Phỗng đất bình dị và mộc mạc, từng thế hệ trẻ em thời bao cấp yêu thích. Nay, món đồ này vô tình bị lãng quên, vì những đồ chơi sặc sỡ, hiện đại hơn.
Phỗng đất là một vật phẩm không thể thiếu của Tết Trung thu xưa, bộ phỗng đất với gam màu rực rỡ, đó không chỉ là đồ chơi của con trẻ mà còn thể hiện hồn cốt, tinh thần dân gian và giá trị văn hóa. Theo lời kể của nghệ nhân cuối cùng làng Hồ còn giữ nghề làm bộ phỗng Trung thu thì trong mâm cỗ Trung thu ngày xưa, ngoài mâm ngũ quả, bánh kẹo.. nhất định phải có một bộ phỗng đất, đèn ông sao và một ông tiến sĩ giấy. Mâm cỗ này sau đó sẽ được bày ở sân nhà, dưới ánh trăng trăng sáng để chờ trẻ con đi rước đèn trong xóm về sẽ tập trung bên mâm cỗ trông trăng, nghe ông bà, cha mẹ giảng giải về ý nghĩa của bộ phỗng đất.
Một bộ phỗng đất truyền thống gồm 5 nhân vật. Nhân vật phỗng hình Phật ở vị trí trung tâm mang ý nghĩa tâm linh, giáo dục con cháu phải sống hiền lành, đạo đức. Con chim bay trên trời thể hiện khát vọng hòa bình. Con rùa gắn với biển cả bao la và sự trường tồn. Trong tâm trí người Việt đây còn là biểu tượng thiêng liêng được thần thánh hóa. Nhân vật người già và em bé thể hiện sự nối tiếp truyền thống giữa hai thế hệ.
Với nguồn cảm hứng từ những câu chuyện dân gian và ngụ ngôn, các tác phẩm do cô vẽ và điêu khắc để kể những câu chuyện riêng. Với hy vọng người xem có thể tìm thấy sự thoải mái, nhẹ nhàng trong chính tâm hồn của mình.
Tác phẩm lần này của COKYSU được lấy cảm hứng từ sự mộc mạc của 5 nhân vật phỗng đất đi kèm với sự gần gũi, ôm ấp của trẻ em bên cạnh, thể hiện 1 sự tiếp thu những giá trị truyền thống, dân gian của người trẻ ngày nay . Và điều đặc biệt hơn hết, tác phẩm độc đáo này là 1 trong 3 các tác phẩm được vẽ trên vỏ chiếc máy ảnh Paper Shoot nhân dịp tết Trung thu.