ROBIN WIGHT – NGƯỜI THẢ HỒN CHO NHỮNG SỢI THÉP VÔ TRI

by admin

Robin Wight là một nhà nghệ thuật đến từ nước Anh, cơ duyên dẫn ông đến với nghề với nghề “xây tượng” bằng những sợi thép cũng rất tình cờ. 

Năm 2009, Robin chuyển tới sống trong khu bảo tồn thiên nhiên, ở đây ông có thể tự do sáng tạo các tác phẩm điêu khắc gỗ, ngoài ra ông còn học nhiếp ảnh. Sống trong rừng cây, ông đặc biệt yêu thích các loại rêu rừng, các loại cây khổng lồ, đồng thời ông cho rằng yêu tinh có tồn tại trong các khu rừng. Trong một lần sửa chữa hàng rào cho ngôi nhà của mình ông đã gom đống dây thép cũ lại để vứt thì bỗng có một suy nghĩ loé lên trong đầu, chẳng phải những sợi dây kẽm này là một loại vật liệu rất tốt để tạo hình ư? Nó dễ dàng bẻ cong, chống mưa chống gió, dễ tạo hình, giống như “đất sét kim loại”.

Do vậy mà Robin Wight – một người rất thích những câu chuyện cổ tích đã bắt đầu tạo nên thế giới cổ tích của riêng mình từ những sợi dây thép không gỉ, các tác phẩm yêu tinh nhảy múa trên cây dương xỉ, nàng tiên thổi bồ công anh, nữ thần xinh đẹp dưới ánh mặt trời vân vân tuy được tạo ra từ dây thép nhưng dưới bàn tay nhào nặn của Robin Wight đã trở nên vô cùng uyển chuyển và sinh động.

Dây thép được uốn cong, vót mỏng tuỳ ý để tạo thành các đường nét tuyệt đẹp, mềm mại, huyền ảo. Ông sử dụng nhiều loại dây kim loại với các kiểu mẫu khác nhau quấn trên khung xương để tạo ra bắp thịt, tứ chi và da dẻ, Robin còn đặt một trái tim bằng đá bên trong mỗi nàng tiên, đôi khi còn khắc chữ lên “trái tim” này, như là một kiểu ký tên đặc biệt của ông. 

Sau khi hoàn thành tác phẩm nàng tiên thổi bồ công anh, ông vô cùng lo lắng không biết nó sẽ có phản ứng như thế nào trong trời tuyết. Ông sợ tất cả các dây thép sẽ bị vùi lấp trong đống tuyết, nhưng ông lại không biết có cách nào để cải tiến, do vậy chỉ đành chờ đến mùa đông, chờ xem kết quả thế nào. Nào ngờ, tuyết phủ trắng xóa lại đem đến một hiệu quả vượt ngoài tưởng tượng, một diện mạo mới cho bức tượng.

Ông hy vọng “có thể đạt được sự cân bằng giữa những suy nghĩ viển vông như của đứa trẻ và mỹ học của tư thế uyển chuyển nữ tính.”

You may also like

Leave a Comment