R13 ft TAYLOR MANSEN – FCK YOU YOU FCKING F*CK

by admin

Không cần phải cố tỏ ra ngầu nhưng rõ ràng tinh thần của Taylor Mansen luôn hiện rõ một sự bất cần nhất định – một sự thăng trầm. Ngay từ khi 2 tuổi, ca sĩ/diễn viên/nghệ sĩ Taylor đã được bố mẹ đăng kí để học làm người mẫu – không tuổi thơ, không bạn bè, không có một cuộc sống thực sự. Cuộc đời của cô chỉ xoay quanh công việc, học hành và phát triển bản thân thành ngôi sao dưới sự kì vọng của gia đình. Năm 3 tuổi, Taylor bắt đầu hoạt động chính thức như một người mẫu nhí chuyên nghiệp trong các quảng cáo. Kể từ đó, cô lấn mạnh vào giới truyền thông diễn viên và lúc nào cũng phải diễn một bộ mặt “giả tạo” để phù hợp với công chúng. Là một người đa tài và Taylor Mansen bén duyên và trở thành phiên bản “Chính mình nhất” với âm nhạc. Cô cũng có thành công nhất định nhưng rõ ràng những thăng trầm trong cuộc sống đã tạo nên 1 Taylor có thể present cho cuộc sống 1 ngôi sao từ nhỏ ở Mĩ. Tương ứng với thương hiệu mà cô đồng hành R-13. Một sự bất cần, một sự nổi loạn.

Cái tên R13 cũng thể hiện một phần của lịch sử nước Mỹ. “Join or Die” – chiếc cờ đến từ American Revolutionary War với hình ảnh của 1 con rắn có 13 mảnh riêng biệt trên cơ thể, đại diện cho 13 thuộc địa nguyên gốc của Hoa Kỳ. Lá cờ đại diện cho sự đoàn kết, liên minh của nhiều mảnh đất khác nhau bất chấp nguồn gốc để giành tới độc lập. Chris Leba muốn thông qua R13 có sự ẩn dụ về sự tương phản của văn hóa, của niềm tin, quan điểm và phong cách của những người Mĩ ở các vùng khác nhau nhưng vẫn đoàn kết và đến vì tình yêu sự tự do từ luận đến ý tưởng. R13 là viết ngược của 13 Rattles (13 lục lạc)

Đã 10 năm trôi qua, R13 phát triển đúng như 1 gã “nổi loạn” – “Lang thang” và từng bước, từng bước có được tiếng nói trên thị trường. Người ta nhận ra 1 R13 đầu tiên chắc là đôi sneaker – một sự cầu kì, cầu toàn của hình dáng một thương hiệu thời trang cao cấp nhưng vẫn ẩn chứa trong đó những phần nổi loạn. Cấu trúc của R13 là tổ hợp của các chất liệu không vốn dĩ “thân thiện” với thời trang cao cấp khoảng thập niên trước là denim – leather cùng các chi tiết “over” (quằn quại). Nhưng đó là cái tôi của Founder – Chris Leba.

20 năm làm việc tại Ralph Lauren là những trải nghiệm quý báu của Chris Leba, nhưng cá nhân nhà thiết kế đã cảm thấy con đường này đã tới điểm của nó. Giới hạn về sự sáng tạo, giới hạn về sự phát triển, giới hạn về thử thách nên R13 được làm ra để thỏa mãn cái tôi của Liba – táo bạo, nổi loạn. R13 vẫn là một tinh thần American Sportwear nhưng mà là “Other America” với freedom spirit. Cảm hứng đến từ ban nhạc The Clash những năm 80 – là sự tổ hợp của những elements liên quan tới military và văn hóa phương Tây. Grunge xuất phát từ cả Anh và Mỹ nhưng đều chung tiếng nói là “Không quy tắc” – đó cũng là quy tắc của R13.

R13 mang tới các văn hóa underground của Mỹ cùng các quy tắc riêng: độc lập , “Do-it-yourself”. Chris Leba lấy cảm hứng từ mọi thứ xung quanh, đặc biệt là thành phố “New York” nhưng vẫn bám sát vào “Grunge and Punk”. Mọi người đều nghĩ ra 1 công thức ăn mặc cho “Grunge and Punk” nhưng thực ra nó không có một khái niệm hoàn chỉnh nào cả. R13 thể hiện phong cách này mà không gói gọn riêng trong 1 kiểu quần áo hay thiết kế nào cả – chỉ đơn giản là một góc nhìn về thời trang của người sáng tạo là Leba trong cuộc sống hàng ngày với chủ đề này. Thay đổi nhưng giữ nguyên nhất quán.

You may also like

Leave a Comment