Sách Điện Tử làm thay đổi trải nghiệm đọc của chúng ta như thế nào? (Báo cáo dựa theo các nghiên cứu)

by admin

Trước khi bước vào những năm đầu của thập niên 90, các nghiên cứu “kết luận rằng mọi người đọc sách điện tử chậm hơn, kém chính xác hơn và thấu hiểu kém hơn là đọc trên giấy”, theo The Scientific.

Có thể nói rằng, lựa chọn đọc sách điện tử (ebook) hay sách in đã làm dấy lên nhiều cuộc tranh luận, cả trong khoa học lẫn trên bàn ăn của những người yêu sách. Bản thân là một người thích đọc Kindle, tuy nhiên, tôi không trung thành với cách đọc nào cả. Cái tôi quan tâm là việc đọc sách điện tử sẽ thay đổi cách chúng ta tương tác và đánh giá những cuốn tiểu thuyết mà ta đọc như thế nào.

Trước khi bước vào những năm đầu của thập niên 90, các nghiên cứu “kết luận rằng mọi người đọc sách điện tử chậm hơn, kém chính xác hơn và thấu hiểu kém hơn là đọc trên giấy”, theo The Scientific.

Các nghiên cứu sau đó cũng giúp xác minh điều này. Một nghiên cứu về mức độ yêu thích của trẻ em đối với sách điện tử và sách giấy, đã cho thấy “trẻ em tỏ ra thích bản in hơn” bất chấp sức hấp dẫn từ màn hình điện tử. Các bậc phụ huynh cũng nói rằng con của họ “chú ý nhiều hơn” tới sách giấy. Một nghiên cứu của Na Uy đối với học sinh lớp 10 cho thấy những học sinh đọc sách bìa mềm ghi điểm cao hơn những những học sinh đọc trên màn hình máy tính, bao gồm cả mặt thông tin lẫn nội dung câu chuyện trong bài kiểm tra sau đó.

Tại sao lại như vậy? Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến việc đọc của chúng ta?

ĐỊNH HƯỚNG VÀ THẤU HIỂU

Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy những người trưởng thành có “trí nhớ tốt hơn” về một câu chuyện kỳ bí mà họ đọc trên giấy hơn là những người đọc nó trên Kindle. Trong bài viết Sách điện tử có khiến những gì bạn đọc trở nên khó nhớ hơn không?, Nhà tâm lý học Kate Garland nói rằng trung bình những người đọc sách điện tử trong nghiên cứu trên phải đọc lại vài lần mới có thể đạt được độ hiểu ngang với những người đọc sách giấy. Trường Đại học Stavanger ở Na Uy cũng tiến hành một nghiên cứu, trong đó, 50 người đọc cùng một mẩu truyện ngắn, một nửa đọc bằng Kindle và một nửa đọc bằng bản in. Nghiên cứu này đi đến kết luận rằng “người đọc bản giấy đánh giá về mức độ đồng cảm, khả năng truyền đạt, truyền cảm, và độ mạch lạc của câu chuyện cao hơn so với những người đọc iPad”.

Đáng chú ý nhất là việc giảm khả năng liên kết các tình tiết của cuốn tiểu thuyết lại với nhau. Theo PRI, “não người hoạt động ở những vùng khác nhau khi đọc trên giấy và trên màn hình… bạn càng đọc nhiều trên màn hình, tâm trí bạn càng chuyển dần sang hướng đọc “phi tuyến tính” – một kiểu hoạt động liên quan đến những thứ như lướt màn hình hay lượn qua một một trang web.” Tờ New York Times thì viết, “mọi người đọc trên màn hình chậm hơn khoảng 20-30%”.

SỰ HIỆN HỮU VẬT LÝ CỦA CUỐN SÁCH

Tại sao chúng ta lại khó ghi nhớ thông tin khi đọc sách điện tử và tại sao phải mất nhiều lần đọc thì tốc độ hiểu của chúng ta mới cân bằng? Một số độc giả và nhà nghiên cứu cho rằng lý do nằm ở sự mỏi mắt, những người khác lại giải thích bằng tính chất vật lý của sách. Các cuộc khảo sát khác thì nhấn mạnh một nguyên lý rằng việc đọc sách điện tử sẽ làm giảm những “bất ngờ thú vị” và “cảm giác kiểm soát” đối với cuốn sách đang nằm trên tay, hay đúng hơn là trên màn hình. 

