Nỗ lực cứu bàn chân đứt lìa cho nam bệnh nhân bị tai nạn giao thông

by admin
no-luc-cuu-ban-chan-dut-lia-cho-nam-benh-nhan-bi-tai-nan-giao-thong

Theo Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, trước đó, bệnh nhân nam H.V.T (SN 1986, địa chỉ ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) di chuyển bằng xe máy va chạm với xe ba gác đang chở sắt, sau tai nạn bệnh nhân bị đứt lìa 1/3 bàn chân được đưa đến bệnh viện địa phương sơ cứu, băng ép, truyền dịch, giảm đau, bảo quản chi đứt lìa.

Nỗ lực cứu bàn chân đứt lìa cho nam bệnh nhân bị tai nạn giao thông  - Ảnh 1.Nỗ lực cứu bàn chân đứt lìa cho nam bệnh nhân bị tai nạn giao thông  - Ảnh 1.

Sau 4 giờ, ê kíp bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ phẫu thuật khâu nối phục hồi lại toàn bộ giải phẫu cho bàn chân bị đứt lìa. Ảnh: TP

Sau đó bệnh nhân được nhanh chóng chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu vào khoảng 15 giờ 46 phút ngày 1/7 với tình trạng mạch nhanh, vết thương đứt lìa 1/3 trước bàn chân phải lộ gân cơ.

Nhận định đây tình trạng cấp cứu khẩn cấp, bệnh nhân nhanh chóng được chuyển đến phòng mổ phẫu thuật cắt lọc xử trí vết thương, khâu nối vi phẫu động mạch, tĩnh mạch, cố định xương…

Sau 4 giờ, ê kíp phẫu thuật khâu nối phục hồi lại toàn bộ giải phẫu cho bàn chân bị đứt lìa.

Đến sáng nay (6/7), bàn chân bệnh nhân hồng hào, mạch mu chân rõ, chi ấm, dự kiến bệnh nhân sẽ được các bác sĩ đánh giá và tiếp tục phẫu thuật nối gân cơ trong thời gian sắp tới.

Nỗ lực cứu bàn chân đứt lìa cho nam bệnh nhân bị tai nạn giao thông  - Ảnh 2.Nỗ lực cứu bàn chân đứt lìa cho nam bệnh nhân bị tai nạn giao thông  - Ảnh 2.

Hiện tại bàn chân bệnh nhân hồng hào, mạch mu chân rõ, chi ấm. Ảnh: TP

BS.CKII Dương Khải (phẫu thuật viên chính), cho biết: quá trình phẫu thuật khó khăn do tình trạng vết thương phức tạp, các mô cơ giập nát nhiều, mạch máu, gân cơ khó xử lý.

Tuy nhiên, các bác sĩ trong ê kip trực đã nhanh chóng xử trí chi đứt lìa bằng cắt lọc các mô giập nát và ưu tiên khâu nối vi phẫu mạch máu (2 động mạch và 4 tĩnh mạch) với mục tiêu nhanh chóng tái thông mạch máu bàn chân.

Với kỹ thuật khâu nối mạch máu, các bác sĩ của ê kíp phẫu thuật đã sử dụng kỹ thuật nối mạch bằng Coupler (dụng cụ bấm nối vi phẫu 02 đầu mạch máu không cần dùng chỉ khâu). Nhờ áp dụng kỹ thuật này nên thời gian khâu nối mạch máu được rút ngắn, phục hồi tưới máu bàn chân được sớm hơn.

You may also like

Leave a Comment