Nếu như LASIK và PRK đều là phẫu thuật khúc xạ phải tạo 1 vạt lớn để tia laser ảnh hưởng trực tiếp đến lớp cần tác động, thì với SMILE, phẫu thuật chỉ yêu cầu một đường cắt nhỏ giúp phần giác mạc bị loại bỏ. Vậy đâu là nguyên lý của công nghệ đã từng được coi là viển vông này?
Cùng bắt nguồn từ tia laser, nhưng SMILE sử dụng công nghệ FEMTOSECOND laser được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2001. Tuy nhiên công nghệ này đã được ấp ủ từ trước đó rất lâu và đặt dấu mốc đầu tiên của mình vào những năm 1980 khi mà ứng dụng bước sóng ngắn trong kỹ thuật được đưa lên một tầm cao mới, do sự hạn chế về kỹ thuật, cũng như số tiền khổng lồ dành cho nghiên cứu và thử nghiệm mà đến tận những năm 2000s, FEMTOSECOND laser mới được trở thành sự thật.
Công nghệ này sử dụng các bước sóng laser ngắn hơn 10.000 lần so với bước sóng được sử dụng trong phẫu thuật khúc xạ thông thường, Các tia laser này sẽ tạo ra những quả bóng plasma ở phần mô bên trong giác mạc mà không làm tổn thương các tế bào bên ngoài, sau đó các bóng plasma sẽ giải phóng năng lượng làm giãn và chia rẽ các tế bào. Và trong phẫu thuật sẽ có đến 10.000-100.000 xung laser được sử dụng trên mỗi milimet vuông của giác mạc để tạo nên sự cắt rời phần mô cần loại bỏ. Đây chính là nguyên lý chính giúp các bác sĩ có thể loại bỏ phần mô mong muốn mà không cần phải tạo một vạt lớn ở giác mạc.
Sau đó bác sĩ sẽ tạo một vết cắt từ 2-4mm để loại bỏ phần mô kia, từ đó giác mạc sẽ phẳng hơn và chỉnh tật khúc xạ. Nhờ vậy mà SMILE tạo ra tổn thương ít hơn rất nhiều so với LASIK hay PRK, tuy nhiên nó cũng có nhiều mặt hạn chế như
+Độ tuổi phẫu thuật từ 22 tuổi trở lên (với LASIK là 18)
+Chỉ chỉnh được cận thị và loạn thị (trong khi các phẫu thuật khác có thể áp dụng với cả viễn thị)
+Độ cận dưới 10 và loạn dưới 3
+Dù đã giảm thiểu được tổn thương tới mắt tuy nhiên cơ chế chính của SMILE vẫn là làm mỏng giác mạc để chỉnh tật khúc xạ, vậy thì nếu bạn có nhãn áp cao, giác mạc mỏng, bệnh lý về mắt,… thì việc phẫu thuật cần được cân nhắc kỹ
Sinh sau đẻ muộn hơn LASIK đến 40 năm, SMILE cũng mới được FDA công nhận vào năm 2017 với phẫu thuật cận thị và 2018 với phẫu thuật loạn thị, nhưng với sự phát triển vượt trội thì đây cũng đang là phương án phẫu thuật khúc xạ được nhiều người hướng đến!