Độc giả trong những cuộc khảo sát này cho biết khó mà “lật lại” các phần hoặc các dòng của sách điện tử. Những phàn nàn về việc thiếu đi yếu tố xúc giác khi đọc cũng xuất hiện trong các nghiên cứu khác. “Cảm giác ngầm rằng bạn đang ở đâu trong cuốn sách hóa ra lại quan trọng hơn những gì bạn thường nghĩ.”

Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi mọi người cố nhớ lại vị trí của một thông tin, họ thường dựa theo “vị trí mà nó xuất hiện trong văn bản”, “bao gồm kích thước, màu sắc của đường viền, vị trí của thông tin trong trang sách cũng như vị trí của trang đó trong một xấp giấy”. Các nhà nghiên cứu “gợi ý rằng việc thiếu ‘dấu ấn của không – thời gian’ trong phiên bản sách điện tử có thể là một lời giải thích khả thi. Người đọc sách vật lý thường có thể lật lại một thông tin bất kỳ. Trong khi đó, đọc trực tuyến có xu hướng dẫn đến các chuỗi văn bản đứt đoạn và nhiều thao tác lướt.” Có thể đây chính là lý do tại sao một số đọc giả chỉ sử dụng Kindle cho việc đọc “giải trí”, còn những câu chuyện phức tạp, nhiều góc nhìn thì để dành đọc bản in.

Chẳng có gì ngạc nhiên khi những người đọc sách điện tử thường chú ý rằng họ không cảm giác được cuốn tiểu thuyết dày bao nhiêu. Hoặc, họ ngạc nhiên bởi phần phụ lục cũng được tính vào tỉ lệ phần trăm hoàn thành cuốn sách. Hoặc rằng một cuốn tiểu thuyết dường như dài lê thê hơn bởi vì đơn giản là họ không cảm giác được độ dày của nó khi ở dạng kỹ thuật số. Họ than phiền rằng họ không thể “lật” ngược lại để xem phần nội dung cũ và rất khó để theo dõi các nhân vật hay dòng sự kiện. Trong thế giới kỹ thuật số, với sự hỗ trợ của khoa học, khả năng điều hướng lại trở nên khó khăn hơn nhiều. Những người đọc kỹ thuật số có thể lướt qua một cuốn tiểu thuyết mà chẳng có một đường viền rõ ràng nào để đánh dấu.

Nhưng, chẳng lẽ việc đọc chỉ có thể xuất hiện ở thế giới thực, những chi tiết về giác quan này có thật sự quan trọng đến vậy? À, hóa ra là không.

THƯỜNG THỨC NGHỆ THUẬT: TRỰC TUYẾN VS. TRỰC TIẾP

Sự khác biệt này cũng xảy ra với việc cảm thụ nghệ thuật. Một bài luận năm 1935 của Walter Benjamin đã kết luận rằng có một “ánh hào quang” khi xem nghệ thuật trực tiếp mà bạn sẽ không có được nếu chỉ xem qua ảnh chụp của nó. Trên tờ Observer viết, “việc nhìn  trần nhà nguyện Sistine qua phim hay ảnh chụp không có tác dụng trực quan đối với người xem như khi xem bản gốc ở Vatican.

Một số người nói rằng đây là một loại phản hồi gọi là “trái tim là trên hết”. Chúng ta “thấy cảm động hơn khi nhìn nghệ thuật trực tiếp.”

Tuy nhiên, một nghiên cứu của MIT đã ghi nhận rằng những người xem nghệ thuật được phóng đại hoặc trong môi trường thực tế ảo cũng có phản ứng tương tự (nếu không muốn nói là hơn) như với tác phẩm mà họ xem trực tiếp. Cho tới bây giờ, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không rõ trong này có bao nhiêu phản ứng là do nghệ thuật, và bao nhiêu phần là do “bị kích thích quá mức bởi công nghệ mới” nên mới hình thành nên phản ứng. Và cũng không biết điều này có liên quan đến “ánh hào quang” mà Benjamin đã đề cập hay không, tờ Observer viết. Cũng giống như cách người đọc nói về sự hiện hữu vật lý của một cuốn sách, có lẽ đây chính là điều Benjamin muốn nói. “Hào quang” cũng là một loại nghệ thuật với những trải nghiệm giác quan được thêm vào.

