SỐNG KHÔNG ĐỒNG CẢM – TÂM LÝ CỦA NHỮNG KẺ GI.ẾT NGƯỜI HÀNG LOẠT

by admin

Thuật ngữ kẻ giết người hàng loạt (serial killer) được cho là xuất phát từ đặc vụ FBI Robert Ressler trong những năm 1970, với từ 3 nạn nhân trở lên trong giai đoạn hơn 30 ngày.

Thường thì các nạn nhân không quen biết kẻ giết người, vậy nên các vụ mưu sát sẽ mang yếu tố ngẫu nhiên. Và câu hỏi mà tất cả chúng ta mong muốn giải đáp là nguyên nhân nào đã hình thành những kẻ sát nhân hàng loạt, liệu nó liên quan đến gen hay do chính những tác động xã hội đã ảnh hưởng đến họ?

1. Bị mất sự đồng cảm với cuộc sống

Những nghiên cứu về bộ não của những kẻ sát nhân hàng loạt đã chỉ ra rằng những tên này thực tế có phần não phát triển bất thường khiến cho chúng trở thành sát nhân máu lạnh. Chính điều này khiến họ không hề có bất cứ cảm xúc gì về tội ác của mình, với họ các nạn nhân chỉ là đồ vật thông thường chứ không phải con người.

Điển hình là, Jeffrey Dahmer, hắn tin rằng việc ăn thịt các nạn nhân sẽ giúp người chết sống mãi bên trong hắn. Jeffrey có nhiều cách hành hạ nạn nhân để thỏa mãn dục vọng bệnh hoạn, thay vì kết liễu con mồi, hắn đục một lỗ nhỏ trên trán nạn nhân và đổ một ít thủy ngân vào đó khiến cho nạn nhân phải quằn quại gần 2 ngày trước khi bỏ mạng.

Đặc điểm lớn nhất trong tính cách của gã là là thiếu khả năng đồng cảm, không thể trải nghiệm cảm xúc như người bình thường, tâm lý bất ổn và coi mục tiêu là đối tượng thỏa mãn dục vọng, ham muốn thao túng và kiểm soát sinh mệnh hoặc muốn đóng vai quan tòa.

2. Mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Những tên sát nhân hàng loạt thường mắc rối loạn nhân cách chống lại xã hội, họ có bề ngoài dễ gần, lịch sự, có khả năng giao tiếp nhưng ẩn sâu bên trong là con người tàn độc. Một trong những tên tội phạm nguy hiểm và giỏi ngụy trang khét tiếng ở Mỹ chính là John Gacy – ác mộng của những kẻ đồng tính. Gã tự gọi mình là “Người nhện” bởi không con mồi nào thoát khỏi tấm lưới mà hắn đã dệt. Gã giết 33 người, dụ dỗ trai trẻ, thực hiện tấn công tình dục, siết cổ nạn nhân đến chết bằng dây thừng.

Gã rất giỏi ngụy trang. Vì vậy, những vụ giết người liên tiếp của gã mới không bị lực lượng chức năng phát hiện. Chính điều này càng làm hung thủ trở nên ngông nghênh và mất đạo đức hơn. Trong cuộc sống xã hội, hắn thường hóa trang thành chú hề để đến thăm trẻ nhỏ trong bệnh viện, tự tổ chức những bữa tiệc cộng đồng hoặc giúp hàng xóm sửa chữa đồ đạc. Trên thực tế, tất cả đều là vỏ bọc của kẻ giết người. Ngay cả khi có một vụ án mạng xảy ra trong khu vực, cảnh sát cũng sẽ không dồn sự nghi ngờ vào “quý ông tốt bụng” này.

Các chuyên gia lập hồ sơ tội phạm cho rằng, nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự hình thành của tội phạm giết người hàng loạt là bối cảnh gia đình và tuổi thơ không trọn vẹn. Chịu nhiều kích thích do bị bạo hành tâm lý, xâm hại, bạn bè cười nhạo và cô lập khiến nỗi căm hận trong lòng hung thủ lớn dần theo năm tháng. Kết quả, họ chỉ có thể trốn trong thế giới do chính mình tạo ra, ảo tưởng về việc được tôn trọng và nắm quyền kiểm soát. Đây cũng là khuôn mẫu phạm tội phổ biến, tội phạm nhận thức được hành động của mình là sai trái nhưng không thể dừng lại vì quá phấn khích và kích động, thậm chí còn không cảm thấy tội lỗi.

Không có ai sinh ra đã là tội phạm, tâm lý phạm tội cũng không thể hình thành trong một khoảng thời gian ngắn. Cuốn sách “Tâm lý học tội phạm phác họa chân dung kẻ phạm tội” không chỉ miêu tả lại những tội ác rùng rợn mà còn nó còn miêu tả sâu sắc và khách quan về tâm lý của tên tội phạm nguy hiểm nhất thế giới qua từng thời kì.

Nguồn: Tâm lý học tội phạm

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'TÂMLÝHỌCTỘI PHẠM SỐNG KHÔNG ĐỒNG CẢM TÂM LÝ CỦA NHỮNG KẺ GI.ẾT NGƯỜI HÀNG LOẠT @tamlyhoctoipham@'

You may also like

Leave a Comment