Sẽ ra sao nếu một nhà mạng lớn bị sập ở quốc gia phát triển?

by admin

Vào khoảng 9 giờ sáng ngày 8/7, Rogers – ông trùm viễn thông lớn nhất Canada đã bị sập mạng trên phạm vi toàn quốc dẫn đến rất nhiều sự bất tiện cho người dân lẫn chính phủ. Điều đáng nói là đại diện của Rogers hoàn toàn không biết hiện tại có bao nhiêu khách hàng bị ảnh hưởng, khi nào mọi thứ hoạt động trở lại và điều gì đã xảy ra với hạ tầng của họ.
https://www.youtube.com/watch?v=MYfRZZaPrC0

  1. Hệ thống ngân hàng và thanh toán : Canada là một trong những nước tiên phong về việc dùng thẻ ngân hàng để thanh toán, hầu hết mọi người đều dùng thẻ, rất hiếm khi dùng tiền mặt. Có 3 hệ thống xử lí thanh toán ở Canada (Interac, Visa và MasterCard) và Interac – có trên rất rất nhiều thẻ debit và interac e-transfer (phương thức chuyển tiền phổ biến nhất Canada) bị ảnh hưởng trong vụ việc lần này khiến dân tình chao đảo và phải dùng thẻ credit hoặc tiền mặt. Tuy nhiên hệ thống ngân hàng ngay lúc này cũng bị ảnh hưởng và nhiều người không thể dùng app ngân hàng hoặc nếu có cũng chập chờn như không thể vào mục credit card để xem thông tin tài khoản. ATM thì không hoạt động, người dân thì hiếm khi mang theo tiền mặt khiến cho việc lấy tiền mặt trở nên khó khăn hơn.
  2. Hệ thống viễn thông: Hầu hết mọi người ở Canada đều dùng sim chính chủ và chỉ có một SIM vì giá cước của các nhà mạng (thực ra chỉ có 3 nhà mạng nắm giữ thị trường nhờ chính phủ tạo điều kiện để “monopoly”, không có cạnh tranh từ nước ngoài và các công ty khác) tăng đều, tăng cùng nhau và cao đến mức kinh tởm. Riêng Roger đã chiếm miếng bánh thị phần hơn 30% (số liệu năm 2019 trên https://www.statista.com/statistics/481078/rogers-communications-wireless-subscribers/) nghĩa là khi Rogers sập mạng, có thể gần 1/3 dân số không thể gọi điện, dùng mạng di động (cái này mình không dám chắc vì không có thông tin gì về việc toàn bộ khách hàng Rogers bị ảnh hưởng và đại diện của Rogers cũng chả biết là có bao nhiêu thuê bao bị). Mạng ở nhà mà dùng Rogers hoặc hãng khác dùng chung hạ tầng thì cũng tèo luôn. Các công ty con của Roger cung cấp dịch vụ viễn thông như Fido, Chatr, Teksavvy,… cũng tèo.
  3. Các hoạt động chính phủ và dịch vụ công cộng: đáng kể đến nhất là 911. Theo lí thuyết thì không cần SIM bạn vẫn có thể gọi 911 nhưng vấn đề là 911 lại cần hạ tầng của Rogers để hoạt động nên…sống chết có số. Các dịch vụ khác cũng bị ảnh hưởng như hệ thống thanh toán trên các phương tiện công cộng, sở thuế, khu vực làm hộ chiếu, Service Canada (quản lí thông tin về bảo hiểm lao động, quỹ hưu trí, kế hoạch hưu bổng,…), buzzer system (hệ thống thông báo quốc gia. Ví dụ có 1 đứa trẻ bị lạc, tội phạm bỏ trốn hay có bão lũ thì điện thoại mọi người đồng loạt rung/kêu và hiện lên thông báo bất kể là dùng mạng gì, đang dùng gì trên điện thoại, các thông báo có mã màu thể hiện mức độ quan trọng) và rất nhiều dịch vụ chính phủ khác.

Các nhà mạng đều có hệ thống phòng hờ khi trường hợp xấu xảy ra nhưng không biết tại sao lần này Rogers lại bị như thế này. Đến cả Vice President của họ còn không biết thì làm sao mình biết được. Hóng tiếp thôi.
https://www.theverge.com/2022/7/8/23199945/rogers-down-outage-internet-issues911-canada

You may also like

Leave a Comment