POLO RALPH LAUREN – TỪ DU NHẬP THÀNH BIỂU TƯỢNG CỦA NƯỚC MĨ.

by admin

Nhắc tới Ralph Lauren – chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ tới ngay những chiếc “Polo shirts” với logo của một người đàn ông cưỡi ngựa đang chơi trò Polo đi cùng thương hiệu Ralph Lauren. Chiếc áo này trường tồn, bền bỉ với thời gian đúng theo thông điệp mà Ralph Lauren muốn truyền tải là “It gets better with age” – “Nó sẽ đẹp hơn theo số năm tuổi của nó” – một sản phẩm timeless cũng như đóng một phần trong văn hóa Mĩ khi nó xuất hiện không chỉ cách người Mĩ mặc chúng, cách người Mĩ thể hiện trong chúng trong văn hóa âm nhac, phim ảnh. Từ những người bình thường đến những người nổi tiếng, từ những người thuộc tầng lớp bình dân đến thượng lưu – chiếc polo này đều có thể đáp ứng được nhu cầu ăn mặc của họ.

Khi nước Anh đi xâm chiếm thuộc địa thì các sĩ quan quân đội Anh Quốc thấy người bản địa chơi trò gì nom hay hay – thế là vừa buồn vừa chán, các sĩ quan cũng nhảy vào chơi – Polo trở thành một thú tiêu khiển của sĩ quan và binh sĩ nước Anh. Họ đem về UK khi trở về nước và cũng từ đó Polo du nhập vào Âu phương vào những năm 1800. Áo Polo thời đó tay dài, làm bằng vải cotton nhưng phẩn cổ chưa được chặt chẽ như ngày nay. Việc này đã gây khó dễ cho việc vận động bởi những cầu thủ chơi polo, họ phải dùng ghim và sau này là nút để cố định phần cổ lại. Và Polo với cài nút đã ra đời.

Cùng với sự phát triển của bộ môn Polo thì chiếc áo này cũng nhanh chóng phát triển theo và trở thành một biểu tượng của những tầng lớp quý tộc Anh và người yêu thể thao trên toàn thế giới. Vừa gọn gàng, lịch sự lại còn sang trọng. Nhưng điểm nhấn và đưa cho đương đại một khái niệm hoàn chỉnh về Polo shirt thế hệ mới phải đợi đến tận năm 1933. Ngôi sao tennis người Pháp Jean Réne Lacoste – kẻ được mệnh danh là “Chú cá sấu của làng quần vợt” / “le Crocodile” (Cũng có nguồn cho rằng, do ông cá độ rằng nếu thắng trận nào thì sẽ thắng được một chiếc túi bằng da cá sấu). Jean Lacoste nhận thấy rằng bộ đồ ông đang mặc khá bất tiện ở phần tay và ngăn cản những cú đập vợt uy lực. Bằng cách cải tiến là làm ngắn lên phần tay áo ngắn lên cho phù hợp – kết hợp cùng thay đổi chất liệu (Cotton pique – vẫn còn được sử dụng và tiêu chí của nhiều loại áo polo bây giờ). Và thêu thêm một chú cá sấu nhỏ ngay ngực – Lacoste Polo ra đời và kéo dài tới tận bây giờ.

Trong thời gian đó – chúng ta lại đón nhận một thương hiệu cũng nổi tiếng với áo Polo mà bây giờ sẽ được các bạn biết nhiều hơn với các bản collabs với Raf Simons và vòng nguyệt quế. Fred Perry – tennis superstar đến từ nước Anh, logo được lấy cảm hứng từ Wimbledon. Polo và tennis là những môn thể thao đặc trưng của UK cho nên những chiếc áo Polo nhanh chóng trở thành đồng phục thường thấy của học sinh/sinh viên – đánh dấu một nấc thang mới dành cho polo shirt và cũng là khởi nguồn của sportwear. Thể thao nhưng đẹp.

