liền kể cho hắn nghe một câu chuyện xưa. Bạn tôi nghe xong thì không màn đến giá cả nữa, trực tiếp trả cho người chủ 14 vạn.

Bạn tôi nói, tổ gia người chủ kia chuyên làm dù, sau đến đời ông nội y thì đứt đoạn, nhưng để lại cây dù đỏ này, có thể nói là vật tổ truyền, vốn không được bán nhưng không thể không bán.

Chủ bán nói, cây dù đỏ này là ông nội y làm, thời ông nội y còn trẻ cũng coi như tuấn tú lịch sự hơn nữa còn có tay nghề làm dù, tuy không sang quý giàu có nhưng có thể nuôi sống gia đình cả đời không lo không nghĩ.

Bà mối tranh nhau đến nhà giới thiệu đối tượng, người khác có lẽ đắc ý còn không kịp nhưng ông lại không hề vui vẻ, bất kể cô gái nào ông cũng đều từ chối. Người đời nghĩ ánh mắt ông nội y cao nhưng thật ra ông ấy đã sớm cùng một cô gái phong trần ước định cả đời.

Ông biết người nhà sẽ không đồng ý hôn sự này nên quyết định cô độc cả đời, như vậy ông có thể bồi bên cạnh cô gái đó. Chẳng qua ngày vui chóng tàn, cha của ông, chính là ông cố y, thấy con trai càng lúc càng lớn tuổi vẫn không chịu kết hôn, sợ bị người đời lên án nên đã tự làm chủ đáp ứng một mối hôn sự.

Ông nội y biết không thể lay chuyển được người nhà nên đã dắt tay cô gái kia cùng nhau bỏ trốn, đi thật xa chỗ này tìm một cuộc sống mới, mai danh ẩn tích, ông làm dù nuôi gia đình, cô gái kia hoàn lương, chăm lo việc trong nhà, cuộc sống dân dã nhưng lại ấm áp bình yên.

Chính là thời buổi rối ren, người Nhật xâm chiếm Trung Hoa, quốc thổ nhiều nơi đã rơi vào tay giặc, chiến hỏa rốt cuộc cũng lan tới địa phương ông nội y sinh sống, thẳng đến phòng tuyến thành trấn sụp đổ, ông may mắn tránh được một kiếp, nhưng cô gái đáng thương kia lại bị nhiều người cưỡng hiếp chỉ còn lại một hơi tàn. Ông nội y vô cùng thống khổ, để cô lên xe đẩy đi xung quanh tìm người chữa trị, nhưng cuối cùng vẫn không cứu được, đến khi cô gái gần như kiệt sức ông cầu một vị cao nhân lưu lại ba hồn bảy vía của cô vào trong cây dù đỏ, có thể tùy thân mang theo bên người.

Trải qua thêm 14 bước gia công, 14 khâu này có tác dụng chiêu hồn, dẫn hồn, cố hồn, giữ cho hồn phách cô gái gần trăm năm không tiêu tan. Sau đó ông về lại nhà cũ, nơi đó chỉ còn lại tường đổ ngói xiêu, hương thân xa xứ, ông cùng người nhà hoàn toàn mất liên lạc. Từ đó về sau, ông nội y yên định ở lại quê nhà cưới vợ sinh con, nhưng cây dù đỏ không hề vứt bỏ, vẫn giữ ở bên người, không tổn không hại, không dính nước, không nhiễm bụi trần.

Khi bạn tôi kể xong câu chuyện, tôi vẫn chìm sâu trong cảm giác bi thương đó, không biết vì sao, thật muốn chạm vào cây dù đỏ kia. Bạn tôi như hiểu ý, đem cây dù từ trong tủ thủy tinh đưa cho tôi, tôi vuốt ve cây dù trong tay, tựa như chứng kiến chuyện xưa của hai người kia. Tôi nhịn không được mở dù ra, bên trong vẽ rất nhiều ký hiệu, trên khung dù quấn hơn mười sợi dây hồng đỏ, khoảnh khắc bung dù ra, rất nhiều hình nhân giấy được buộc từ dây đỏ rơi xuống lung lay, mà trên cán dù cũng khắc nhiều đồ án liên quan đến chiêu hồn.

Bạn tôi nói, khi trời mưa có thể cảm giác được sự tồn tại của cô gái kia, người bung dù nếu dương khí yếu thậm chí có thể nhìn thấy cô ấy.

Tôi hỏi hắn, vậy hiện tại thì sao? Có thể nhìn thấy được nữa không? Bạn tôi lắc đầu, lúc trước người chủ bán cây dù này vì muốn dùng số tiền đó giúp cô gái kia siêu thoát, vốn là nên làm lúc ông nội y qua đời, nhưng vì sự việc cấp báp hơn nữa cha y lại không quan tâm, cho đến khi cây dù rơi vào tay y, thật sự không đành lòng nhìn cô gái bạc mệnh này cứ mãi bị giam cầm, cho nên muốn bán đi.

Nhưng bởi vì thời gian quá lâu, cho dù đã giúp cô gái kia siêu thoát nhưng chút tàn hồn của cô vẫn vương vấn trên cây dù. Thời điểm hắn mới mua về, có khoảng thời gian nghe rõ ràng có tiếng nỉ non nghẹn ngào phát ra từ trong cây dù.

Nghe xong câu chuyện, trong lòng tôi vô cùng thổn thức. Một người muốn giữ, một người không muốn đi. Một người muốn lưu mà lưu không được, một không muốn đi lại không thể không đi.


Bên bờ Vong Xuyên, cùng người gặp lại. Bên trong vũng lầy, cùng người quấn quanh. Trăm mối tơ lòng không thể giải, chỉ còn một mảnh tàn hồn khẽ vấn vương…

You may also like