Queens – Hình ảnh, ý nghĩa với nền công nghiệp thời trang và các nhà thiết kế.

by admin

Nữ hoàng Anh qua đời là một điều mà ai cũng biết. Bỏ qua các yếu tố hay bàn cãi về chính trị thì mình xin phép bỏ qua, điều mà chúng ta đang nói ở đây chính là Thời trang và một phần nhỏ về Văn hoá hay nghệ thuật. Nhắc tới nước Anh – nhắc tới Hoàng Gia Anh, nhắc tới khối thịnh vượng Commonwealth thì chúng ta đều nhắc tới biểu tượng Nữ Hoàng Elizabeth gãy gọn, không cần quá lâu. Queen Elizabeth từ lâu đã là một thứ gì đó “Đại diện” cho hình ảnh và truyền thông của nước Anh, là bộ mặt của giới Hoàng gia và tất nhiên trong đó cũng có những fashion designer/ những nhà thiết thời trang, artist/ người làm nghệ thuật.

Tất nhiên, trong nghệ thuật hay cụ thể hơn là thời trang không có rào cản hay đúng sai cụ thể trong đấy. Nó nghiêng về phần góc nhìn của người sáng tạo ra nội dung hay nghệ thuật đó về một điểm cụ thể nhất định – và dĩ nhiên với Queen Elizabeth, một biểu tượng của UK. Với hình ảnh và đang đại diện cho một văn hoá, một thế lực như thế. Không thể nào Nữ Hoàng không xuất hiện trong các bộ sưu tập thời trang được.

Trong tư duy của nhiều người làm thiết kế thời trang sẽ đa phần có hai dạng “Xây dựng” và “Đập phá”. “Xây dựng” đó chính là tiếp tục những giá trị cốt lõi, những di sản mà thế hệ trước đã định hướng và để lại. “Đập phá” là phá huỷ đi những thứ đã quá lỗi thời, những tư tưởng cũ, những suy nghĩ không còn phù hợp với hơi thở của đại chúng để phát triển một thứ mới hơn. Haute-couture có thể được xem là “Xây Dựng”, Avant-garde có thể được xem là “Đập phá” hay cách mà chúng ta hay gọi là “Anti-Fashion” theo một tầng nghĩa nào đấy. Nhưng chung quy lại, quá trình “Xây dựng” và “Đập phá” liên kết chặt chẽ với nhau – không có một cái nào rõ ràng cả.

Tại sao mình lại đề cập với vấn đề này bởi vì nó liên quan tới cách mà các nhà thiết kế hay thương hiệu thời trang lấy cảm hứng hay sử dụng hình ảnh của nữ hoàng Elizabeth. Queen là biểu tượng của Hoàng gia Anh trong rất nhiều thập niên và luôn giữ vững được hình ảnh (thời trang) của mình. Chỉ trong tuần sau hoặc là rất lâu về sau, người ta sẽ luôn nhắc lại về phong cách ăn mặc thời trang của nữ hoàng Elizabeth từ lúc còn xuân thì cho đến khi ngồi lên chiếc ghế của Hoàng gia. Sự chuẩn chỉnh, sang trọng kiểu mẫu của Elizabeth đã trở thành tiêu chuẩn của từ “Royal” – ‘Hoàng gian”. Ricardo Tisci, giám đốc sáng tạo của Burberry – một thương hiệu thời trang cao cấp đến từ nước Anh. Nhưng ông là người Ý, chắc chắn không thể nào hiểu rõ được tinh thần của người Anh nên việc tham vấn và nghiên cứu văn hoá rất quan trọng. Nữ Hoàng Elizabeth được Ricasdo Tisci lấy để get a British feeling trong các bộ sưu tập của mình tại Burberry và thừa nhận “Nữ Hoàng Anh là một trong những nhân vật thanh lịch, lịch thiếp nhất thế giới mà ông từng biết. Bà cũng là một trong những nguyên nhân chính để khiến UK trở thành một nơi hấp dẫn đối với ông”.

