SỐ ĐÔNG CÓ PHẢI LÀ CHÂN LÝ VÀ SỰ THẬT?

by admin

Câu trả lời cho điều này tất nhiên khá đơn giản. Số đông chưa chắc đã đúng, và thiểu số thì chưa chắc đã sai. Không phải cứ điều gì được nhiều người đồng ý và công nhận thì nó cũng là sự thật và chân lý. 

.

Để lập luận cho điều này. Các nhà lập pháp phương tây đưa ra 2 ví dụ: 

Ví dụ 1: Nếu số đông là đúng thì giờ này “mặt trời vẫn quay quanh trái đất”. 

Galileo là người ủng hộ cho thuyết nhật tâm, cho rằng trái đất quanh xung quanh mặt trời. Nó bị nhiều người phản đối, nhất là những người cuồng tín công giáo thời bấy giờ. Sau này chính vì nhận định khoa học này. Ông đã bị số đông hắt hủi và quản thúc tại gia cho đến khi qua đời. 

.

Ở đây số đông chưa chắc đã sai và thiểu số là Gallieo đã đúng. Tại đây, sự thật và chân lý phụ thuộc vào lập luận, lý lẽ, logic khách quan và FACT chứ không phải là số đông. 

.

Các nhà lập pháp phương tây tiếp tục lập luận về sự nguy hiểm của số đông và sự nguy hiểm khi dựa trên quá bán. 

.

Ví dụ: Có 5 người A, B, C, D, E chia 100 đồng tiền. Sẽ công bằng nếu mỗi người được chia 20 đồng. 

Thế nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu kết quả dựa trên số đông quá bán?

Thằng A lãnh đạo sẽ đứng lên chia tiền. Hắn chia cho B và C mỗi thằng 21 đồng. Còn hắn cầm 58 đồng còn lại. Không chia đồng nào cho D và E. 

.

Và vì B và C được chia hơn 1 đồng so với cách chia công bằng. 2 người này sẽ đồng ý. Thêm 1 phiếu của A là đủ 3/5 phiếu. Kết quả được thông qua. 

Đây chính là sự nguy hiểm của số đông quá bán. Khi mà lợi ích của phe thiểu số là D và E không hề được đảm bảo. 

.

Các nhà lập pháp phương tây lập luận rằng: Dân chủ là khi nghe theo số đông, nhưng phải ĐẢM BẢO LỢI ÍCH CỦA THIỂU SỐ. 

.

Một trong những ví dụ cho sai lầm của cách vận hành dân chủ thuần túy chính là Brexit. Khi mà 51% đồng ý Anh ra khỏi liên minh châu Âu EU, trong khi 49% yêu cầu ở lại. Và bởi vì 51% quá bán, thế nên Brexit được thông qua. Thế nhưng điều này lại vi phạm lợi ích của 49% người dân còn lại. 

Nhiều nhà lập pháp trên thế giới cho rằng đây ko phải là dân chủ. 

.

Vậy làm thế nào để hạn chế sự nguy hiểm của số đông quá bán??

.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ thời kì khai quốc đã có một trong những ý tưởng thiên tài mà vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Đó là tạo ra quốc hội gồm Thượng Viện và Hạ Viện. 

.

– Thượng Viện: Mỗi một bang có 2 ghế trong thượng viện, bất kể dân của bang đó đông hay ít. 

Ví dụ: Bang California dân đông cũng chỉ có 2 ghế thượng nghị sĩ bằng với bang ít dân là Hawaii.

.

– Hạ Viện: Số lượng ghế trong hạ viện thì lại phụ thuộc vào dân số của bang đó. Bang nào đông dân thì nhiều ghế, bang nào ít dân thì ít ghế. 

Ví dụ: Bang California đông dân có 45 ghế trong hạ viện, Bang Hawaii ít dân chỉ có 7 ghế trong hạ viện. 

.

– Những quyết sách muốn thông qua phải được sự đồng thuận của cả Thượng Viện và Hạ Viện. 

.

Tại sao phải cần tới 2 viện làm gì. Sao ko làm một viện cho đơn giản?? 

