QUÂN ĐỘI MỸ ĐÃ CÓ TRONG TAY MÁY BAY MIG-25 XỊN NHẤT CỦA KHÔNG QUÂN LIÊN XÔ NHƯ THẾ NÀO?

by admin

QUÂN ĐỘI MỸ ĐÃ CÓ TRONG TAY MÁY BAY MIG-25 XỊN NHẤT CỦA KHÔNG QUÂN LIÊN XÔ NHƯ THẾ NÀO?
Vào ngày 8 tháng 9 năm 1976, các hãng thông tấn trên khắp thế giới đã phát đi một thông tin gây chấn động: trên đảo Hokkaido của Nhật Bản, máy bay chiến đấu MiG-25 mới nhất đã hạ cánh, phi công đã xin tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ.
Victor Belenko sinh ra ở Nalchik năm 1947 trong một gia đình Nga thuộc tầng lớp lao động. Belenko sau khi học 2 năm trong trường đại học y khoa thì bỏ qua học Trường không quân Armavir, Armenia. Năm 1970 Belenko tốt nghiệp ra trường, là một phi công lái loại phản lực Mig-17.
Sau vài năm phục vụ với tư cách là một giảng viên phi công, anh được chỉ định vào một trong những đơn vị phòng không, đóng quân cách Vladivostok 200 km. Belenko được điều về Trung đoàn không quân tiêm kích phòng không số 513 đóng ở Chuguyevka thuộc Viễn Đông. Trung đoàn này được trang bị loại Mig-25P tiên tiến nhất khi đó. Phó chỉ huy của phi đội 513 – trung úy Belenko được giao nhiệm vụ bay trên máy bay đánh chặn MiG-25P mới nhất. với số đuôi “31” chỉ mới được giao vào tháng 2 năm 1976.
Đầu tháng 9 năm 1976, trong khuôn khổ kiểm tra sự sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng phòng không trong một đơn vị quân sự ở Viễn Đông Nga ở cách Vladivostok 200 km, những chuyến bay tập trận đã được kế hoạch.
Thứ Hai, ngày 6 tháng 9 năm 1976 các máy bay MiG cất cánh đã huấn luyện các bài bay đánh chặn mục tiêu trên không. Đột nhiên, một trong những chiếc MiG-25 bay lên và bắt đầu rơi nhanh xuống đại dương, sau đó, chấm sáng trên màn hình radar biến mất. Trong khi các đồng nghiệp của Viktor Belenko cho rằng máy bay của anh ta mất kiểm soát và bị rơi thì Belenko đang thong dong bay qua đại dương ở độ cao chỉ năm mươi mét. 14:00 ngày 6-9-1976, một số người dân trên đảo Hokkaido, phía bắc Nhật Bản nhìn thấy một chiếc máy bay phản lực xuất hiện sau những đám mây. Hầu như chẳng ai ngạc nhiên bởi lẽ ở Hokkaido có sân bay Hakodate, và chuyện máy bay lên xuống là chuyện thường ngày.
Ông Namura làm việc tại tháp kiểm soát không lưu Hakodate nhớ lại: “Khi nó đến gần, tôi nhận ra đó là loại máy bay 2 động cơ phản lực, đặt dọc theo hai bên thân, sơn màu xám quân sự. Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là cánh đuôi của nó in hình cờ Liên Xô. Không hề có bất cứ một liên lạc nào giữa phi công với tháp kiểm soát. Và khi tôi chưa kịp phản ứng thì nó đã đáp xuống”.
Do đường cất hạ cánh không đủ dài nên chiếc máy bay chạy thêm gần 300m nữa trên đoạn đất trống trước khi dừng lại rồi chỉ vài giây, một phi công mở nắp buồng lái bước ra, rút khẩu súng ngắn đeo bên hông, chĩa lên trời nổ 2 phát như muốn tạo sự chú ý.
Mấy phút sau, hai chiếc xe hơi chở một số nhân viên sân bay Hakodate chạy đến. Từ trước tới giờ, họ chưa hề nhìn thấy loại máy bay nào tương tự như chiếc vừa đáp xuống. Rất nhanh chóng, viên phi công tự giới thiệu bằng tiếng Anh, rằng mình là Viktor Ivanovich Belenko, 29 tuổi, thuộc Sư đoàn không quân số 11, Liên Xô lái chiếc Mig 25 đào tẩu khỏi Liên bang Xô Viết.