Nếu các bạn theo dõi series phim “Crown” trên Netflix kể về cuộc đời của Nữ Hoàng Elizabeth đệ nhị thì sẽ hiểu thêm một phần về sự phức tạp của Hoàng Gia Anh và những biến cố quay quanh đó. Nhưng thông qua đó chúng ta sẽ hiểu được sự cầu kì trong việc “sinh ra một người con Hoàng tộc” – nó tạo nên tính lịch thiệp kiểu mẫu của người dân “boo’of’wooah”. Những cái tên hàng đầu, những cái tên gạo cội trong nền công nghiệp thời trang luôn đánh giá sự ổn định, elegant mà nữ hoàng Anh mang cảm giác tới cho họ.

“She’s one of the most elegant women in the world” – “Bà ấy là một trong những người phụ nữ thanh lịch nhất thế giới”. Miuccia Prada phát biểu như thế vào năm 2000.

Hay “ She is never ridiculous, she’s flawless” – “Bà ấy không bao giờ lố bịch, thực sự là không tì vết”. Điều này được nói bởi cụ Karl Lagerfeld khi được hỏi nhận xét về phong cách của nữ hoàng.

Cách mà Queen Elizabeth thể hiện và cảm hứng trong thời trang theo cách “Xây dựng” đó là hình ảnh kiểu mẫu của Hoàng gia, của nước Anh và chắc chắn chúng ta sẽ thấy bóng dáng trong trang phục mà bà mặc ở đâu đó tại các bộ sưu tập mà mang âm hưởng của nước Anh. Tiêu chuẩn cao, thiết kế vừa đủ và sang trọng.

Nhưng rõ ràng đây không phải là một điều gì thú vị với tất cả mọi người – đặc biệt là những người thừa hưởng tính Nổi loạn và muốn tiên phong tạo ra thứ mới. “Đập phá” – có thể là một thứ quá tiêu cực nhưng hợp trong trường hợp này. Thường thì chúng ta sẽ “Đập phá” thứ gì đó phổ biến, nhiều người biết và lấy nó làm một tiêu chuẩn mẫu mực. Không có gì phù hợp hơn với hình ảnh của Nữ Hoàng Anh. Mình sẽ xem đây là một sự tôn trọng có chủ đích vì không ai đi đập phá một thứ vô nghĩa, lật đổ một thứ không có giá trị to lớn trong cuộc sống. Sự ổn định của Queen Elizabeth là một thứ siêu hấp dẫn với một số người trong việc thể hiện tính “Rebel” – Lật đổ.

Phổ biến với các bạn trẻ hiện nay với các phong trào Y2K, punk-rock không thể không nhắc tới “Bà già quỷ quái” Vivienne Westwood. Năm 1977, Vivienne và Malcolm McLaren lúc đấy đã gần như “Đụng chạm” tới Queen với Tee “God save the Queen” – hình ảnh bôi đen mắt và miệng của nữ hoàng hay ghim băng. Nó là một tuyên ngôn vô cùng rõ ràng từ những người trẻ lúc đấy về những suy nghĩ của họ về Nữ Hoàng. Westwood vừa bày tỏ được sự tôn kính với nữ hoàng Anh vừa nổi loạn trong cách thể hiện khác nhau. Cũng tương tự như thế khi mà Alexander McQueen đã sử dụng chính hình ảnh mà Vivie đã sử dụng với Queen nhưng chỉnh sửa một chút trong collection “The Girl who lived in the Tree” đầy tranh cãi khi đề cập tới việc thuộc địa hoá của nước Anh tại Ấn Độ. Năm 2011, Christopher Kane với collection “Princess Margaret on Acid” cũng đề cập tới một trong những công chúa kiêu kì và sành điệu về mặt thời trang nhất là Margaret.

Hình ảnh của nữ hoàng Elizabeth trong thời trang là có, luôn có và ảnh hưởng ít nhiều các nhà thiết kế, các thương hiệu. Nhưng sự thay đổi của thế giới, sự thay đổi của những người trẻ – cái tên của Hoàng Gia Anh ngày càng không gây ảnh hưởng nhiều mạng xã hội nếu đó là những nhân tố mới. Người ta hay nói về hoàng gia Anh như là nữ hoàng Elizabeth, thái tử Charles hay iconic nhất với thời trang là công nương Diana – nhưng chúng ta đều nhận ra đó là những nhân vật của thế kỉ trước. Sẽ khó để Hoàng Gia Anh lại có một sức ảnh hưởng tương tự như thế với thời trang một lần nữa.

You may also like

Leave a Comment