Nỗi sợ kinh khủng nhất của con người – Sợ bị bỏ rơi

by admin

Hội chứng sợ bị bỏ rơi là gì?

Hội chứng sợ bị bỏ rơi hay còn được biết đến với tên gọi hội chứng sợ đơn độc, đặc điểm khi mắc hội chứng này là người đó sẽ cảm thấy sợ hãi quá mức, ám ảnh về việc mình bị bỏ rơi, cơ đơn, được xem là một dạng ám ảnh trong nhóm rối loạn lo âu.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN MẮC HỘI CHỨNG SỢ BỊ BỎ RƠI

Nguyên nhân chính hiện nay vẫn chưa được xác định chính xác, tuy nhiên qua các nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng hội chứng sợ bị bỏ rơi có liên quan đến các yếu tố sau đây:

• Mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ: Lý do khiến cho cơ thể cảm thấy bị ám ảnh và sợ hãi quá mức về việc cô đơn, và ở các bệnh nhân cơ quan kiểm soát nỗi sợ (hạch hạnh nhân) thường có kích thước nhỏ hơn người bình thường.

• Gặp phải biến cố và sang chấn tâm lý: Người mắc hội chứng đã từng trải qua nhiều biến cố từ quá khứ như việc bị bỏ rơi, cô lập, cú sốc mất người thân, bị đánh đập,… là các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh. Theo đó, việc trải qua các biến cố, thảm họa lúc một mình cũng là lý do chính dẫn đến nỗi sợ bị bỏ rơi.

• Do gen di truyền từ gia đình: Mọi vấn đề về tâm lý đều có khả năng di truyền, hội chứng sợ bị bỏ rơi cũng không ngoại lệ, cách thức di truyền chưa có nghiên cứu cụ thể nhưng có sự liên quan đến cách thức hoạt động và vận hành của não bộ.

DẤU HIỆU CỤ THỂ CỦA HỘI CHỨNG SỢ BỊ BỎ RƠI

Hội chứng sợ bị bỏ rơi là việc cảm thấy sợ, ám ảnh quá mức về việc bị cô lập và đi kèm với nhiều biểu hiện cụ thể khi phải đối mặt với hội chứng trong một thời gian dài, bao gồm:

• Người mắc hội chứng chính vì lo sợ sẽ bị ghét, cô lập nên có thể họ sẽ không sống thật với tính cách vốn có của mình, thường các mối quan hệ cũng không có sự bền vững như mong đợi.

• Cảm thấy lo lắng, sợ hãi quá mức và không kiềm được tâm lý sợ hãi của mình dẫn đến có cảm giác buồn nôn, chóng mặt, ngất xỉu khi ở một mình tại nhà hoặc nơi công cộng.

• Thường xuyên có cảm giác hoảng loạn khi ở một mình, bị cô lập. Luôn cảm thấy bản thân không hòa nhập được và tách biệt trong một cộng đồng (học tập, làm việc).

• Một số người mắc hội chứng trong việc giao tiếp sẽ cố tỏ ra hòa đồng, nhưng bên trong là một nỗi sợ tột độ.

Trong cuốn sách Trốn thoát tự do, tác giả Erich Fromm có đề cập tới 2 cơ chế con người tự tạo ra: cơ chế đầu tiên để thoát khỏi tự do là xu hướng xóa bỏ sự độc lập của cái tôi và hợp nhất bản ngã của ai đó hoặc điều gì đó bên ngoài bản thân mình. Thứ hai là trốn thoát cảm giác bất lực của mình bằng trong tương quan với thế giới bằng cách tiêu diệt nó.

Theo tác giả sách, mặc dù đây không phải là một giải pháp dẫn tới hạnh phúc và tự do tích cực, về cơ bản nó là giải pháp được tìm thấy trong hiện tượng rối loạn thần kinh chức năng. Nó xoa dịu nỗi lo lắng không thể chịu đựng nổi và khiến cuộc sống này dễ thở hơn bằng cách né tránh sự hoang mang sợ hãi.

You may also like

Leave a Comment