Nhóm Pali Canon/Phật giáo Nam tông/Phật giáo Tiểu thừa/Theravada thường không có nhiều tông phái như Bắc truyền, chủ yếu bởi họ học và dịch trực tiếp từ ngôn ngữ gốc của Đức Phật, nên mặc dù đi qua Sri Lanka, Thái Lan, Đông Nam Á, nội dung của những bộ kinh này không được chuyển ngữ nên không bị thay đổi. Theravada nếu dịch sát nghĩa theo tiếng Anh: Thera = Elder = Thượng tọa, Vada = Words/Doctrines = Quy tắc/Bộ. Đây là lý do chúng ta có một từ Hán Việt là Thượng tọa bộ = Quy tắc của những thượng tọa. Sự khác biệt cơ bản của Phật giáo Nam tông với Bắc tông có thể bắt đầu từ khái niệm Tiểu thừa/Hinayana/Lesser Vehicle/Cổ xe nhỏ với Đại thừa/Mahayana/Greater Vehicle/Cổ xe lớn. Đại thừa cho rằng ai cũng có thể trở thành Bồ tát/Bodhisattva, việc có thể trở thành Phật hay Bồ tát là chuyện của toàn bộ chúng sinh và các Bồ tát là những người có thể “cứu độ chúng sinh”, giúp những người đang tu tập trên thế giới tìm thấy được con đường của mình. Tiểu thừa tập trung vào từng con đường tu cụ thể, Khai sáng mang tính cá nhân. Ở điểm này, chúng ta có thể thấy Phật giáo Đại thừa có tính đại chúng lớn hơn: một người không nhất thiết phải có đời sống tôn giáo, tu tập như các Tỳ Kheo mới có thể chứng được Niết Bàn. Trong khi đó, đối với Theravada, mỗi người cần phải tự tu tập, tự tìm con đường. Theravada rất hạn chế danh xưng Bồ tát cho người thường. Đối với Theravada, chỉ có 1 Phật là Phật Thích Ca/Gautama Buddha. Điều này rất khác biệt với Mahayana, vì đối với hệ thống truyền thông của Mahayana, Phật là một hệ thống rất nhiều người, có lớp lang, có tổ chức. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều ngôi chùa trong tông phái Mahayana không thờ Phật Thích Ca và việc đạt được danh xưng Bồ tát là khả dĩ cho tất cả mọi người.
Ngoài ra, cách tiếp cận về Niết bàn của Theravada và Mahayana cũng khác biệt nhau. Đối với Theravada, Niết bàn khá trừu tượng, không thể mô tả bằng giác quan, không tồn tại trong thế giới vật chất thông thường . Đó là trạng thái thức tỉnh/awakening, sự giải phóng khỏi ham muốn, con người dập tắt ngọn lửa của Khổ đế hình thành bởi sự bám víu, tham vọng, si mê, thoát khỏi Samsara/Luân hồi. Đối với Mahayana, ít nhất là đối với Đại chúng, Niết bàn được hiểu là một cõi, Phật A Di Đà/Amitabha tạo ra một cõi Tịnh độ gần giống như Thiên đường. Những người tin tưởng có thể thoát khỏi Luân hồi bằng cách tái sinh ở vùng đất cực lạc.
Theravāda ngày nay có nguồn gốc từ Sthaviravāda, một trong mười tám trường học ở Ấn Độ cổ đại. Biên niên sử lịch sử Sinhala Dīpavaṃsa đã sử dụng tên Theravāda vào thế kỷ IV để mô tả các Phật tử trên đảo. Có ba phân nhóm Theravāda, mỗi nhóm có một tu viện mang tên của nó: Abhayagiri (Dharmaruci), Mahāvihāra, và Jetavana. Abhayagiri Theravādins có mối liên hệ chặt chẽ với Ấn Độ và mang nhiều yếu tố tiếng Phạn. Những người Jetavanins cũng làm điều này, nhưng ở mức độ thấp hơn, trong khi những người Mahāvihārins duy trì những giáo lý Theravāda chính thống. Vào thế kỷ XII, nhà vua đã bãi bỏ các truyền thống Abhayagiri và Jetavana và kết hợp các tu sĩ đó với Mahāvihāra, từ đó vẫn còn nổi bật. Phật giáo bị tổn thất nặng nề sau khi thủ đô Sri Lanka rơi vào tay lực lượng Coḷa vào năm 1017. Các Tỳ kheo và Tỳ kheo ni đã bị phá hủy, mặc dù trật tự Tỳ khưu đã được khôi phục khi vua Sri Lanka mời các nhà sư từ Miến Điện đến và truyền giới. Phật pháp lại phát triển mạnh ở Sri Lanka, và Sri Lanka được coi là trung tâm của thế giới Theravāda. Khi tình trạng của giáo lý Theravāda hoặc các dòng truyền giới của nó ở một quốc gia bị ảnh hưởng bất lợi, các nhà lãnh đạo sẽ yêu cầu các nhà sư từ một quốc gia Theravāda khác đến và xuất gia. Điều này đã tiếp tục cho đến ngày nay.