Mỗi khi có dịp, ngoại đều cảm ơn tôi về những bức thư, và không quên dặn tôi không nên viết thư nữa. Nhưng lá thư của tôi có thể ở bên ông ngay cả khi tôi không làm được việc đó. Những lá thư ấy sẽ khiến chúng tôi luôn thân thiết và gắn kết.
Trong suốt tháng đầu tiên của đại dịch, tôi rất e ngại viết thư cho ông ngoại. Vì con virus đó vô hình và tôi nghĩ rằng chúng sẽ bám lên giấy, phong bì, găng tay của người đưa thư,… và cuối cùng là tới tay ông tôi. Cho tới tháng 4, tôi bắt đầu gửi thư cho ông ngoại hàng tuần tới viện dưỡng lão – nơi ông đang sinh sống tại St. Peter, Minnesota. Trước đây, tôi thường viết thư cho ông ngoại 2 lần 1 năm như 1 lời cảm ơn vì ông đã luôn gửi cho tôi $20 vào mỗi sinh nhật và kỉ niệm ngày cưới của tôi. Hiện nay ông đã 95 tuổi rồi và ông có 5 người con, 12 cháu và 7 chắt. Căn hộ của ông đã không có ai lui tới hơn một năm nay.
Khi tôi lớn lên, viết thư vẫn chưa hề lỗi mốt. Còn nhớ, năm lớp 4, chúng tôi có một cuộc trao đổi thư tay với trẻ em ở Nhật Bản. Chị tôi – 12 tuổi – đã được phân công làm lính trong Cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh (Gulf War) với tư cách là người bạn tâm thư. Tôi thường gửi thư cho anh/em họ với kết thư luôn là BCF (Best Cousins Forever – những anh/em thân thiết mãi mãi). Trong suốt những năm cấp 2, mẹ tôi viết thư cho một người đàn ông ốm yếu ở phía Nam Dakota. Ông ấy sẽ trả lời bức thư bằng những dòng run rẩy. Điều đó trở thành trò tiêu khiển cho cả gia đình tôi mỗi khi ngồi quanh bàn bếp để xem ai sẽ là người giải mã được nội dung của bức thư. Đây cũng là thời kì hoàng kim của những bức thư.
Nhận được một bức thư từ người khác – bạn sẽ cảm nhận được sự chân thành. Có rất nhiều sắc thái khác nhau của cảm giác này.
Cuộc sống tôi tràn ngập trong thư từ. Người phụ nữ đã tài trợ học bổng mỹ thuật cho tôi vào năm cuối trường cấp 3, đã gửi cho tôi những bài thơ tự sự, và bên cạnh chữ ký của mình, bà ấy luôn đóng dấu một con hươu cao cổ. Khi du học ở Ireland, tôi nhận được tin tức về việc hát karaoke và tai nạn bất ngờ từ những bạn đại học nhờ bức thư được gửi bằng máy bay đến căn hộ của tôi. Trong suốt 6 tháng tôi ở Cork, tôi cũng nhận được rất nhiều thư từ Polzin, năm 2000 vẫn là thời kỳ được ghi chép rất đầy đủ trong lịch sử gia đình.
Mỗi lần tôi chuyển nơi ở mới, tôi lại có những người bạn tâm thư mới. Khi rời thành phố New York, Lucinda Williams là một đầu bếp mà tôi từng làm việc cùng đã gửi cho tôi những lá thư rất thú vị bao gồm cả công thức làm bánh xoài. Lần đầu tiên tôi có một người bạn là một họa sĩ, khi tôi chuyển tới nơi khác, những bức thư của cô ấy tràn ngập những nét vẽ rất nổi bật và chi tiết bằng bút chì. Một bạn trai người Hà Lan, gửi thư cho tôi nhiều tới nỗi những bức thư ấy chất đầy trong hộp đựng giày và một chiếc túi đựng đồ.
Một cảm giác yêu thương mỗi khi bạn nhận được thư của ai đó. Có rất nhiều sắc thái của cảm xúc này. Thỉnh thoảng tôi giữ lại một vài bức thư và không mở chúng trong vài ngày hoặc cho tới khi nào tôi sẵn sàng đọc nó. Một người bạn của tôi thú nhận cũng đã từng làm như thế. Nhưng tôi luôn tự hỏi rằng trong lá thư đó chứa đựng điều gì ngay cả khi chưa sẵn sàng đọc nó?
Gần đây, tôi đọc được về “Những điều mơ hồ để trở thành một phóng viên” trong cuốn hồi ký của Louise Dickinson Rich. Cuốn sách “We took to the woods” xuất bản năm 1942 – kể về cuộc sống trong rừng của Maine. Vào mùa đông năm ấy, Rich đi bộ hơn 1 dặm mỗi chiều trên băng tuyết dày với ván hoặc giày trượt tuyết để lấy thư từ bưu điện ở Middle Dam.