XEM PHIM: TẠI RẠP VÀ TẠI NHÀ

Gần đây hơn có lẽ là cuộc thảo luận về nhu cầu xem phim tại nhà bỗng nổi lên khi dịch bệnh buộc nhiều bộ phim rạp phải chuyển qua chiếu mạng. Một số người cho rằng đó là lý do khiến nhiều bộ phim bị đánh giá thấp hơn.

Một nghiên cứu được công bố trên tờ American Psychological Association năm 2019, trong đó những người tham gia lần lượt xem phim tại nhà và ở rạp, được chia thành 2 nhóm thứ tự khác nhau, sau đó đánh giá trải nghiệm. Kết quả họ cảm thấy “xem một bộ phim lần đầu trong rạp có vẻ nâng cao tính điện ảnh, hiệu quả thị giác so với việc xem cùng bộ phim đó tại nhà.” Bản thân rạp chiếu phim cũng cho thấy chức năng “làm tăng tính điện ảnh liên quan đến cảm xúc thị giác,” dẫn đến xếp hạng phim “cao hơn 1 điểm” trên hệ thống xếp hạng của thí nghiệm.

Về phần lý luận, nghiên cứu đưa ra khái niệm về “căn phòng tối” (dark cube). Trong bóng tối rộng lớn và lạnh lẽo, người xem thoát khỏi những gián đoạn từ thế giới bên ngoài. Bản thân rạp phim cũng yêu cầu người xem tắt chuông điện thoại, và những người không tuân thủ chắc hẳn sẽ bị cả rạp khinh thường. Đó cũng là một “trải nghiệm xã hội” khi xem phim. Ngoài ra, một điều chắc chắn là công nghệ chiếu phim ở rạp luôn ăn đứt các thiết bị chiếu phim tại nhà. 

Nữ diễn viên Charlize Theron nói cô “tin có điều kỳ diệu nào đó trong một căn phòng đầy người lạ mà bạn không thể tái hiện điều đó ở nhà, hoặc trên máy bay hay tàu điện ngầm”. Martin Scorsese trong bài luận gần đây về “điều kỳ diệu đã mất của điện ảnh” đã chỉ ra rằng “chất điện ảnh chiếm phần lớn hơn nhiều so với nội dung, và sẽ luôn là như vậy”.

Như Benjamin đã nói về “ánh hào quang” và cảm giác thiếu đi “sự hiện hữu”, phim cũng vậy, nó không chỉ là những phân cảnh. Việc bạn đang ở đâu, đang ở cùng ai và điều gì có thể làm bạn phân tâm… cũng là cả một vấn đề.

KHẢ NĂNG SỬ DỤNG VÀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN

Trong khi một nghiên cứu cho thấy “học sinh trung học dùng máy tính bảng đọc nhanh hơn, nhưng mức độ hiểu thì ngang với khi đọc giấy” và trong một thí nghiệm khác, Curling Up With a Good E-Bbook (tạm dịch: Cuộn tròn cùng một cuốn ebook hay) tiết lộ rằng “không có sự khác biệt” trong trí nhớ khi các bà mẹ và trẻ em đọc sách giấy và điện tử (dù họ có sự tương tác, cảm xúc và tư thế thoải mái hơn với sách giấy), những mặt tích cực của việc đọc sách điện tử được thể hiện rõ nhất bởi tính năng tiếp cận và công năng của chúng”. Một nghiên cứu tập trung vào các ưu điểm của sách điện tử đối với người học kém hoặc bị hạn chế trong học tập là một trường hợp đáng chú ý. Nó cho thấy những học sinh mắc chứng khó đọc “thể hiện kém hơn” khi đọc sách giấy, trong khi việc đọc trên iPad lại giúp họ “cải thiện kỹ năng giải mã và lĩnh hội”. Một nghiên cứu năm 2013 “đưa ra kết luận rằng những người mắc chứng khó đọc sử dụng sách điện tử dễ hơn là dùng sách giấy”.