Có khả năng là nếu Belenko có thể hạ cánh tại một căn cứ quân sự (như dự định ban đầu), vụ việc sẽ không công khai rộng rãi như vậy. Nhưng việc máy bay chiến đấu mới nhất của Liên Xô hạ cánh tại một sân bay dân sự của Nhật hóa ra lại là một sự kiện chấn động thế giới. MiG-25 của Liên Xô tại thời điểm đó rất được phương Tây quan tâm. MiG 25 đã ám ảnh các lực lượng phương Tây trong nhiều năm. Họ thậm chí còn không biết tên chính thức của chiếc máy bay đã tấn công Mach 3.2, gấp ba lần tốc độ âm thanh, vào năm 1971, khi các radar của Israel phát hiện ra nó ở Damascus gần đó. Họ chỉ có thể đặt biệt danh cho nó là “Foxbat.”
Thông tin phản hồi chính thức đầu tiên của Liên Xô trên hãng thông tấn TASS chỉ xuất hiện vào ngày 28 tháng 9. TASS tuyên bố rằng Belenko đã hạ cánh khẩn cấp ở Nhật Bản và tất cả các tài liệu trên báo chí phương Tây về việc trốn thoát của phi công Liên Xô là dối trá và tuyên truyền. Các nhà ngoại giao Liên Xô đã nói về sự lừa dối của truyền thông phương Tây khi kể về sự trốn thoát của Belenko. Một cuộc họp báo được tổ chức vào ngày 28 tháng 9, trong đó vợ của phi công trốn thoát được đưa đến. Chính quyền Liên Xô tuyên bố rằng Belenko sẽ được ân xá trong mọi trường hợp, và sự chia ly của gia đình là do ý đồ bạo lực của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trái với sự chờ đợi của phía Liên Xô, Belenko sau đó đã khẳng định anh ta tự nguyện bay đến Nhật Bản và sẽ không quay lại Nga.
Chỉ 1 ngày sau khi phía Nhật Bản thông báo cho đơn vị không quân Mỹ trú đóng ở sân bay Chitosan biết về lai lịch viên phi công cùng chiếc MiG 25, một nhóm chuyên gia hàng không quân sự đã từ Okinawa bay đến Hokkaido. Ngày 25-9-1976, một máy bay vận tải Galaxy C5 đưa chiếc MiG 25 từ sân bay Hakodate đến căn cứ không quân Hyakuri – cũng nằm trên đất Nhật Bản. Tại đây, các chuyên gia Mỹ lập tức tháo rời nó thành từng mảnh và tiến hành phân tích. Về hình thể, nó to gần bằng chiếc máy bay ném bom Lancaster dùng trong Thế chiến II. Hai động cơ phản lực R-15 có khả năng tạo ra 22,4 tấn lực đẩy. Đáng chú ý nhất là vật liệu xây dựng: thay vì bằng titan như Lockheed và các nhà máy của Mỹ đã làm, Liên Xô đã sử dụng thép rẻ hơn nhiều.
Thiết kế chiếc MiG 25 có những sai sót nghiêm trọng. Phần thân máy bay được làm thủ công bằng tay khá thô kệch và méo mó so với máy bay Mỹ. Kích thước lớn của nó làm cho nó trở nên cồng kềnh và động cơ của MiG-25 không thể chịu được áp lực của tốc độ cao nhất, nếu bay với tốc độ cao Mach 3.2 MiG-25 sẽ phá hủy động cơ của chính nó. Bên cạnh đó, hệ thống radar cùng các thiết bị điện tử cũng kém tối tân hơn nếu so với những loại máy bay Mỹ nhưng thiết kế phần cánh của chiếc MiG 25 chính là yếu tố giúp nó đạt tốc độ gấp 3 lần vận tốc âm thanh. Cuối cùng, người Mỹ kết luận MiG-25 hóa ra là một con hổ giấy.
Máy bay đã được đưa trở lại Liên Xô ngày 15 tháng 11 năm 1976. Các thiết bị bí mật đã được nghiên cứu, các động cơ và thiết bị điện tử đã được bật, và các mẫu vật liệu đã được lấy. Chính Belenko đã rò rỉ tất cả các thông tin mà anh ta biết. Một thiệt hại to lớn đối với Liên Xô là hệ thống xác nhận “bạn hay thù” bị xâm nhập. Một sự thay thế hoàn toàn các hệ thống nhận dạng này khiến Liên Xô tổn thất mất 2 tỷ rúp.
