PHÁ ĐẬP TRONG CHIẾN TRANH 

by admin

là một chiến thuật muôn thuở được khắp nơi sử dụng từ Đông sang Tây, nhất là khi đối phương mạnh áp đảo. So về độ thiệt hại thì nó cũng chẳng khác vườn không nhà trống, tiêu thổ kháng chiến, hay tự tay đốt Moscow của quân Nga 1812,… nếu bạn thấy đứa nào không sử dụng chiêu phá đập thì đấy là do nó không có đập để phá đấy thôi.

Ở phương Đông có trận Tát Thủy nổi tiếng của tướng Eulji Mundeok (Ất Chi Văn Đức) năm 612. Năm đấy nhà Tùy dẫn 100 vạn quân (con số có thể đã được phóng đại gấp nhiều lần) đánh Cao Câu Ly, cánh chính bị kẹt ở Liêu Dương nên có 1 cánh phụ 30 vạn quân tách ra đi hướng khác, đến bờ sông Tát Thủy mới bị chặn lại.

Ở thượng nguồn sông lúc đấy có một con đập xây đã lâu, Mundeok ra lệnh cho lính bồi đắp thêm để nước chảy càng ít càng tốt. Quân Tùy không có nguồn nước sử dụng, bị đói khát và dịch bệnh, lại thấy nước cạn nên nóng lòng vượt sông. Đúng lúc Eulji Mundeok cho lính đục thủng đập, nước thượng nguồn tích tụ từ lâu ào ào tràn xuống, làm ngập cả vùng chôn xác chục vạn quân Tùy.

Quân Cao Câu Ly sau đó tràn ra tàn sát lính Tùy, khiến chúng chỉ còn gần 3.000 quân chạy thoát.

Ở phương Tây, nổi tiếng nhất là cả nước Hà Lan. Nước này nổi tiếng từ lâu đã có hệ thống đê biển lớn nhất thế giới, nhưng khi đất nước bị xâm lược, người Hà Lan sẵn sàng phá hủy hệ thống đê biển và sông để làm ngập một nửa diện tích đất nước. Điều này sẽ giúp họ bảo vệ các đô thị lớn khỏi những đội quân xâm lược hùng hậu. Nước Pháp đã bó tay trước chiến thuật này vào năm 1672, nhưng năm 1794 họ đã thông minh hơn: đánh vào mùa đông khiến nhiều hệ thống sông đóng băng, giảm mức độ ngập lụt.

Ngay cả quân Đức khi chiếm Hà Lan cũng sử dụng hệ thống đê biển này, làm ngập lụt nhiều khu vực ngăn bước tiến Đồng minh.

Ở Trung Đông, hệ thống đập nổi tiếng nhất được biết tới là ở Iraq. Về mặt này, khi Húc Liệt Ngột vây thành Baghdad năm 1258 ông được cho là đã phá đập để nhờ nước lũ sông Tigris tiêu diệt hộ kỵ binh của kẻ thù bên ngoài thành. Câu chuyện sau đấy thì nổi tiếng hơn, là Húc Liệt Ngột đã cho phá sạch kênh đào, đổi dòng chảy của sông và ném hết sách vở xuống (làm nước sông đổi màu mực đen),… Cả vùng đất đó sau này trở thành sa mạc khô cằn!

Riêng với trận lụt Hoàng Hà ở Trung Quốc, trước mắt nó đã giữ được thành phố Trịnh Châu. Thiệt hại ghê gớm về người gây ra chính là do mùa màng thất bát nhưng lại không được cứu trợ, do quân Nhật vẫn tiếp tục chiến tranh sau thời gian ấy, hội chữ thập đỏ không tiếp cận được. Mặt sau của câu chuyện: quân Quốc Dân Đảng từ chối phá đập sông Dương Tử dù có lệnh thực hiện để bảo vệ Vũ Hán. Kết quả là Vũ Hán thất thủ tháng 10/1938.

You may also like

Leave a Comment