NỘI CHIẾN QUỐC-CỘNG LẦN 2 (1945-1949)

by admin

(Giai đoạn 1948)
◇_Bão táp càn quét_◇
(Phần hay nhất)
▪︎ Đây là giai đoạn đẫm máu nhất của cuộc nội chiến. Người chết như rạ, kể cả dân thường.

Chú thích: PLA: Giải Phóng Quân
NRA: Quốc Dân Cách Mạng Quân
CCP: Đảng Cộng Sản Trung Quốc
KMT: Quốc Dân Đảng

● Bao vây Trường Xuân

Năm 1948, cục diện chiến trường đã thay đổi hoàn toàn. Số phận của THDQ đã được định đoạt.

Đến tháng 5/1948, Tập Đoàn Quân Dã Chiến số 4 của PLA phản công trên toàn mặt trận Đông Bắc, bẻ gãy nhiều Quân Đoàn của NRA.

Ngày 23/5/1948, PLA bắt đầu bao vây Trường Xuân.

Trường Xuân là thủ phủ tỉnh Cát Lâm. Trước năm 1945 thì nó là thủ đô của Mãn Châu Quốc, hay còn được gọi là ChangChun, nghĩa là: “sức sống lâu dài”. Chả biết lâu dài được bao lâu khi PLA chuẩn bị bao vây.

Hồi trước, để ngăn chặn quân Nhật. KMT đã bắn vỡ cả đê Hoa Viên Khẩu để tạo ra 1 trận lũ, thế là trận lũ cuốn trôi luôn 600.000 người. Và bây giờ thì đến lượt CCP, vì không muốn tốn hơi dọn dẹp tàn quân của KMT nên họ bao vây luôn cả thành phố, lệnh là:”Nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Cuộc bao vây kéo dài trong 5 tháng: Từ 23/5–19/10/1948 đã làm hơn 300.000 người chết đói. Hầu hết là dân thường, trong đó có nhiều phụ nữ, trẻ em.

Trên Wiki cùng nhiều báo cánh tả khác thì cho rằng:”Chỉ có đám tàn quân của KMT đi ăn cướp lương thực của người dân nên mới dẫn đến nạn đói như vậy”. Tuy nhiên, nhiều nhân chứng còn sống là các cụ già đã xác nhận rằng họ không bị ai ăn cướp gì cả, còn đính chính lại rằng:”Thủ phạm gây ra nạn đói này mới là PLA, không còn ai khác”. Thậm chí nhiều người còn viết cả sách kể về cuộc bao vây này. Trong đó có cả Đại Tá của PLA.

https://www.japantimes.co.jp/…/japanese-girl-siege-changc…/…

https://www.nytimes.com/…/…/02/world/asia/02anniversary.html

https://en.m.wikipedia.org/wiki/Siege_of_Changchun

Sách của Đại Tá
https://en.m.wikipedia.org/wiki/White_Snow,_Red_Blood

● 3 đòn chí mạng bẻ gãy xương sống

3 đòn chí mạng này là 3 chiến dịch: Liêu-Thẩm, Hoài Hải và Bình Tân. Đây chính là đòn đánh làm gãy xương sống toàn bộ quân chủ lực của KMT.

Bề ngoài thì 3 chiến dịch này là do Lâm Bưu, La Vinh Hoàn và Lưu-Đặng đứng đầu chỉ huy. Tuy nhiên, người thực sự đã phác thảo ra toàn bộ kế hoạch 3 chiến dịch này lại không phải là người Trung Quốc nhưng kiêm luôn cả tổng chỉ huy của PLA trên chiến trường. Hãy cùng tìm hiểu.

Trong giai đoạn 1946, PLA đã phá hủy hầu hết mọi tuyến đường sắt nối lên vùng Đông Bắc để cản đà tiến của NRA. Đến năm 1948 thì họ muốn khôi phục các tuyến này để phục vụ cho việc vận tải vũ khí và quân lính. Do đó, Mao đã viết thư nhờ Stalin giúp vụ sửa đường sắt, Stalin nhận lời ngay. Một nhóm kỹ sư gồm 21 người được Liên Xô phái sang để chỉ đạo sửa đường sắt. Rất nhiều tuyến đã được khôi phục.