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ lập luận rằng, sự tồn tại của 2 viện giúp cho cán cân quyết định trở nên công bằng và đảm bảo lợi ích của phe thiểu số khi vận hành dân chủ.

.

Trong lịch sử Hoa Kỳ rất nhiều các trường hợp xảy ra mà chính nhờ mô hình thượng viên và hạ viện, các quyết định được thông qua nghe theo số đông nhưng vẫn đảm bảo được lợi ích của thiểu số. 

.

Ví dụ: Có một bang lớn đông dân, họ lập luận rằng vì họ đông dân nên họ muốn xây đập chặn nguồn nước từ đầu nguồn lại để sử dụng. 

Điều đó khiến cho các bang nhỏ ở dưới nguồn bị thiếu hụt nước. Các bang nhỏ ko chấp nhận xây đập chặn nguồn nước từ đầu nguồn.

Thế là xảy ra tranh chấp. 

Trong khi bang lớn thì khăng khăng làm vậy. 

.

Khi quyết định này được trình lên Thượng Viện và Hạ Viện. Hiệu quả của mô hình hai viện được phát huy. 

.

–  Vì “bang đông dân” chiếm nhiều ghế ở Hạ Viện, họ dễ dàng thông qua quyết định xây đập này. 

– Thế nhưng khi lên đến thượng viện, kết quả này bị từ chối do số lượng ghế của “bang đông dân” chỉ có 2 ghế. Trong khi “các bang ít dân” ở hạ nguồn thì mỗi thằng có 2 ghế nên chiếm áp đảo số ghế của “bang đông dân”, thượng viện từ chối quyết định xây đập. 

Kết quả là: Để đảm bảo lợi ích của các bang ít dân dưới hạ nguồn. 

Đập vẫn được xây để tích trữ nước thế nhưng bang đông dân phải hỗ trợ các bang ít dân ở dưới hạ nguồn lương thực, hoa màu để bù lại cho lượng nước mất đi do xây đập. 

.

Chính nhờ có cán cân thượng viện và hạ viện. Quyết định xây đập vẫn được thông qua và lợi ích của các bang thiểu số dưới nguồn vẫn được đảm bảo do được hỗ trợ lương thực và hoa màu để bù lại. 

Nếu không có mô hình thượng viện và hạ viện kiểm soát quyền lực của số đông quá bán, lợi ích phe thiểu số các bang dưới hạ nguồn đã ko được đảm bảo. 

.

Mô hình thượng viện và hạ viện này đã nhiều lần giúp các quyết sách của Hoa Kỳ trở nên cân bằng và hiệu quả hơn. 

.

Thế mới thấy tầm nhìn và tư duy thiên tài của các nhà lập pháp phương tây như thế nào. Không giống như ở đâu đó toàn nghị gật. 

P/s: Bài viết về bồi thẩm đoàn lần trước đã thu hút rất nhiều ý kiến đóng góp của các thành viên trong cộng đồng. Nhờ có những ý kiến đó, các lập luận hợp lý dần dần được sáng tỏ. Mọi người đều học hỏi kiến thức lẫn nhau và cùng phát triển. 

Hãy tranh luận một cách văn minh, cố gắng sử dụng lập luận logic, lý lẽ và FACT. Hạn chế công kích cá nhân và ngụy biện nhé.

Với quan điểm của.mình thì bất cứ nền lập pháp nào đều có nhưng lỗ hổng và bê bối và thời gian sẽ khiến cho khiếm khuyết đó lộ ra. Dân chủ là phải theo số đông và bảo vệ quyền của số ít. Tuy nhiên tôi không đồng ý lập luận của chủ tus về sự cân bằng. Hiệu quả thì có thể có nhưng có rất nhiều quyết định mà người dân không hề biết cho đến khi vở lỡ, ví dụ như bê bối Iran Contra năm 1986. Với quan điểm của một người nghiên cứu thì hệ thống lập pháp của các nước đều phải cần hoàn thiện hơn. Bạn có thể tìm đọc cuốn Mặt Trái Hệ Thống Chính Trị Hoa Kỳ: The Dark Side of the American System để kiểm chúng cmt này của tôi.

You may also like

Leave a Comment