RỒI – HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA.

by admin

“Số đỏ” vẫn luôn là một trong những tác phẩm yêu thích của mình. Trong các thể loại tiểu thuyết của nền văn học Việt Nam hiện đại thì Tác phẩm lừng danh của Vũ Trọng Phụng vẫn luôn nằm trong tâm trí của mình vì cái tính đả kích, châm biếm sắc sảo của ông trước những trò lố lăng, bịp bợm của thực dân phong kiến. Đúng vậy, mình cũng đang giống Vũ Trọng Phụng – đang chứng kiến trực tiếp những cảnh bi hài, những cảnh kệch cỡm của cái thứ mà không biết nên nói là “Phát Sần Sâu” ở Việt Nam. Nó giống như một “Tang gia” vậy, vì nó đang ngầm hủy hoại được những công trình thời trang mà biết bao người khác đang xây dựng trước – hiện tại và sau này.

Vì sao ư?

Nào, quay trở lại vấn đề. Cái gì sai thì mình nhận – nhưng trong vấn đề này mình không sai. Nếu mọi người tập trung vào chủ ý “Mình phải coi chương trình, Mình phải xem quá trình như thế nào?”. Ok, có thể đây là thiếu sót của mình khi là một người đang viết về thời trang và may mắn có được sự tin tưởng của mọi người. Đáng lẽ ra mình nên theo dõi chương trình để xem là các bạn thí sinh đang làm cái gì? Nguyên nhân nó ra làm sao để có thành quả như vậy?. Để mà khách quan công nhận công sức mà các bạn thí sinh đang làm. Này là lỗi của mình, nếu phủi phui công sức của các bạn thì là một điều không nên.

Nhưng – nghe tiếp nhé!

ĐẦU TIÊN, đó là caption của BTC kia. Trong caption của BTC không hề đụng chạm gì tới việc là trong khoảng thời gian ngắn như thế nào, vật liệu như thế nào, các thí sinh phải làm gì. Mình không có thời gian theo dõi và mình tin cũng nhiều người như vậy hoặc họ không có nhu cầu. Nhìn vào caption và cách diễn giải như vậy thì ai cũng tin một điều chắc chắn rằng các thí sinh đang mang tới những outfit “Chất lượng” (Trong ngoặc kép) trong một thời gian chuẩn bị lâu dài. Thực ra mình còn chẳng biết format như thế nào. Vậy với một nền tảng nhiều người theo dõi khổng lồ như Tiktok, tiệm cận với nhiều người không hiểu và không biết hoặc đang tìm hiểu về thời trang. Họ sẽ nghĩ như thế nào? Và những comment trong post đó của mình đã diễn giải ra được điều đó. Vậy thì tình yêu với thời trang đối với những người mới có còn hay không? Hay quay đi quẩn lại vẫn là những comment cợt nhả – THứ mà mình đã quá quen thuộc trong các buổi tuần lễ thời trang Việt Nam. Phải Gồng, phải gánh, phải làm lố mới nổi tiếng?

Mình thực sự quan ngại về vấn đề đọc hiểu và phân tích của các bạn. Mình còn chưa nói gì tới các thí sinh mà các bạn như tép mùa hè, nhảy tanh tách rồi nói mình không khách quan.

THỨ HAI,

Các bạn chửi mình cũng được. Ghét mình cũng được. Mình chẳng quan tâm. Nhưng thời trang hay makeup nó cũng là cái làm đẹp cho mỗi con người. Mình tin chắc rằng các bạn thí sinh cũng đau đáu trong việc làm sao thể hiện được cái “Đẹp” của người đó. Vậy thì nếu các bạn sử dụng yếu tố “Thời gian” để biện minh cho việc đó, một phần thông cảm và hiểu cho mọi người. Nhưng ở góc nhìn của mình – “Không đẹp” thì mãi là “Không đẹp”, chứ đừng bắt mình vì yếu tố ngoại lai nào đó phải công nhận cái xấu thành cái đẹp được.

Mình biết các bạn tài năng, đang thử sức và trải nghiệm. Nên các chương trình này là 1 cơ hội để phát triển và đưa tên tuổi của mình đi lên – đó là việc chúng ta nắm bắt cơ hội, ai cũng vậy kể cả mình. Và các bạn cũng thừa biết rằng cái ngành thời trang này khắc nghiệt như thế nào. Có những thực tập sinh, những sinh viên dành cả đống thời gian để làm đồ án, làm những bộ sưu tập vẫn bị chê xấu. Có những fashion designer làm bao nhiêu năm trời làm đồ ra cũng bị chê xấu. Xấu là xấu. Các bạn thừa nhận rằng ai cũng nhìn kết quả chứ ai có nhìn quá trình đâu. Kết quả có đẹp, có ấn tượng thì người ta mới bắt đầu nhìn quá trình. Cuộc sống khắc nghiệt 1, thời trang khắc nghiệt 10.

Nếu bạn nào công kích mình rng vì thời gian mà làm đồ xấu hay đang biện minh thì mình quan ngại dùm các bạn về Áp lực trong ngành các bạn có vượt nổi không vì từ Ban Giám Khảo, Những người có chuyên môn hay chính khách hàng là những người vô cùng khó tính. Chưa cần mình phải nói gì đâu. Các bạn nên học cách xử lí vấn đề về truyền thông liên quan tới thương hiệu nhiều hơn.