Ngày 8/1/1949, Mao đánh điện tín cảm ơn rối rít Stalin. Trong bức điện tín, có 1 cái tên rất đáng chú ý, đó là: Ivan Vladimirovich Kovalev. Mao nói rằng:”Rất cảm ơn vì đã gửi đồng chí Kovalev đến giúp chúng tôi”. Thật ra chuyện cảm ơn khi được người khác giúp là lẽ thường tình. Đồng chí Kovalev kia chắc là người đứng đầu nhóm kỹ sư 21 người nên mới được Mao nhắc đến.

https://digitalarchive.wilsoncenter.org/document/112232

Mọi thứ vẫn bình thường cho đến khi Mao với Stalin đánh điện trao đổi kín với nhau. Mà lần nào cũng nhắc đến cái tên Ivan Kovalev. Chả thấy bàn về sửa đường sắt nào cả, toàn thấy bàn về quân sự. Thậm chí có những bức điện, Mao hỏi Stalin những câu như:”Kovalev dàn trận thế hợp lý không ?”. Ngay cả Kovalev lúc gửi điện cho Stalin cũng toàn là thông tin về quân đội, trận đánh. Vậy kỹ sư Ivan Vladimirovich Kovalev này là ai ? Sau khi điều tra. Chúng ta có kết quả như sau:

http://www.generals.dk/…/Ivan_Vladimirovi…/Soviet_Union.html

Nguồn từ nước Nga:
http://file-rf.ru/analitics/922

http://deduhova.ru/statesman/ivan-vladimirovich-kovalev/

https://lgz.ru/…/-35-36-6703-04-…/zheleznodorozhnyy-general/

https://ru.m.wikipedia.org/wiki/Ковалёв,_Иван_Владимирович

Giờ thì rõ hơn rồi, kỹ sư Kovalev là 1 Trung Tướng của Liên Xô, nước Nga cũng xác nhận rầm rộ ở bên trên. Ivan Kovalev (1901-1993), gia nhập Hồng Quân rất sớm. Ông còn chinh chiến trên cả mặt trận Xô-Đức trong Thế Chiến 2. Rõ ràng đây là thế hệ đã trưởng thành trong chiến tranh. Mặc dù cũng có chuyên môn về đường sắt nhưng việc sửa đường sắt đã có người khác lo. Còn việc của ông và 20 người kia là đích thân sang chỉ huy quân đội của CCP. Được biết, Kovalev chính là người đã vẽ ra toàn bộ kế hoạch 3 chiến dịch: Liêu-Thẩm, Hoài Hải, Bình Tân và kiêm luôn chức tổng chỉ huy của PLA . Tất nhiên việc chỉ huy là bí mật, các tướng của CCP cứ tuân lệnh mà làm.

Sách về tướng Kovalev rất nhiều

https://books.google.com.vn/books…

https://books.google.com.vn/books…

● Bắt đầu 3 chiến dịch

■ Chiến dịch Liêu-Thẩm

Đầu tháng 9/1948, CCP thấy tình hình rất thuận lợi nên đã quyết định mở chiến dịch giải phóng Liêu Ninh, Thẩm Dương. Gọi tắt là chiến dịch Liêu-Thẩm. Chiến dịch Liêu-Thẩm diễn ra từ ngày 12/9 đến 2/11/1948, tức là trong 52 ngày.

Từ ngày 12/9, quân dã chiến Đông Bắc tấn công hàng loạt vào các quận huyện của tỉnh Liêu Ninh cho đến tận Hà Bắc. Nổi bật nhất là trận Cẩm Châu, Liêu Tây và Thẩm Dương.

▪︎ Trận Cẩm Châu

Cẩm Châu là địa cấp thị của tỉnh Liêu Ninh, có vị trí chiến lược rất quan trọng nên PLA đã được lệnh phải chiếm cho bằng được. Nhận thấy Cẩm Châu đang nguy kịch, Tưởng Giới Thạch đã cho quân đến để giải vây. Tuy nhiên từ ngày 12/9-28/9, các lực lượng của PLA đã phục kích và cắt đứt tuyến tiếp tế của KMT từ Tần Hoàng Đảo(địa cấp Hà Bắc) đến Kim Châu. Ngày 28/9, PLA đã lấy được Tuy Trung(địa cấp Hồ Lô Đảo), Xương Lê(địa cấp Tần Hoàng Đảo). Vậy là Cẩm Châu đã bị PLA cô lập. Ngày 30/9, Tưởng đến Bắc Kinh để hội ý với Phó Tác Nghĩa. Sau đó, KMT đã tập hợp được Quân đoàn 39, 62 và 92. Ngày 2/10, Tưởng tới Thẩm Dương để hội ý với Vệ Lập Hoàng và lệnh cho tướng Liêu Diệu Tương đem Quân đoàn 9 tới phá vây Cẩm Châu. Đến ngày 8/10, quân dã chiến Đông Bắc gồm 250.000 quân tấn công Tấn Châu(địa cấp Thạch Gia Trang tỉnh Hà Bắc). Vậy là Cẩm Châu vô phương cứu chữa. Ngày 15/10, PLA tiến vào Cẩm Châu bắt sống toàn bộ quân KMT ở đây, bao gồm chỉ huy Phạm Hán Kiệt và 80.000 quân NRA.