Rich khẳng định “Khi viết một lá thư, bạn chỉ đang nghĩ về người sẽ nhận nó”. Cô ấy khuyên bạn nên note ra những gì bạn muốn viết trong bức thư. Như cách tôi đang làm: Giao thông bị dừng lại bởi một con sóc ở Charlton, bẫy chuột dưới cây gốc cây sồi ở công viên Harmon, L tìm thấy cánh con chuồn chuồn – “nó không thể bay được với một cơ thể mà thiếu đi đôi cánh!” Những ghi chú này sẽ nhắc nhở tôi viết thư cũng là một cách thể hiện thế giới xung quanh bạn như thế nào và bạn nghĩ gì về thế giới ấy.
Rich cảnh báo không nên viết quá dài hoặc trả lời thư quá nhanh, cả 2 thứ đó đều khiến việc trả lời bức thư của bạn trở thành….gánh nặng. Cô ấy gợi ý bạn đừng nên mong chờ một bức thư nào được trả lời, điều này sẽ giúp bạn có cảm giác “hạnh phúc bất ngờ” khi nhận thư. Theo kinh nghiệm của tôi, biết đâu bạn sẽ nhận lại được những bức thư được trả lại cho người gửi, thư sai địa chỉ, từng bức thư gửi cho bạn trai ở nước ngoài đều bị bỏ lại trong chiếc hộp trống đựng đồ của anh ấy, những bức thư của tôi đều là di sản của người bạn tâm thư đã qua đời ở tuổi 90. Thật đáng lo ngại khi đọc những suy nghĩ của tôi, bao gồm cả những ý tưởng mà tôi không xác định được và những cảm xúc đã thay đổi theo thời gian. Tôi đã từng ngạc nhiên khi nhận ra những bức thư tình của tôi gần như không đặc biệt. Đối mặt với những từ ngữ lỗi mốt ấy khiến tôi chấp nhận sự phức tạp của việc viết lên giấy. Suy nghĩ thoáng qua, chọn lọc sơ sài và đầy thiếu sót.
Ngày nay, chúng ta tương tác với mục đích chia sẻ với nhiều người nhất có thể. Nhưng viết thư đòi hỏi sự tập trung và riêng tư. Viết thư tốn thời gian. Như bất kì loại văn bản nào, bạn đều cần ngồi xuống và đặt bút viết – phần bắt đầu này luôn là phần khó làm nhất. Tôi đã không viết thư trong nhiều tháng, thậm chí mấy năm. Điền địa chỉ ngoài phong bì trước, sau đó rất khó để tiếp tục viết.
Khi bắt đầu những bức thư đầu tiên, tôi ngạc nhiên bởi tôi có thể viết nhanh đến thế. Có một bí mật mỗi khi viết của tôi, đó chính tôi sẽ không bắt đầu lại sau đã viết được vài dòng. Vì vậy, tôi gạch bỏ rất nhiều trong thư. Khi ấy, tôi đánh giá cao những gì viết ra hơn việc nói – vì tôi nghĩ rằng gạch bỏ các từ sai dễ được tha thứ hơn việc rút lại lời nói sai.
Thời buổi này, chúng ta tương tác với mục đích chia sẻ với nhiều người nhất có thể. Nhưng viết thư đòi hỏi sự tập trung và riêng tư.
Kể từ khi cách ly, tôi đến thăm ông ngoại hai lần một tuần, nói chuyện với ông qua điện thoại từ phía ngoài khi ông ngồi trong căn hộ tầng ba, không đoán được mặt ông như thế nào sau cửa sổ. Gia đình tôi đã thổi những quả bóng khổng lồ, vẽ sắc cầu vồng thật nổi bật trên vỉa hè gần đó, thả diều – những điều mà ông chưa bao giờ làm khi còn là một đứa trẻ. Thời ấy, ông thường xây những con đường bằng cát và lái những chiếc xe ô tô đồ chơi trên đó. Tôi thật sự rất ngưỡng mộ hình ảnh khi ông ngoại còn là một đứa trẻ và luôn tìm niềm vui cho chính mình.
Mỗi khi có dịp, ngoại đều cảm ơn tôi về những bức thư, và không quên dặn tôi không nên viết thư nữa. Nhưng lá thư của tôi có thể ở bên ông ngay cả khi tôi không làm được việc đó. Những lá thư ấy sẽ khiến chúng tôi luôn thân thiết và gắn kết.
Mỗi khi nhớ ông ngoại , tôi đều tìm đến kho lưu trữ những bức thư của ông gửi cho tôi – thường sẽ kèm theo các mẩu báo, từ Madison, Ireland, thành phố New York, Boise và St. Paul. Tôi nghiền ngẫm những dòng chữ một cách cẩn thận và tưởng tượng rằng ông đang ở đây, bên cạnh tôi, chiếc bút bạc trong túi áo sơ mi, các cử chỉ hệt như lúc ông đang nói chuyện. Với lá thư ấy, tôi tin rằng ông ngoại cũng đang nghĩ về tôi!
Theo Lihub
Tags: