Patrick Modiano: Chạy trốn khỏi tội ác ở Paris

by admin

 Trích cuốn Sleep of Memory – Theo bản dịch anh ngữ của Mark Polizzotti, phát hành bởi Nhà xuất bản đại học Yale năm 2018

Từ khi mười một tuổi, những cuộc trốn chạy đã là một phần cuộc đời tôi. Trốn khỏi trường nội trú; trốn khỏi Paris trên một chuyến tàu đêm khi tôi phải đến doanh trại Reuilly để thực hiện nghĩa vụ quân sự; trốn những cuộc hẹn mà tôi thất vọng; hoặc những câu đã được lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần như: “Chờ ở đây, tôi cần đi mua thuốc lá” và lời hứa đó tôi đã làm hàng tá lần, và không lần nào tôi quay lại

Hôm nay, tôi cảm thấy hối tiếc về điều đó. Mặc dù tôi không giỏi về việc đánh giá nội tâm của chính mình, nhưng tôi muốn hiểu tại sao hành động lẩn trốn lại là phương thức mà tôi thường lựa chọn. Và tình trạng đó kéo dài khoảng mười một năm đến khi tôi hai mươi hai tuổi. Tôi luôn mơ ước được viết một luận thuyết về sự trốn thoát, theo cách của những nhà đạo đức và nhà tưởng niệm người Pháp mà tôi rất ngưỡng mộ từ khi còn là một thiếu niên: Cardinal de Retz, La Bruyère, La Rochefoucauld, Vauvenargues . . . Nhưng tôi chỉ có thể kể lại những chi tiết cụ thể, những địa điểm và khoảnh khắc chính xác.

Vào buổi chiều mùa hè năm 1965 khi tôi thấy mình ở quầy bar của một quán cà phê nhỏ hẹp ở đầu Đại lộ Saint-Michel, khác với những quán cà phê trong khu phố ở chỗ người ta không phục vụ cho học sinh . Một quầy dài, giống như quầy ở Pigalle hoặc xung quanh ga xe lửa Saint-Lazare. Chiều hôm đó, tôi nhận ra rằng tôi đang “thả trôi” mình và nếu tôi không làm điều gì đó ngay lập tức, tôi sẽ bị “cuốn trôi”. Tôi luôn nghĩ rằng mình sẽ không gặp nguy hiểm, tôi tin mình được hưởng một loại miễn dịch với tư cách là một khán giả về đêm – giống như một nhà văn thế kỷ 18, người khám phá những bí ẩn của Paris về đêm, ông đã tự tạo phong cách cho mình. Nhưng trường hợp của tôi thì khác, sự tò mò này đã dẫn tôi đi quá xa. Tôi đã cảm nhận được cái gọi là “gió của đạn đại bác”. Tôi phải biến mất ngay nếu muốn tránh xa rắc rối. Đây là cuộc chạy trốn lớn nhất từ trước tới giờ. Tôi cảm giác như tôi đã chạm đáy, cách duy nhất để thoát ra là dùng gót chân đẩy thật mạnh cơ thể để ngoi lên mặt nước.

Vào tối hôm trước, một sự kiện đã xảy ra mà tôi đã bị ám chỉ trong một chương của cuốn tiểu thuyết vào năm 1985. Đó là một cách để trút bỏ gánh nặng, việc vạch rõ trắng – đen như 1 kiểu thú nhận phần nào. Tối hôm đó xảy ra một sự kiện mà tôi đã nói vẩn vơ về nó vào hai mươi năm sau, năm 1985, trong một chương của một cuốn tiểu thuyết. Tôi đưa lời thú tội nửa vời của tôi lên giấy trắng mực đen, nó giúp tôi trút bỏ gánh nặng mà tôi đã mang theo mình bấy lâu nay, và  tìm lại cuộc sống bình yên. Nhưng 20 năm là quá ngắn để sự việc đi vào quên lãng, và tôi tự hỏi phải mất bao lâu để luật pháp dừng việc tìm kiếm những kẻ chủ mưu và đồng phạm rồi ban cho họ sự ân xá và quên lãng.

Vào tháng 6 năm 1965, một người phụ nữ đã gọi điện cho tôi – cô ấy đang gặp một “tai nạn” trong căn hộ Martine Hayward, 2 Avenue Rodin. Đây là nơi tụ tập của nhóm “the nighthawks” vào mỗi tối Chủ nhật. Cô gái ấy cầu xin tôi đến. 

Trên chiếc thảm trong phòng khách của căn hộ, là thi thể của Ludo F., thành viên xấu xí nhất của nhóm “nighthawks”. Cô ấy nói với tôi rằng đã “vô tình” giết anh ta trong lúc “tìm thấy 1 khẩu súng trên một trong những giá sách trong thư viện”. Sau đó, cô ấy lấy ra từ hộp da lộn vũ khí và đưa nó cho tôi. Nhưng rốt cuộc, cô ấy đã làm gì với Ludo F. trong căn hộ tối hôm đó? Cô ấy nói sẽ giải thích mọi thứ “ngay khi chúng ta rời khỏi đây”. 

Trong bóng tối của hội trường, tôi dìu cô ấy xuống cầu thang. Tôi kéo cô ấy về hướng lối thoát hiểm và ngay khi ngang qua phòng bảo vệ, 1 người đàn ông nhỏ người bước tới và quan sát chúng tôi dưới ánh sáng mờ ảo. Nó bị khóa. Sau khoảnh khắc dường như vô tận đó – tôi đã tìm ra cái chốt và mở cửa.  Tôi làm mọi thứ rất chậm rãi để không mắc phải sai lầm nào, đồng thời tôi cũng không rời mắt khỏi người đàn ông kia. Cô ấy dần trở nên mất kiên nhẫn, và tôi để cô ấy đi trước. Trước khi theo cô ấy ra ngoài, tôi đứng một lúc trước cửa, mắt tôi nhìn thẳng vào người đàn ông đó và hi vọng anh ta sẽ tiến tới chỗ tôi nhưng không, anh ấy chỉ đứng yên và quan sát. Thời gian như dừng lại. Cô ấy đã đi trước tôi khoảng chục mét, và tôi không biết mình có thể đuổi kịp không nhưng tôi cảm nhận được bước chân của tôi ngày càng chậm hơn, chậm hơn bao giờ hết và tôi cảm thấy như cơ thể mình đang lơ lửng, tôi không thể kiểm soát nổi những cử động nhỏ nhất của tôi.

Chúng tôi đến Place du Trocadéro khoảng 2h sáng, các quán cà phê đã đóng cửa. Càng lúc tôi càng cảm thấy bình tĩnh hơn và thở đều hơn. Sự bình tĩnh này từ đâu tới? Có phải là do sự yên bình và không khí ở Place du Trocadéro? Tôi chắc chắn tôi đang bị “trôi” theo cuốn sách mà tôi đã đọc gần đây – đó là cuốn “Dreams and How to Direct Them by Hervey de Saint-denys”. Tôi dường như đã truyền sự bình tĩnh của mình cho cô ấy. Cô ấy vẫn đang đi cùng tôi. Cô ấy hỏi bây giờ chính xác chúng tôi sẽ đi đâu. Đã quá muộn để quay trở lại Montmartre, hay tới khách sạn Alsina, hoặc nơi ở của cô ấy tại Saint-Maur-des-Fossés. Tôi thấy một khách sạn ở ngay đầu đường hướng ra khỏi khu Place du Trocadéro. Tôi giữ khẩu súng lục trong túi áo. Tôi muốn thủ tiêu chúng bằng cách thả xuống 1 cái cống. Cô ấy nhìn tôi đầy lo lắng. Tôi cố gắng trấn an cô ấy. Chúng tôi ở một mình trong quảng trường rất tối. Ngay cả khi ai đó tình cờ quan sát chúng tôi qua cửa sổ từ căn hộ của họ thì cũng không thành vấn đề vì rất tối nên họ chẳng thể nhìn ra chúng tôi đang làm gì. Theo sự chỉ dẫn của Hervey de Saint-Deny’s – bẻ lái một chút thế là chiếc xe đang lăn bánh lặng lẽ – không để lại bất kì âm thanh gì. 