VÀ TRÀO PHÚNG. ĐÂY LÀ THỨ MÌNH SẼ NÓI VỀ EKIP ĐỨNG SAU, KHÔNG PHẢI TỪ KHÁCH MỜI ĐẾN CÁC THÍ SINH

Trào phúng ở đây đó là việc khách mời tham dự. Mình nhấn mạnh một lần nữa là mình chẳng trách họ làm gì. Họ không phải người trong ngành và các bạn thí sinh cũng chẳng có quyền lựa chọn để mà làm vì nó là format của chương trình. Nhưng cái cách mà họ chọn người thể hiện “Bài thi” để đưa lên social (Thực tế nó là như thế) thì các tính “Con người” vô cùng quan trọng trong việc trình diễn thời trang.

“Người mặc đồ chứ đồ không có mặc người”

Giả dụ, nếu giả dụ người trình diễn được chọn là những model chuyên nghiệp hay chí ít những người có một thần thái tốt hơn, vóc dáng tốt hơn thì mọi người có công nhận là hiệu quả về visual sẽ tốt hơn rất nhiều không. Đằng này là một diễn viên hài với vóc dáng trung bình của 1 người đàn ông Việt Nam – một ca sĩ và 2 tiktokers. Thời trang là cho tất cả mọi người – Đúng. Nhưng nó phải phù hợp và thời trang cũng chỉ có thể che chắn được một phần để khiến họ đẹp hơn mà thôi.

Lúc nào mình cũng nhắc đi nhắc lại một công thức “Một outlook đẹp = Thần thái (Yếu tố con người) + Thời trang phù hợp với vóc dáng (Yếu tố con người) + Màu sắc + Bố cục” mà đơn giản khái niệm “Đẹp” là hoàn toàn khác nhau. Các vị khách mời nổi tiếng có thể có tài trong lĩnh vực của họ, nhưng về thời trang thì chưa chắc. Việc chọn những vị khách mời đó cũng nằm trong dự trù làm content đưa lên social nhằm click-bait. Mình cũng chẳng ngại việc mình bị nói là đang tạo drama để nói vấn đề, nhưng nó thể hiện được cho thực trang khi một đống người nổi tiếng sử dụng thời trang để làm công cụ và khiến nhiều người nghĩ lầm đó là “Đẹp”, là “Phong cách”. Cái này rất dở, rất dở và rất dở. Thế thì nhận thức về cái đẹp và thường thức về thời trang của người Việt sẽ đi tới đâu khi những người nổi tiếng đang đưa những thứ thời trang đó và nghĩ đó là “Đẹp”?

HÙNG HỒN.

Rồi, thích phân tích thì mình đá luôn vấn đề cho các bạn hiểu. Đây là một trong những minh chứng hùng hồn cho việc làm “Thời trang nhanh”. Fast fashion luôn là thứ mà chúng ta nói nhiều trong giai đoạn gần đây. Challenge “Trong 30 phút” này gần như thể hiện được khá nhiều những mặt tối của Thời trang nhanh.

Để ra một collection đẹp, một sản phẩm thời trang chất lượng – chúng ta cần thời gian, đúng không nào? Vậy thì với 30 phút, các bạn thí sinh phải “Vắt óc” để chế biến một outfit dựa trên những nguyên liệu có sẵn, những con người có sẵn (Ở đây là khách hàng) để ra thời trang. Việc sử dụng và sản xuất thời trang nhanh thực tế đã bào mòn chất xám, trí tưởng tượng hay sức làm việc của rất nhiều người. Đặc biệt là Fashion Designer trẻ.

Còn chất lượng của “Fast Fashion” như thế nào? Chúng ta xem hình cũng tự hiểu. Không thể nào kì vọng nhiều hơn vào “Fast fashion” với một chiều sâu về thời trang được. Vì đơn giản nó là “Nhanh – Gọn”. Khi mọi thứ đều nhanh thì đòi hỏi về dây chuyền sản xuất, chất liệu sẵn có hoặc chính phẩm nhưng đơn giản là độ sâu của thời trang là khá thấp. Các nhà mẫu nổi tiếng họ tốn cả năm trời để tìm tòi nghiên cứu và ra các bộ sưu tập. Việc này thì mình cảm ơn BTC đã cho thấy mặt tối của “Fast Fashion” nó như thế nào.
Tiếp theo đó là “Fast Fashion. Fast Environment. Fast Using. Fast Cycle”. Tiktok là 1 platform đẩy mọi thứ cực nhanh, đặc biệt là xu hướng. Vốn dĩ concept 30 phút đó cũng gần như tương đồng với Tiktok là 1 nền tảng short-video, mà chúng ta kì vọng gì ở những thứ ngắn ngủi có thể present được cho cả quá trình, cả công sức hay một câu chuyện về thương hiệu. Nó chỉ là bề nổi thôi. Thế nên cũng chẳng lạ lẫm gì khi mà những thứ “Nhanh” như vậy sẽ tiếp tục được phát triển trong thời gian tới.
]
Thôi thì, mong các bạn thành công dù mình biết rằng các bạn cũng không thể nào kiểm soát được mọi thứ.

Thôi thì, mong rằng khi các bạn có được tên – có được tuổi thì hãy luôn mang tinh thần “Mang đẹp tới cho mọi người”, thứ mà thời trang luôn là nhiệm vụ của nó.

Mình có thể là người đáng ghét với các bạn.

Mình có thể là người sân si.

Mình có thể là người không công nhận những gì các bạn cố gắng.
Nhưng tình yêu của mình với thời trang Việt Nam là thật.

Chúc các bạn mạnh mẽ và quyết thắng.

Thân gửi,

Trí Minh Lê.

You may also like

Leave a Comment