▪︎ Chiến dịch Liêu Tây

Sau khi các lực lượng của NRA chịu tổn thất nặng nề ở Cẩm Châu và Trường Xuân. Tưởng muốn tiến hành 1 cuộc phản công để nhanh chóng lấy lại Kim Châu. Tướng Liêu Diệu Tương được lệnh đem Quân đoàn 9 về để tấn công Tấn Châu. Liêu đề xuất tấn công vào quận Hắc Sơn và chiếm nhà ga Dahushan trong đó. Đề xuất đã được phê duyệt. Ngày 21/10, Quân đoàn 9 đã tiến vào quận Hắc Sơn. Nhưng rồi lại dính bẫy, cả Quân Đoàn bị PLA bao vây. Trận chiến đẫm máu đã nổ ra ngay giữa nhà ga xe lửa. Xác chết 2 bên nằm đầy trên đường ray, quân NRA thì cứ chui vào trong các toa tàu, gầm tàu xả súng ra. Còn PLA thì bất lực đứng nhìn. Nhưng ngay sau đó, các máy bay Liên Xô đã oanh tạc dữ dội vào nhà ga và toàn bộ quận Hắc Sơn. Kết thúc, hơn 25.000 quân NRA chết, số còn lại đầu hàng. Chỉ huy Quân đoàn 9 là tướng Liêu Diệu Tương đã bị PLA bắt sống.

▪︎ Chiến dịch Thẩm Dương

Sau khi Quân đoàn 9 bị tan rã, Tổng Tư Lệnh vùng Đông Bắc của KMT là Vệ Lập Hoàng đã hạ lệnh cho toàn quân tập trung phòng thủ ở Thẩm Dương-thủ phủ tỉnh Liêu Ninh.

Có điều, sau hàng loạt các thất bại, quân NRA cũng nhận ra rằng PLA toàn được trang bị các vũ khí hạng nặng của Liên Xô, trong khi NRA còn không có đủ súng mà bắn. Thế là tất cả lại rã rời. Tinh thần sa sút nghiêm trọng.

Ngày 29/10, quân dã chiến Đông Bắc tiến hành bao vây Thẩm Dương.

Động cơ máy bay Liên Xô gầm rú trên bầu trời. Sau tiếng gầm của động cơ là hàng loạt đợt rải bom dữ dội. Hệ thống phòng không của KMT thì chỉ lác đác vài cao xạ. Tiếp đến là màn tổng pháo kích của PLA…pháo Mỹ, pháo Liên Xô đủ loại nã hàng chục ngàn quả vào các cơ sở hạ tầng. Mọi thứ chìm trong biển lửa và cả thành phố bắt đầu rơi vào trạng thái hỗn loạn. Người dân từ già, trẻ, lớn, bé đều nháo nhào bỏ chạy. Hàng trăm ngàn quân NRA cũng rời khỏi các vị trí chốt giữ, cả Quân đoàn 8 sụp đổ. Chỉ huy Vệ Lập Hoàng thì tháo chạy khỏi Thẩm Dương bằng máy bay.

Ngày 1/11, PLA tiến vào Thẩm Dương, 140.000 quân NRA do kiệt sức nên đã đầu hàng ngay sau đó. Các Quân Đoàn còn lại của KMT thì rút về thành phố Thiên Tân để giữ sức. Ngày 2/11, Thẩm Dương rơi vào tay của CCP.

◇ Chiến dịch Liêu-Thẩm kết thúc, CCP giành thắng lợi hoàn toàn trên chiến trường Đông Bắc. Quốc Quân bị loại khỏi vòng chiến đến 472.000 người trong khi PLA chỉ mất có 60.900 quân.

Sau chiến dịch Liêu-Thẩm này sẽ là 2 đòn chí mạng nữa. Chúng ta cùng chờ đến phần tiếp theo sẽ rõ.

Link phần trước
https://www.facebook.com/groups/NghienCuuLichSu/permalink/1150504088634226/





You may also like

Leave a Comment