Đối với những ai học ngoại ngữ, “các thiết bị như Kindle Touch đã thay đổi hoàn toàn và cách mạng hóa trải nghiệm đọc cho bất kỳ ai từng một lần cố gắng đọc sách bằng ngôn ngữ khác. Học sinh đánh giá cao thực tế rằng “họ không cần phải rời mắt khỏi màn hình; trong nhiều trường hợp, nó hầu như không làm gián đoạn trải nghiệm đọc. Đó là một bước nhảy vọt so với ngành nghiên cứu ngôn ngữ thời xưa, khi mà việc tra cứu một từ lạ sẽ đòi hỏi sự tập trung của bản ít nhất từ một đến hai phút để đặt cuốn sách xuống, nhặt từ điển lên, và tra từ. Tính năng tra từ mới ở thời điểm hiện tại quả thật là một cuộc cách mạng, ngay cả đối với những người đọc sách điện tử bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Bạn chẳng mất một giây nào để rời mắt khỏi màn hình cả. 

CÓ THÊM KHÁN GIẢ

Tính năng bổ sung của Goodreads (cho phép người đọc sách điện tử chia sẻ ngay lập tức những ghi chú của họ) đã mở ra thời đại đọc cùng khán giả. Những câu hỏi bạn từng viết nguệch ngoạc bên lề bây giờ đã trở thành bình luận cho tất cả những người theo dõi bạn xem. Goodreads thậm chí còn giới thiệu các dòng highlight và ghi chú hay của người đọc. Chắc hẳn bạn cũng thấy được tính năng này đã cho khán giả tham gia vào hoạt động thường được cho là mang tính cá nhân: việc đọc (và tiêu hóa) sách. Thông thường, độc giả cũng xem lại các chú thích của họ, như thể, chỉ riêng con số chú thích cũng chứng minh được họ đã hứng thú như thế nào.

TRÒ CHƠI CỦA NHỮNG CON SỐ

Người đọc trên Goodreads thường tham khảo những con số được hiển thị trên giao diện điện tử. Họ sẽ biết mình ngừng đọc ở phần trăm thứ bao nhiêu của cuốn sách, hoặc biết được chính xác thời điểm một cú twist được tiết lộ. Trên thực tế, người đọc thường nhận thức được một trong những lý do họ hứng thú với sách điện tử là vì những con số trên.

Những người đọc sách điện tử cũng thường để ý xem “số trang còn lại” hay “thời gian còn lại” ở cuối màn hình. Độc giả nói rằng khi họ liếc xuống con số này trong lúc đọc, nó tạo thêm áp lực khiến họ muốn hoàn thành cuốn sách nhanh hơn. Thường được đề cập đến còn có thời lượng pin của máy đọc sách. Nếu một chiếc Kindle “chết” trên tay bạn trong lúc đang đọc dở dang một cuốn sách thì đó chính là lời khen rõ ràng nhất. Một lần nữa, nếu bạn phải đọc trong lúc máy đang sạc, đây cũng là một minh chứng cho chất lượng của cuốn sách. Tôi cho rằng điều này tương đương với việc thức cả đêm để đọc cho xong một cuốn sách hay.

Tính năng tìm kiếm cũng cho phép người đọc tham khảo số lần một từ hoặc một cụm từ xuất hiện. Các bài review sách điện tử về tác phẩm “House of Earth and Blood” (tạm dịch: Ngôi nhà của Đất và Máu, tác giả Sarah J. Maas) đề cập đến số lượng chính xác các từ tục tĩu xuất hiện. Không còn hài lòng với những gì chung chung, thay vào đó, người đọc ngày nay có thể tìm được con số chính xác để chứng minh cho nhận định của họ.

Có lẽ, nếu không có “căn phòng tối” của bản thân, thì những gián đoạn đến từ những con số này sẽ thay đổi nhận thức của bạn. Một nghiên cứu tập trung “vào thái độ của con người đối với các loại phương tiện truyền thông khác nhau” cho thấy “dù họ có nhận ra điều đó hay không, nhiều người tiếp cận với máy tính và máy tính bảng với tâm trí không có lợi cho việc học.”

Đọc sách đã trở thành một cuộc đua của những con số.

Nói vậy không có nghĩa là ngày nay việc đọc sách điện tử thì tốt hơn hay tệ hơn, nó chỉ đơn giản là khác biệt. Và cách chúng ta cảm nhận về chúng cũng khác nhau.

Thanh Trần | Bookriot.com

You may also like

Leave a Comment