Chúng tôi vòng quảng trướng và ném chiếc súng vào thùng rác ngay trước bảo tàng hàng hải. Sau đó, chúng tôi rẽ ra đường lớn có khách sạn mà tôi đã nhìn thấy – Khách sạn Malako. Năm năm trước, khi có dịp đi bộ qua, tôi đã dừng chân trước khách sạn này và nghĩ rằng có thể mình sẽ lấy một phòng để gợi nhớ lại buổi tối hôm đó. Tôi tự nhủ rằng đó sẽ là một cái cớ để xem các thẻ đăng ký trước đó và xem liệu tên của tôi có còn ở đó trong ngày 28 tháng 6 năm 1965 không. Nhưng họ có giữ sổ đăng ký cũ không? Năm mươi năm trước, trong ca đêm, chỉ có người gác đêm túc trực ở quầy lễ tân. Cô ấy đứng lại, và tôi là người viết tên, địa chỉ và ngày sinh của tôi vào thẻ đăng ký, mặc dù người gác đêm không yêu cầu chúng tôi bất cứ điều gì, thậm chí không cần giấy tờ tùy thân. Tôi chắc chắn rằng Hervey de Saint- Denys – người đã quá quen thuộc với những giấc mơ và cách chuyển hướng chúng, hẳn sẽ tán thành lời đề nghị của tôi.Thậm chí tôi còn ghi địa chỉ của mình là 2 Avenue Rodin – nơi Ludo F. nằm dài trên thảm và yên nghỉ.

Những ngày sau đó, nỗi lo lắng bao trùm lấy tôi đã chết dẫn. Có lẽ nguyên nhân là do gần tòa án và trụ sở cảnh sát – họ ngay bên kia cầu. Các thám tử thường lui tới một số quán cà phê ở Place Saint-Michel. Từ đó trở đi, chúng tôi vẫn ở Montmartre vì chúng tôi cảm thấy an toàn. 

Đó là những ngày cuối cùng và đáng nhớ nhất trong tuổi trẻ của tôi. Tôi luôn băn khoăn cái chết của Ludo F., một người đàn ông mà chúng ta hầu như không biết có phải là một cái chết thực tế không? Sau ngày sự kiện đó, tôi vẫn thường giật mình tỉnh giấc bởi tiếng súng trong giấc mơ. Mỗi ngày, sau khi rời khỏi khách sạn, tôi đi mua báo trong một cửa hàng nhỏ trên đường Rue Caulaincourt – France-Soir, L’Aurore, và đọc chúng một cách bí mật. Không có gì về Ludo F. chứng tỏ anh ta không được ai quan tâm hoặc những người quen biết anh ta đều che đậy về cái chết đó. Ở vỉa hè của quán cà phê Le Rêve, tôi viết vào một trong những tờ báo đó những cái tên mà tôi nhớ được trong buổi tối Chủ Nhật đó. 

Mỗi ngày, khi rời Hôtel Alsina, tôi đi mua báo trong một cửa hàng nhỏ trên đường Rue Caulaincourt — France-Soir, L’Aurore, những quyển mang những câu chuyện quan tâm của con người — và đọc chúng một cách bí mật, để không bị báo động. cô ấy. Không có gì về Ludo F. Rõ ràng là anh ta không được ai quan tâm. Hoặc những người trong vòng kết nối của anh ta đã tìm cách che đậy cái chết của anh ta. Không nghi ngờ gì để tránh bị lẫn lộn vào chính nó. Xa hơn một chút lên Rue Caulaincourt, ở vỉa hè của quán cà phê Le Rêve, tôi viết trên lề một trong những tờ báo đó tên của những người mà tôi nhớ được từ những buổi tụ tập “the nighthawks”  vào tối Chủ nhật đó, nơi tôi đã gặp cô ấy.

Sau 50 năm, tôi không thể không viết những cái tên đó (Martine và Philippe Hayward, Jean Terrail, Andrée Karvé, Guy Lavigne, Roger Favart và vợ, những người có tàn nhang và đôi mắt xám…) Không ai trong số họ đã liên lạc với tôi trong 50 năm qua. Tôi là vô hình với họ vào thời điểm đó. Hay nói cách khác, chúng ta sống trong sự thương xót của sự im lặng. 

Theo lithub.com

Dịch Đặng Hương

You may also like

Leave a Comment