PERFUME: THE STORY OF A MURDERER. KẺ SÁT NHÂN NƯỚC HOA

by admin

Nhân dịp Netflix mua bản quyền và công bố bộ phim này –
Mình xin giới thiệu với các bạn về 1 bộ phim khá hay – đẹp cả về màu sắc, nghệ thuật và lịch sử cũng như giúp các bạn hiểu rõ hơn về giới quý tộc và sự liên quan giữa haute couture ở nền công nghiệp thời trang hiện đại và những gì diễn ra ở ngày xưa. (Đúng, lịch sử ngày xưa haute fashion là cho người giàu chứ không phải cho người thuộc tầng lớp bình dân đâu – mà cả giờ cũng vậy nữa).
Đó là bộ phim Perfume: The Story of a Murderer/ Kẻ sát nhân nước hoa.

Đây là một bộ phim đã được ra đời khá lâu rồi (vào năm 2006) – thuộc thể loại psychological/thriller (Kinh dị tâm lý) do Tom Tykwer đạo diễn với sự tham gia của các diễn viên có máu mặt như Ben Whishaw (Thường được biết là Q trong series Jamesbond 007 í, hay Henrik trong The Danish Girl), Alan Rickman ( ôi, thầy Snape của tooii) và Dustin Hoffman (siêu kỳ cựu luôn). Bộ phim này được dựa trên cuốn tiểu thuyết Perfume của Patrick Suskind năm 1985.

Bộ phim được lấy bối cảnh là ở Pháp ở khoảng thế kỷ thứ 18 ( Sao nào, Pháp là nơi thời trang haute couture được nuôi lớn lên nữa phớ hông?) kể về Jean – Baptiste Grenouille, một người đàn ông/một đứa trẻ bất hạnh bị bỏ rơi khi mẹ của gã sinh ngay tại bãi xác cá chết. Những tưởng gã sẽ chết nhưng với sức sống mãnh liệt và một thiên phú về khả năng khứu giác nhạy đến mức không tưởng, Jean có thể ngửi được và phân biệt mùi của chúng một cách cụ thể và ở một cự li vô cùng xa.

Lớn lên, khi lần đầu đặt chân tới Paris – Jean bị đắm chìm trong những mùi hương vô cùng lạ, mới. Trong đó có mùi gái =)), nhưng không phải Jean bị tò mò bởi sắc dục – mà đúng nghĩa đó – là – mùi- gái. Mùi của cô gái tóc đỏ với sự phảng phất của mận vàng đã khiến Jeans vô tình giết cô ta, gã bị ám ảnh và nghĩ cách làm thế nào để có thể lưu trữ được mùi hương đó mãi mãi.

Việc này đã tiến lên một bậc khi Jean được 1 ông chủ người Ý tên là Giuseppe Baldini. Ông này sở hữu 1 cửa hàng nước hoa và nhận ra tiềm năng khứu giác của Jean. Tại đây, Jean bắt đầu nắm bắt được công thức để làm nước hoa và cách bảo quản mùi của chúng nhưng không phải của tất cả mọi thứ (Trong đó có con người). Jean sau khi làm mission cuối cùng cho Giuseppe để lấy thông hành tới Grasse, nơi mà có phương thức bảo quản được. Cũng là nơi mà Jean gặp Laura, một cô tiểu thư – nhà giàu – xinh đẹp và có mái tóc màu đỏ.

Hương thơm của Laura đã làm cho gã trai trẻ quyết định cô lày sẽ là “Mùi hương thứ 13” của gã. Tại Grasse, gã học được phương pháp enfleurage – một cách chưng cất để giữ và chiết xuất mùi hương từ cơ thể con người. Jean bắt đầu thử nghiệm và đi săn những cô con gái khác, giết họ – sử dụng khứu giác của mình để chọn và chưng để tạo ra nước hoa. Gã đơn giản là muốn thứ mùi đó tồn tại lâu, chứ không hề có một ý định dục vọng với tất cả những cô gái mà gã giết. 12 cô gái, 12 mùi khác nhau và mục tiêu cuối cùng là Laura, nơi mà thành phố bắt đầu hoảng loạn với những thi thể. Và gã đã có Laura.

Khoảnh khắc cuối phim là khoảnh khắc mà mình nghĩ là đẹp nhất của bộ phim. Khi ra pháp trường, Jean đã sử dụng nước hoa thần thánh của mình – như một loại nước thánh, toàn bộ con người khác đều gục ngã và tôn sùng Jean như Đức Chúa Trời. Họ lao vào quan hệ tình dục với nhau, lõa lồ và hoan lạc – Y chang trong những bức vẽ của thời kỳ Phục Hưng.

Tại Perfume: The Story of Murderer

Chúng ta sẽ được thưởng thức những gì mà các bạn có thể thấy trong nền công nghiệp thời trang hiện nay. Khá nhiều các creative director, những fashion designer của các nhà mẫu lớn thể hiện lại những “giá trị hoàng tộc” mà chúng ta xem ở Pháp thuộc thế kỷ trước trên sản phẩm thời trang của họ. Những chiếc áo khoác của bá tước, cách làm nút, thêu chỉ vàng, những vết cắt cùng chọn và xử lí chất liệu – thế nên mình mới bảo “Thời trang bây giờ là kiểu same same but different”. Hay các cô nàng hồi xưa với gu thẩm mỹ thời đó là “Phụ nữ phải có 1 vòng 1 hoàn hảo mới là phụ nữ” với sự tối đa sử dụng các kiểu áo push-up vòng 1, lộ ra nửa ngực để ép gợi cảm. Cũng như nhìn vào, chúng ta có thể thấy corset – một item mà chị em sử dụng rất nhiều hiện nay. Gu thẩm mỹ thời đó là vòng 1 tròn, đầy đặn – eo con ong (Nên thường váy, corset sẽ giúp phụ nữ “Chích eo” và bung ra ở phần dưới để phân chia tỉ lệ rõ ràng).

Một điểm hay ho nữa mà giờ mình lại giới thiệu với các bạn đó chính là Tone màu. Tiếp theo 2021 chúng ta vẫn thấy sự vượt trội của màu vàng nâu, nâu đất và xanh lá nhẹ (Mình mù màu nên các bạn nào rành bổ sung cho mình nhé). Và tiện thể thay, tone màu của phim trên cũng như cách sử dụng màu của nào Dior, Fendi, Valentino hay Channel khá tương đồng với nhau. Một màu vàng, nâu và có xanh nhẹ luôn. Nó được thể hiện qua màu của vật liệu, của background và tất nhiên – ở cả trang phục mà các nhân vật mặc nữa. Natural colour lúc nào cũng mang tới cảm giác thanh thản cho người xem.

You may also like

Leave a Comment