PHÁT HIỆN THÊM TƯ LIỆU VỀ ẤN VÀ KIẾM TRIỀU NGUYỄN

by admin

Ngày 8 tháng 3 năm 1952, tại Hà Nội, với chủ đích chính trị, buổi lễ trao ấn kiếm được tổ chức long trọng đúng ngày được coi là ngày Độc lập ngày 8 tháng 3. Một số tờ báo đã đăng tải các bài viết có thông tin được cho là “điềm lành”, “những điều kì bí” hay “châu về hợp phố” về sự kiện này với mục đích tuyên truyền và củng cố niềm tin trong dân chúng về vận mệnh của chính phủ Quốc gia Việt Nam thuộc Liên hiệp Pháp thời điểm đó.

Ấn và kiếm là những bảo vật tượng trưng cho quyền lực tối thượng của bậc thiên тử dưới chế độ quân chủ. Ấn và kiếm của triều Nguyễn đã được trao lại cho Chính phủ lâm thời Việt Nam vào tháng 8 năm 1945. Tuy nhiên, do tình hình chính trị phức tạp giai đoạn từ 1946 tại Hà Nội, hai bảo vật đã được chôn giấu tại một ngôi nhà ở làng Nghĩa Đô. Theo thông tin trên tờ Phục Hưng ngày 14 tháng 3 năm 1952, sau khi bộ bội Việt Nam rút khỏi Hà Nội: …bà con làng Nghĩa Đô đã có thấy du kích về làng nói là để tìm tài liệu, nhưng bị quân Pháp đánh đuổi. Phải chăng tài liệu đây là gươm ngọc kiếm vàng? Trong mấy năm, cảm tử quân xung phong về Nghĩa Đô vẫn không đạt được mục đích…”.

Ngày 28 tháng 2 năm 1952, hai bảo vật này đã được tìm thấy “ngẫu nhiên” tại “quận Quảng Bá, trước chợ Yên Thái, cách biệt điện 3 cây số, đúng ngày 4 tháng 2 năm Nhâm Thìn do một toán lính nhảy dù đi lượm gạch vỡ để đổ đường, đào ra ở một căn phố, thấy ở trong hai thùng kẽm.
Để tuyên truyền và củng cố niềm tin trong dân chúng về vận mệnh của chính phủ Quốc gia Việt Nam thuộc Liên hiệp Pháp nhân sự kiện tìm thấy ấn kiếm, thời điểm đó một số tờ báo đã cho đăng tải bài viết kèm theo các thông tin được cho là “điềm lành”, “những điều kì bí” hay “châu về hợp phố” về sự kiện này. Bên cạnh đó, với chủ đích chính trị, buổi lễ trao ấn và kiếm cũng được tổ chức long trọng đúng ngày được coi là ngày Độc lập ngày 8 tháng 3 ngày tại quảng trường Ba Đình.

  • Thanh kiếm vỏ bằng vàng chạm chuôi bằng ngọc thạch có khắc hai dòng chữ “Khải Định niên chế” (Chế tạo dưới thời Khải Định) và “Trọng kim tứ lạng thập thất phân” (Nghĩa là: kiếm nặng 4 lượng 17 phân).
  • Quả ấn bằng vàng nuột, tay nạm là một con rồng, trong có khắc 4 chữ “Hoàng đế chi bảo” và phía trên có hai dòng chữ nho “Minh Mệnh tứ niên nhị nguyệt sơ tứ nhật cát thời trụ tạo” (Nghĩa là: ấn được đúc vào ngày 4 tháng 2 năm Minh Mệnh thứ 4) và “Thập thành hoành kim trọng nhị bách bát thập lạng cửu tiền nhị phân” nghĩa là: trọng lượng 280 lạng, 9 tiền, 2 phân.

Tờ Chánh đạo ngày 10 tháng 3 năm 1952 có đăng tin về việc tổ chức ngày Độc lập tại Hà Nội, Hải phòng và Nam Định, trong đó nhấn mạnh thông tin về Lễ trao ấn kiếm cho đại diện của cựu hoàng Bảo Đại. Chúng tôi xin trích giới thiệu sau đây các thông tin thường thuật về lễ trao ấn kiếm tại Hà Nội:

“… Đúng 10 giờ 25, Đại tướng Tư lệnh quân đội Liên hiệp Pháp De Linairès và Tổng trưởng Y tế Đinh Xuân Quảng cùng ông Lê Thanh Cảnh, đại diện Quốc trưởng ở Hà Nội có mặt.

Tại lễ trao ấn và kiếm, có ông Đổng lí văn phòng Phủ Thủ hiến Nguyễn Quang Nhạ, ông Thị trưởng Thẩm Hoàng Tín, ông Giám đốc Nha Cảnh sát Công an Bắc Việt Nguyễn Đình Thái, ông Giám đốc Nha Thông tin Trần Quang Cần, ông Lê Thăng và các nhân viên văn võ khác. Về phía người Pháp có thiếu tướng Pélissier, Thiếu tá Tournaud, thiếu tá Quinche, Giám đốc Thông tin, Giám đốc phòng Thương Mại và hầu hết các quan chức cao cấp Pháp.

10h45, đoàn xe chở ấn kiếm tới. Hai lính Pháp trên xe bước xuống, một người bưng khay ấn, một người cầm thanh kiếm.

Một người lính Việt Nam bưng khay ấn ngọc và một người khác hai tay nâng ngang thanh kiếm vàng trịnh trọng kính cẩn từ trên kì đài đi xuống bậc thang, đi thẳng ra xe hơi, theo sau có viên đại tướng tư lệnh, tổng trưởng Y tế và ông Lê Thanh Cảnh.

Ấn và kiếm được đặt trên một chiếc xe Chrysler buông mui của Quốc trưởng, trên đậy nắp kính có đoàn ngự lâm đi mô tô bảo về dinh Thủ tướng….”.

Sau 5 ngày, vào chiều ngày 13 tháng 3 năm 1952, hai bảo vật này được Lê Thanh Cảnh đưa về Ban Mê Thuột, nơi Quốc trưởng Bảo Đại sống và làm việc.

<Đỗ Hoàng Anh – TTLTQG 1>
?Tài liệu tham khảo: Phòng Văn phòng Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam.

You may also like

Leave a Comment