Sau khi Belenko trốn thoát, một cuộc điều tra kỹ lưỡng đã được tiến hành ở Liên Xô. Nhân viên an ninh tra hỏi người thân, người quen, đồng nghiệp của phi công bỏ trốn. Hóa ra là không có dấu hiệu phản quốc, Belenko không hề được tuyển dụng bởi tình báo nước ngoài trước khi trốn thoát. Trong thời gian phục vụ tại Trường Hàng không Stavropol, tại một trong các cuộc họp, Belenko đã chỉ trích cấp trên của mình. Belenko không muốn phục vụ trong một môi trường như vậy, sau này khi sang Mỹ anh đã kể lại:
“Tuyên truyền của Liên Xô lúc đó miêu tả bạn [người Mỹ] là một xã hội mục nát khiếm khuyết sắp sụp đổ…, không có bất kỳ quyền con người nào, v.v…Tôi nói với chính mình: Chà, vì nó rất tệ ở Hoa Kỳ, làm thế nào mà họ gửi một người lên mặt trăng và trở lại? ….Nếu Hoa Kỳ đã sụp đổ, họ đã nhận được rất nhiều giải thưởng Nobel từ đâu?…Do đó, bản thân tôi đã kết luận rằng Hoa Kỳ không quá tệ.”
Về nguyên nhân rời bỏ Liên Xô, Belenko cho biết trong một bài phỏng vấn năm 1996:
Tôi đã đưa ra quyết định do không hài lòng với đất nước này. Tôi đã cố gắng hết sức. Tôi là một trong những phi công chiến đấu giỏi nhất của họ. Khi tôi còn trẻ, tôi bị mê hoặc bởi những ý tưởng của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản – chúng rất hấp dẫn bởi vì chúng hứa sẽ có việc làm đầy đủ, giáo dục miễn phí, chăm sóc y tế miễn phí, nghỉ hưu tốt, chăm sóc trẻ em miễn phí, v.v…nhưng người dân chỉ là nô lệ. Hệ thống này lớn đến mức tôi không thể thay đổi nó. Cách tốt nhất đối với tôi là “ly dị” hệ thống này. Nếu tôi không phải là phi công, tôi vẫn sẽ tìm cách trốn thoát khỏi trại tập trung này.
Nhận được tị nạn chính trị từ người Mỹ (với sự hỗ trợ tích cực nhất của Tổng thống Hoa Kỳ khi đó), Belenko đã ổn định cuộc sống ở nước ngoài. Trong nhiều năm, ông đã dạy các kỹ thuật chiến đấu trên không tại một học viện quân sự. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với một tạp chí của Mỹ, Belenko thừa nhận rằng siêu thị đã gây ấn tượng lớn nhất đối với ông khi ở Hoa Kỳ. Dưới đây là cách Belenko mô tả cảm xúc của mình: “Lần ghé thăm siêu thị lần đầu tiên của tôi…Tôi không tin rằng cửa hàng này có thể là thật…đó là một tòa nhà rộng rãi đẹp đẽ với số lượng hàng hóa đáng kinh ngạc và không phải xếp những hàng dài…tôi rất thích làm quen với các sản phẩm mới. Ở Nga thời đó…thật khó để tìm thấy thực phẩm đóng hộp tốt. Do đó, mỗi ngày tôi đều mua nhiều loại thực phẩm đóng hộp. Khi tôi mua một cái lọ có nhãn “Bữa trưa” và chiên nó với khoai tây, hành và tỏi – nó rất ngon. Sáng hôm sau, bạn bè của tôi (ở Mỹ) nói với tôi rằng tôi đã ăn đồ hộp cho mèo. Nhưng chúng rất ngon! Chúng tốt hơn thực phẩm đóng hộp cho những người ở Nga!”
P/S: Một số báo chí ở Việt Nam cho rằng người Mỹ đã dựa vào chiếc MiG-25 của Belenko để học hỏi và chế tạo ra loại máy bay F-15 lừng danh. Tuy nhiên có một thực tế là dự án nghiên cứu F-15 đã bắt đầu từ năm 1965 và F-15 đã cất cánh lần đầu năm 1972, 4 năm trước khi Belenko trốn sang Nhật năm 1976 nên không thể có chuyện F-15 sao chép thiết kế của MiG-25





You may also like

Leave a Comment