RED STAR RISING – DỰ ÁN DRONE VŨ TRANG CỦA VIỆT NAM

by admin

  • Việt Nam với các vấn đề an ninh của mình đã duy trì bộ máy quân sự lớn được trang bị chủ yếu là vũ khí từ thời Liên Xô, họ có thể được tăng cường nhanh chóng bởi một số lượng dự bị khổng lồ gồm bất cứ thứ gì từ súng trường Liên Xô thời Thế chiến thứ hai đến xe tăng chiến đấu chủ lực của Mỹ có thập niên 60. Tuy nhiên quân đội nhân dân Việt Nam tương đối thiếu trang thiết bị hiện đại, thay vào đó, Việt Nam ưu tiên nâng cấp các loại vũ khí hiện có để phù hợp với các cuộc xung đột trong thế kỷ 21, dự án nâng cấp xe tăng T-54M3 là một ví dụ điển hình cho điều này.
  • Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã sử dụng phần lớn kinh phí vào việc hiện đại hóa và mở rộng hệ thống phòng không, hệ thống phòng thủ bờ biển (CDS) và hải quân nhằm nâng cao khả năng răn đe trước một Trung Quốc ngày càng quyết đoán ở Biển Đông. Trong bối cảnh đó, việc sở hữu các máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) gần như chắc chắn không phải là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.
  • Tuy nhiên, khi tiếp cận từ một góc độ khác, lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam (VPAF) có ít các máy bay cường kích chuyên tấn công mặt đất, bất kỳ cuộc xung đột nào với Trung Quốc trong tương lai sẽ chứng kiến phi đôi máy bay Su-27 và Su-30 của họ chiến đấu với lực lượng không quân với số lượng vượt trội của Trung Quốc . Điều này khiến cho các lực lượng mặt đất sẽ thiếu sự chi viện từ trên không, khi mà trực thăng tấn công Mi-24A cuối cùng của Việt Nam đã ngừng hoạt động vào cuối những năm 2000 mà không có máy bay nào khác thay thế.

Các dấu hiệu cụ thể cho thấy Việt Nam có thể tiến tới việc sử dụng máy bay không người lái vũ trang lần đầu tiên xuất hiện vào tháng 9 năm 2020, khi một thiết kế UCAV được nhìn thấy trong một cuộc triển lãm nhân kỷ niệm Đại hội Đảng lần thứ 11 của VPA. UCAV này được cho là do Tập đoàn Viettel chịu trách nhiệm, tập đoàn này đã thiết kế hầu hết các thiết kế UAV của Việt Nam, mô hình UCAV tại triển lãm có hai tên lửa không đối đất (AGM) dưới cánh của nó, các thông tin khác rất hạn chế, ngoại trừ việc nó đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm thành công. Mặc dù vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu, thân máy bay có thiết kế khá giống với Anka UCAV của Turkish Aerospace Industries (TAI), tất nhiên, sự giống nhau như vậy có thể hoàn toàn là ngẫu nhiên.

  • UCAV này không phải là thiết kế UAV cỡ lớn đầu tiên của Việt Nam. Năm 2015, nước này đã công bố thiết kế UAV lớn nhất từ trước tới nay với cái tên HS-6L (do viện Khoa học Việt Nam và Belarus hợp tác thiết kế), thiết kế này không có vũ khí và đã được thử nghiệm bay vào năm 2016, nhưng từ đó cho tới nay không có thông tin gì về dự án. HSL-6 được cho là có tầm bay khoảng 4.000 km và có thể hoạt động tối đa 35 giờ, khiến nó lý tưởng cho việc tuần tra các khu vực rộng lớn trên Biển Đông. Vào tháng 6 năm 2018, có thông tin rằng hai công ty Israel, Aeronautics và Israel Aerospace Industries (IAI), đang thương thảo để đáp ứng yêu cầu của Việt Nam về một UAV cỡ lớn. Sau đó, vào tháng 12 năm 2018, có thông tin cho rằng Việt Nam đã đạt được một thỏa thuận trị giá 160 triệu USD để mua 3 UAV Herons của IAI. Thỏa thuận này cuối cùng đã không thành hiện thực, cho thấy phía Việt Nam đã có chút do dự trong việc có được khả năng của UAV MALE (MALE là viết tắt của từ Medium-altitude long-endurance – tầm xa và bay được ở độ cao trung bình)

Viettel đã được phía Israel cấp phép sản xuất Aeronautics Defense Orbiter 3. Vào năm 2017, công ty này đã trình làng một UAV mới (tên VT-Swift) cgần giống với Orbiter 3. Việt Nam đã vận hành tàu Orbiter 2 và trước đó đã bày tỏ quan tâm đến việc mua lại Orbiter 3 cùng với việc chuyển giao công nghệ vào năm 2015. VT-Swift có thể bay dọc theo các tuyến đường được lập trình trước dựa trên các điểm tham chiếu bằng thiết bị GPS, có khả năng tiến hành trinh sát hoặc chỉ định mục tiêu cho pháo binh.

  • Việt Nam sẽ tiếp tục giải quyết các vấn đề quốc phòng theo cách riêng của mình, nên một ngày nào đó có thể họ sẽ sản xuất được UCAV. Chắc chắn rằng Việt sẽ tìm cách sử dụng tốt nhất các UAV, kết hợp chúng một cách tốt nhất trong chiến lược phòng thủ của đất nước, dù là với vai trò trinh sát hoặc hoặc tấn công.

Các UCAV đóng vai trò như một sự thay thế rẻ hơn nhiều so với các máy bay chiến đấu khác như Su-30. Hiện vẫn chưa rõ ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam có thực hiện nhiệm vụ phát triển UCAV và vũ khí trang bị cho chúng hay không, nhưng thông qua chuyển giao công nghệ, nước này có thể đạt được năng lực như vậy trong vòng một thập kỷ, và thêm một quốc gia nữa sẽ có trong danh sách các quốc gia vận hành máy bay không người lái có vũ trang.

nguồn dịch từ bài viết Red Star Rising - Vietnam’s Armed Drone Project của oryxspioenkop, trang tin này nổi tiếng gần đây với việc thông kê thiệt hại về tăng thiết giáp trong chiến tranh Ukraine dựa trên hình ảnh thu thập.

• ảnh 1+ 2 UCAV của VN tại triễn lãm

• ảnh 3 UAV HS-6L

• ảnh 4 UAV VT-Swift

You may also like

Leave a Comment