Chúng ta nhắc tới Lacoste, Fred Perry về Polo nhưng một đại nhân vật không thể không xuất hiện. Đó chính là tiêu đề của ngay hôm nay, Ralph Lauren. Chiếc áo Polo Ralph Lauren được lấy cảm hứng không phải từ bộ môn Polo mà là quần vợt. Như đã kể phía trên khi polo trở thành một thứ thiết yếu với người Mĩ cùng bộ môn tennis và kiểu phong cách thời trang preppy sportwear style (Thứ mà phụ huynh chúng ta ảnh hưởng rất nhiều).

Giai đoạn 1960 chứng kiến việc sử dụng các loại vải polyester – khiến ít bị fade màu và phù hợp với các hoạt động thể thao nhiều hơn. Nhưng đó không phải là thứ mà Ralph Lauren muốn, nhà thiết kế trẻ lúc đó lại yêu thích cái sự bạc màu theo thời gian, cái “Vẻ đẹp của sự hoạt động” khi người nào đó sử dụng thời trang trên một chất liệu tùy biến và bị ảnh hưởng theo thời gian. Năm 1972, Ralph Lauren tung ra một tennis shirt với chất liệu dệt kim cổ điển cùng 24 phiên bản màu sắc khác nhau kèm theo slogan “It gest better with age”. Chất liệu cotton truyền thống, họa tiết người đàn ông chơi polo được thêu lên trên ngực vừa đủ, màu sắc đa dạng cho người tiêu dùng lựa chọn – Polo của Ralph Lauren đã trở thành sản phẩm phổ biến nhất trong 50 năm, bám sát với thông điệp vượt thời gian mà ông đưa ra.

TỪ THỂ THAO SANG ĐƯỜNG PHỐ.

Những năm 80s – 90s, polo đã trở thành một thứ áo gần gũi với tất cả mọi người. Sự phân chia giai cấp được nằm ở việc logo của brands nào, thương hiệu nào. Cái cách người ta mặc polo thường gắn liền với kiểu các vận động viên polo mặc, fit và chỉnh tề. Thì các rappers của Mỹ thời điểm đó lại biến nó thành của riêng mình với cách mặc polo oversize – rộng thùng thình với quần xệ. Hiphop là một văn hoá khẳng khái và không ngán gì 1 ai, thể hiện tiếng nói bình đẳng chung (Điều này cũng nằm ở việc màu da, các rapper thời điểm đó thường da màu). Lacoste/Ralph Lauren sẽ nhắm tới những người có tiền, cao cấp, quý tộc như môn tennis vậy. Các rapper mặc nó như 1 kiểu flex và thể hiện rằng mình cũng thành công như những kẻ trên.

Polo shirt – sau sự thoái trào và nguội dần của sự quý tộc và môn thể thao polo, lại được tiếp lửa bởi hiphop và kéo dài liên tục. Như mình luôn nói, trong thời trang – không có gì là mãi mãi hay không có gì là chết cả. Fashion is a circle – vòng tròn này sẽ xoay đi xoay lại và nó chỉ đợi thời điểm thích hợp với các cơn sóng văn hoá mới để bùng lên lần nữa.

Các hãng thời trang cũng coi Polo shirt là một item để khai thác nhưng tuỳ thuộc vào hãng là high-end/streetwear/haute/luxury mà cách tuỳ chỉnh của họ cũng thay đổi. Marc Jacobs, Maison Margiela, Supreme vv..vv và khi đó Lacoste, Fred Perry, Ralph sẽ được nhắc lại một lần nữa.

Polo shirt vẫn tồn tại và bền bỉ, bằng chứng là có thể xem giới trẻ ngày nay nhiều bạn cũng yêu thích sử dụng sản phẩm polo. Form dáng nó cũng tùy biến cho phù hợp với nhu cầu hiện đại, có thể boxy – có thể fit true-2-size hay oversizing, nhưng chất liệu nó cần đủ để khiến 1 chiếc polo trong clean nhất (Chứ không phải chất liệu tệ khiến chiếc áo polo mất form, nhão form). Trong đó Polo của Ralph Lauren luôn nằm trong từ điển thời trang, từ điển văn hóa và thành một nét của không chỉ nước Mĩ mà toàn thế giới.

trí minh lê

You may also like

Leave a Comment