Phải làm gì trước làn sóng “Quiet Quitting”?

by admin

Theo định nghĩa của The Guardian, “Quiet Quitting” (hay còn gọi là trào lưu nghỉ việc trong im lặng) là thuật ngữ mô tả tình trạng nhân sự chỉ làm việc ở mức tối thiểu, làm đủ việc rồi về. Họ không tham gia hoạt động của công ty, ngắt kết nối với đồng nghiệp sau giờ làm.

Nhà tâm lý học tổ chức Ben Granger cho biết đây là cách để nhân sự bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất trong những môi trường làm việc “độc hại”. Nhân sự không muốn công việc chiếm quá nhiều quỹ thời gian của cuộc sống, cũng không sẵn lòng làm những đầu việc ngoài JD (Job Description) ban đầu. Những biểu hiện nổi bật của nghỉ việc trong im lặng là: từ chối thực hiện dự án không gợi sự hứng thú, từ chối trả lời tin nhắn công việc ngoài giờ làm, hoặc đơn giản là không thấy vui vẻ và ý nghĩa khi làm việc.

Sự tranh cãi xoay quanh “Quiet Quitting” nổ ra vì giữa doanh nghiệp và nhân sự, ai cũng có lý lẽ riêng và ai cũng cho rằng mình là nạn nhân. Các công ty đổ lỗi cho nhân viên rằng họ thiếu chuyên nghiệp. Các nhân sự trách chủ doanh nghiệp rằng “văn hoá làm ngoài giờ” đang vắt kiệt sức lực của họ. Tuy nhiên, các nhân sự agency cho rằng cuộc dùng dằng này sẽ chẳng đi đến đâu nếu không ai chịu đưa ra hướng giải quyết cụ thể.

Các chương trình team building thường được tổ chức vào dịp cuối năm hoặc hè ở các công ty, giúp các nhân sự có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi sau những ngày làm việc căng thẳng. Đây cũng là dịp để mọi người có thời gian giải quyết các mâu thuẫn và tìm hiểu lẫn nhau. Việc duy trì mối quan hệ thân thiết, hòa đồng giữa các đồng nghiệp có thể là yếu tố giúp nhân sự làm việc lâu dài tại công ty: “Bản thân mình cũng từng là một người rất xa lánh hoạt động tập thể nhưng vào công ty bị ‘nghiệp quật’ không trượt phát nào. Một trong những lý do chủ yếu khiến mình ở lại công ty hiện tại (tính đến nay đã hơn 8 năm) rốt cuộc là vì mình thân thiết với đồng nghiệp. Gắn kết với công ty sẽ giúp nhân sự thấy công việc thêm nhiều niềm vui.”

Thực ra việc kết nối sau giờ làm rất cần thiết vì có niềm vui và tinh thần tốt thì nhân sự mới làm việc hiệu quả được. Team nào càng thân, càng vui thì có thể họ càng thích đi làm hơn. Thế nhưng cái gì cũng nên có một mức độ vừa phải. Trong chuyện này thì mình nên ưu tiên mức độ tự nguyện là trên hết. Mỗi người có một cuộc sống riêng nên mình tôn trọng lựa chọn của nhân sự và sẽ tìm ra giải pháp phù hợp để mọi người đều có thể tận hưởng. Mình cũng đã đọc được một câu hỏi về việc “Quiet Quitting” có phải hành vi xấu trên Noron. Bên dưới rất nhiều bạn đưa ra những quan điểm khác nhau.

Dựa trên những lý do “Quiet Quitting”, đây là những gợi ý giải pháp có thể ứng dụng trong môi trường làm việc agency: – Tổ chức các buổi đào tạo và workshop để có khoảng nghỉ giữa công việc, giúp nhân sự trau dồi kiến thức và kỹ năng – Xây dựng môi trường mà các thành viên đều sẽ phát triển được kỹ năng quản lý công việc, thời gian, sắp xếp thứ tự ưu tiên và hoàn thành một cách hiệu quả – Tổ chức team building, company trip để phục vụ cuộc sống tinh thần của nhân viên – Sắp xếp thời gian nghỉ cho nhân sự sau những ngày làm việc ngoài giờ và các đợt pitching bận rộn – Cân đối khối lượng công việc của các nhân sự, xem xét việc nhận hoặc từ chối các dự án nếu nhân sự đã quá tải.

Để tránh tình trạng burn-out, các nhân sự cũng nên điều tiết khối lượng công việc hợp lý để bản thân có thời gian nghỉ ngơi, nạp năng lượng. Công việc chỉ nên là một phần của cuộc sống: “Dĩ nhiên, khi đã đi làm thì nhân sự phải làm với thái độ nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm. Thế nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta có nghĩa vụ phải hy sinh tất cả cho công việc.”

Bạn có nghĩ giống mình không?

Source: Như Quỳnh- Mạng hỏi đáp Noron

You may also like

Leave a Comment